Khám phá 4 lợi ích tuyệt vời của sữa non cho trẻ sơ sinh
Những lợi ích tuyệt vời của sữa non dành cho trẻ sơ sinh bao gồm tăng cường đề kháng tự nhiên, phát triển não bộ, giúp con tăng cân ổn định…
Nguyên nhân là bởi thành phần sữa non giàu vitamin và các dưỡng chất thiết yếu khác.
1. Sữa non là gì?
Sữa non là phần sữa đầu được tạo ra khi người mẹ mang thai từ 7 tháng trở lên. Theo đó, các hormone thai kỳ (chẳng hạn như Progesterone) do nhau thai sản xuất sẽ thúc đẩy cơ thể mẹ bắt đầu tạo sữa non từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 18 của thai kỳ.
Sau khi sinh con, nhau thai sẽ tách ra khỏi tử cung. Khi không còn nhau thai, nồng độ Progesterone sẽ bắt đầu suy giảm. Điều này sẽ gửi tín hiệu đến ngực của mẹ để bắt đầu quá trình tiết sữa.
Sữa non có màu trắng đục, màu cam, màu vàng, màu vàng nhạt hoặc trong suốt, kết cấu đặc và hơi dính. Thành phần sữa non bao gồm các vitamin A, E, B2, B3, K,… và các dưỡng chất thiết yếu khác.
Trong sữa non gồm nhiều dưỡng chất quý giá, cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Theo nhiều nghiên cứu, sữa non có giá trị dinh dưỡng nhiều gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp (sữa tiết ra từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 sau sinh) và sữa trưởng thành (sữa tiết ra từ ngày thứ 11 trở đi sau sinh).
2. Bật mí những lợi ích tuyệt vời của sữa non cho bé sơ sinh
Mặc dù có số lượng rất ít, tuy nhiên sữa non lại có giá trị dinh dưỡng cao và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Thứ nhất, sữa non giúp bé tăng cường miễn dịch tự nhiên. Hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời vô cùng non yếu nên rất dễ bị vi rút và vi khuẩn gây các bệnh như sởi, tiêu chảy, các vấn đề về đường hô hấp,… tấn công. Trong sữa non có chứa các tế bào bạch cầu, giúp tạo ra kháng thể Immunoglobulin A (IgA). Bên cạnh đó, sữa non còn rất giàu Lactoferrin – loại Protein có tác dụng chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
Video đang HOT
Sữa non được ví như “vắc – xin tự nhiên”, giúp bảo vệ con trước những tác nhân gây bệnh trong những năm đầu đời.
Thứ hai, sữa non rất giàu Ganglioside. Đây là nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cấu trúc não của trẻ. Chính vì thế, bổ sung sữa non cho trẻ sơ sinh sẽ giúp con phát triển trí não sớm.
Thứ ba, sữa non có hàm lượng Lactose thấp nên giúp trẻ sơ sinh dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì thế, sữa non còn giúp tăng cân cho trẻ sơ sinh tự nhiên.
Cuối cùng, sữa non còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích trẻ bài tiết ra phân xu để đào thải Bilirubin dư thừa. Vì thế giúp ngăn ngừa được bệnh vàng da, mẫn cảm và dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh.
3. Lưu ý gì khi sử dụng sữa non cho trẻ sơ sinh?
Do sữa non sở hữu nhiều lợi ích tuyệt vời nên không ít mẹ đã cố gắng vắt sữa non trong thai kỳ để dự trữ cho trẻ bú dần. Tuy nhiên, sữa non chỉ phát huy công dụng tốt nhất khi mẹ cho trẻ bú trực tiếp trong khoảng thời gian sớm nhất sau sinh. Sau khi rời khỏi cơ thể mẹ trong một thời gian, dưới sự ảnh hưởng của môi trường thì chất lượng sữa non không còn được đảm bảo. Hơn thế nữa, việc việc kích thích tuyến sữa khi mang thai gây co bóp tử cung, dẫn đến tình trạng sinh non.
Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, khoảng 30 phút đến 6 giờ sau khi sinh (tùy theo mẹ sinh thường hay sinh mổ). Điều này không chỉ giúp con nhận được đầy đủ dinh dưỡng trong sữa non, mà còn giúp mẹ kích thích tuyến sữa, hồi phục tử cung và phòng tránh một số vấn đề sau sinh.
Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt sau sinh để con nhận được trọn vẹn dưỡng chất của sữa non.
Có thể thấy, sữa non mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Chính vì thế, mẹ nên cho con bú sữa càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên thiết lập chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường cả chất và lượng và của sữa non nhé.
Những loại rau nào nhiều dưỡng chất nhất?
Hầu hết các loại rau đều ít calo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ; trong số đó một số loại rau có lượng dưỡng chất quý giá cao vượt trội.
Trong các nhóm thực phẩm thiết yếu, rau đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì nó cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng không thể thiếu, gồm các vitamin và khoáng chất. Rau cũng là nguồn chất xơ dồi dào.
Con người thời hiện đại thường có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ ăn giàu đạm, tinh bột và chất béo khiến chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, cần chú trọng ăn thêm rau để điều hòa trở lại. Việc nhận biết những loại rau nhiều dưỡng chất nhất giúp mọi người xây dựng thực đơn cân bằng một cách hiệu quả hơn, nhất là với những người không ăn nhiều rau.
Rau nào nhiều dưỡng chất nhất?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, một trong những loại rau nhiều dưỡng chất nhất, rất tốt cho sức khỏe chính là cải xoong. Loại rau ăn lá này có vị ngọt, cay và hơi đắng. Nó được chấm 100 điểm về mật độ dinh dưỡng, là loại rau duy nhất trong danh sách của CDC có số điểm cao như vậy.
CDC Mỹ ấn định điểm mật độ dinh dưỡng cho trái cây và rau quả dựa trên nồng độ vitamin và khoáng chất thiết yếu. Kết quả đã xác định cải xoong là loại rau duy nhất đạt điểm tuyệt đối 100/100.
Theo sát phía sau trong danh sách những loại rau nhiều dưỡng chất nhất là bắp cải (91,99), củ cải đường (89,27), củ cải xanh (87,08) và rau bina (86,43).
Cải xoăn - loại rau được nhiều người yêu thích, được 49,07 điểm mật độ dinh dưỡng, súp lơ trắng 25,13 điểm.
Theo CDC Mỹ, cải xoong là loại rau nhiều dưỡng chất nhất, điểm mật độ dinh dưỡng đạt mức 100/100. (Ảnh: Grocery)
Những lợi ích của cải xoong
Không chỉ có hương vị hấp dẫn, cải xoong còn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, cụ thể là:
Làm khỏe xương
Vandana Sheth, chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, tác giả cuốn sách bán chạy Hướng dẫn bạn ăn uống tốt, cho biết, cải xoong có hàm lượng vitamin K và canxi cao, sự kết hợp này giúp tăng cường sức khỏe của xương. Sự thiếu hụt vitamin K khiến xương yếu đi, tăng nguy cơ gãy xương, đau lưng... Lượng vitamin K được khuyến nghị là 120mcg đối với nam giới trưởng thành và 90mcg đối với phụ nữ trưởng thành. Trong khi đó, một cốc cải xoong (34gr) cắt nhỏ chứa 85mcg vitamin K.
Tốt cho tim mạch
Là một trong những loại rau nhiều dưỡng chất nhất, cải xoong cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. "Do chứa lượng khoáng chất, canxi, kali, magie và nitrat cao, cải xoong có thể giúp điều trị huyết áp. Một cốc (34 gam) cải xoong cắt nhỏ chứa 112mg kali -gần bằng 1/3 lượng kali trong một quả chuối, 7mg magie và khoảng 37mg nitrat", Vandana Sheth nói.
Chuyên gia này lưu ý, những người dùng thuốc chống đông máu nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi thêm nhiều cải xoong vào chế độ ăn uống của mình: "Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và bất kỳ thay đổi mạnh mẽ nào về lượng vitamin K hấp thụ qua chế độ ăn uống đều có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc".
Giúp mắt khỏe hơn
Theo Vandana Sheth, cải xoong tốt cho sức khỏe của mắt vì hàm lượng cao carotenoids và vitamin C. Một cốc cải xoong cắt nhỏ chứa 15mg vitamin C (khoảng 1/5 lượng vitamin C trong một quả cam). Trong một cốc cải xoong cắt nhỏ chứa 649mg beta-carotene, chất này chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, do đó giúp tăng cường sức khỏe của mắt.
Giảm nguy cơ ung thư
Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Mỹ Frances Largeman-Roth cho biết: "Cải xoong chứa isothiocyanates, giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách hỗ trợ cơ thể loại bỏ các chất gây ung thư tiềm ẩn".
Mặc dù cải xoong được xếp hàng đầu danh sách những loại rau nhiều dưỡng chất nhất, bạn cần coi trọng sự cân bằng và đa dạng trong chế độ ăn. Đừng tập trung vào một loại rau mà hãy thay đổi thực đơn bằng các loại rau tốt khác như bắp cải (chứa nhiều khoáng chất, nhất là magiê và canxi), củ cải đường (chứa lượng lớn vitamin K, A, C và E, magie, sắt, kali), rau bina (nhiều folate, loại vitamin B giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh Alzheimer) và kali - chất cần thiết cho hoạt động của cơ bắp.
Những loại rau trên đều chỉ thua cải xoong một vài điểm mật độ dinh dưỡng.
Các loại thực phẩm giúp tăng cường đề kháng khi thời tiết chuyển mùa Thời tiết chuyển mùa là thời điểm giao thoa giữa hai mùa, thường có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm,... Điều này khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, suy nhược, và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do đó, việc tăng cường đề kháng là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này. Các loại thực phẩm giàu...