Khám phá bên trong bát mì có giá năm trăm nghìn đồng tại Nhật Bản
Những ai đã bỏ tiền ra và thưởng thức bát ramen với giá không tưởng này đều để lại một cảm nhận chung, bát mì xứng đáng với mức giá như vậy.
Nằm trong một con hẻm hẹp ở khu phố Ginza, một trong những quận giàu có nhất của Tokyo, Maishi là nhà hàng mới được mở cửa vào tháng 4. Bước vào quán, ngay từ lúc mở menu, bạn sẽ không tránh khỏi bị choáng vì mức giá đặc biệt của các món ăn. Ramen tại quán có giá thấp nhất là 1000 yen, ngang bằng với loại ramen đắt đỏ nhất tại các nhà hàng khác.
Với 1000 yen, tại Maishi, bạn sẽ được phục vụ bát ramen với nước dùng cá tráp biển truyền thống, đi kèm với một lát gà nướng kiểu chashu. Nhưng “ngôi sao” của quán chính là món mì Uni Sanshumori Tai với mức giá không tưởng, 2500 yen/ bát, số tiền đủ cho một nhóm 5 – 6 người ăn mì thỏa thích.
Nhiều người sẽ tưởng mình nhầm lẫn gì khi đọc menu của quán.
Vậy tại sao nó lại đắt đỏ như vậy?
Bí mật nằm ở nguyên liệu làm ra nó. Bát mì Uni Sanshumori Tai được làm từ nước dùng của cá tráp biển ăn cùng với 3 loại nhím biển (cầu gai) khác nhau. Nhím biển, hay còn được gọi là uni trong tiếng Nhật, là một trong những món ăn được cho là ngon nhất trong các loài hải sản Nhật Bản. Không chỉ đắt tiền, mà loại nhím biển còn mất rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để có thể chế biến và nấu nướng.
Những ai đã bỏ tiền ra và thưởng thức bát ramen với giá không tưởng này đều để lại một cảm nhận chung về việc bát mì xứng đáng với mức giá như vậy. 3 loại nhím biển nổi lên giữa bát như một hòn đảo, bao xung quanh là nước dùng màu hổ phách và một loại nước sốt đặc biệt ngon.
Video đang HOT
Nước dùng cá tráp được nêm đậm đà, đậm chất của loại nước dùng ramen truyền thống của Nhật, nhưng cũng chỉ để làm nền cho vị ngọt ngào của 3 loại thịt nhím biển lan tỏa ra trong miệng, mỗi một lần cắn lại như một bữa tiệc hương vị đang diễn ra ở ngay trong miệng.
Không chỉ vì hương vị, mà bát mì ramen còn đắt đỏ bởi vì sự dinh dưỡng của nó. Cầu gai còn được mệnh danh là “nhân sâm của biển” vì sự bổ dưỡng của nó với nhiều protein, các loại vitamin A, B2, B1, chất béo và nhiều nguyên tố vi lượng khác, đặc biệt là kẽm vốn dễ hấp thụ, là “tác nhân” giúp cánh mày râu được cường tráng.
Nhím biển tác dụng bổ dương, bồi bổ dùng cho những người có thể trạng yếu, tăng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn kèm với bát ramen còn có gà chashu và một bát măng menma, bổ sung thêm hương vị và dinh dưỡng cho bữa ăn của bạn. (Nguồn Sugoi)
Theo 24h
Món mì cay nhất Tokyo khiến thực khách vừa ăn vừa khóc
Makoto Shirane, Vua Ramen tự xưng làm món mì ramen ngon nhất ở Tokyo. Đó là món mỳ có nước sốt đỏ đặc trưng của nhà hàng Mouko Tanmen Nakamoto, một bát mỳ đỏ rực và ngay khi bạn nếm thứ miếng đầu tiên đã thấy cổ họng như bốc lửa. Món mì được đặt biệt danh là "huyền thoại mỳ cay nhất thành phố".
Trong hơn 20 năm, Shirane, chủ sở hữu của nhà hàng Mouko Tanmen Nakamoto ở Tokyo, Nhật Bản, đã mang đến cho ramen một gia vị đầy hương vị độc đáo, chế tạo một bát mì bốc lửa đã trở thành huyền thoại là loại ramen cay nhất thành phố.
Các các bát mì ramen của ông được biết đến với sự pha trộn mạnh mẽ của các loại gia vị đặc biệt cay này.
"Mọi người thường đùa rằng chính những món ăn yêu thíchđã tạo nên một phần thân thể của họ. Tôi có thể là 68 % nước, và là 32 % chính là mì", Makoto Shirane, Vua Ramen của Nhật Bản chia sẻ đồng thời ông khẳng định ramen là một trong những tinh thần của người Nhật Bản .
Shirane học nghề của mình từ người tiền nhiệm, ông Nakamoto "Tôi tin rằng, đối với người Nhật, ramen là một phần của chính linh hồn họ," ông nói. "Ramen giống như một cộng đồng, khi các thành phần - con người - là của riêng họ, chúng không có ý nghĩa gì cả nhưng khi cùng ở bên nhau, họ trở thành thứ gì đó thật đặc biệt. "
Shirane mở quán mì ramen Mouko Tanmen Nakamoto ở Tokyo đã trở thành món mỳ cay hàng đầu của thành phố. Lâu trước khi Shirane mở cửa hàng, anh thường xuyên ở Nakamoto Ramen, nơi sinh của món ăn bốc lửa này. Nhà hàng mở cửa vào những năm 1960 và phát triển rất tốt, nhưng nó đóng cửa vào những năm 90 khi sức khỏe của bếp trưởng Nakamoto yếu đi.
Đến nay công thức cho ramen cay không thay đổi so với bản gốc của "Tôi đã mơ về ramen khoảng ba tháng sau khi nó đóng cửa," Shirane nói. "Tôi bắt đầu tự hỏi liệu mình có thể tự làm được không." Shirane nhớ lại rằng bát mỳ ở Nakamoto Ramen với mì xoăn, trộn với ớt đỏ, ngập trong nước dùng đã đun sôi trong nhiều giờ - một món súp màu đỏ tươi ngon tuyệt.
Bị thúc đẩy bởi việc thiếu ramen cay trong cuộc đời của mình, Shirane cầu xin Nakamoto cho công thức sáng tạo nổi tiếng của mình. Nakamoto giúp Shirane thực hiện được giấc mơ của mình, dạy cho anh tất cả những bí mật và sự hiểu biết sâu rộng về ramen. Hiện Shirane đã mở cửa lại nhà hàng cùng 10 địa điểm khác - chỉ một năm sau khi Nakamoto Ramen đóng cửa.
Mọi người thường ra khỏi nhà hàng với đôi má đỏ bừng, nước mắt vẫn chảy dài trên khuôn mặt của họ bởi thứ gia vị dữ dội của món mì cay. Và họ vẫn tiếp tục quay lại để tìm thưởng thức chúng. Hai mươi năm sau khi Mouko Tanmen Nakamoto mở cửa, mọi người từ khắp nơi trên thế giới vẫn đổ xô đến nhà hàng để được trải nghiệm với món mỳ vô song này.
Theo 24h
Ai là fan của Shin (cậu bé bút chì) thì nhất định không thể bỏ qua nhà hàng đặc biệt ở Nhật Bản này Một nhà hàng dành riêng cho những ai yêu thích nhân vật hoạt hình Shin "bút chì" với các món ăn được lấy cảm hứng từ bộ truyện tranh nổi tiếng. Với những người yêu thích bộ truyện tranh nổi tiếng Shin: Cậu Bé Bút Chì thì chắc chắn không thể bỏ qua nhà hàng Crayon Shin-chan khi có dịp ghé chơi Nhật...