Khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường: Sử dụng từ nào mới đúng cho ngày 5/9?
Tại các môi trường học đường, giảng dạy mới chỉ là một phần việc do các giáo viên đảm nhiệm. Phần việc khác thuộc về phía học sinh. Vì vậy có khai giảng hiển nhiên phải có khai học.
Sau 3 tháng nghỉ hè, năm học mới được trở lại với bao ánh mắt háo hức và tâm trạng hân hoan của hàng triệu học sinh trên cả nước. Các em được gặp lại trường lớp, thầy cô và bạn bè với bao nhiêu ước hẹn cho một năm học mới. Ngày 5/9 càng trở nên ý nghĩa hơn với những học sinh đầu cấp khi mọi thứ đều mới toanh.
Tuy nhiên, ngày 5/9 được gọi chính xác là ngày gì khi có tới 4 tên gọi khác nhau là khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường? Nhân dịp năm học mới sắp bắt đầu, hãy cùng tìm hiểu về các từ này.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, các từ khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường được giải thích đơn giản như sau:
- Khai trường, khai học: Bắt đầu năm học ở nhà trường.
- Khai giảng: Bắt đầu năm học, khóa học.
- Tựu trường: Học sinh tập trung tại trường vào ngày khai giảng.
Hàng năm cứ đến ngày 5/9, học sinh cả nước hân hoan đón chờ ngày khai giảng.
Nhà ngôn ngữ học, PGS Phạm Văn Tình
Tất cả các từ khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường đều là từ Hán – Việt, cùng nằm trong một trường nghĩa liên quan tới “nhà trường” nói chung. Mỗi một từ lại được hình thành từ các thành tố ghép lại và dĩ nhiên, ngữ nghĩa gốc của chúng là khác nhau.
Khai, có nghĩa là “mở, mở đầu”. Nghĩa này ta thường gặp trong các từ, như: khai bút (viết hoặc vẽ lần đầu tiên vào dịp đầu năm – khai bút đầu xuân), khai hoả (hoả: lửa, khai hoả: bắt đầu nổ súng), khai mạc (mạc: màn, khai mạc: bắt đầu, mở đầu (hội nghị, cuộc thi, hội diễn…).
Khai trường (trường: nơi tụ họp) có 2 nghĩa:
Video đang HOT
1. Bắt đầu mở một công trường (nghĩa này quá cũ, ít dùng);
2. Bắt đầu năm học mới ở nhà trường (thường sau đợt nghỉ hè).
Mọi người chúng ta, nhất là các thế hệ học sinh, hẳn còn nhớ vào tháng 9/1945, Bác Hồ đã có bức thư gửi toàn thể các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Khai trường cũng gần nghĩa với tựu trường (tựu: tới, tựu trường: (học sinh) tập trung tại trường vào đầu năm học…).
Bình thường, ta hoàn toàn có thể nói: Chúng mình gặp nhau vào ngày khai trường; hay Đợi đến ngày tựu trường, chúng mình sẽ gặp nhau…
Tuy nhiên, hiện nay mọi người ít dùng các từ khai trường, tựu trường mà thay vào đó là từ khai giảng. Ví dụ: Lễ khai giảng năm học mới; Trường tổ chức khai giảng muộn hơn 1 tuần; Buổi khai giảng rất long trọng… Giảng, với nghĩa là “giảng dạy” và nghĩa gốc của khai giảng là “bắt đầu công việc giảng dạy”.
Hiện nay từ khai giảng được dùng phổ biến, “gánh” luôn cả từ khai học.
Tất nhiên, tại các môi trường học đường, giảng dạy mới chỉ là một mặt, một phần việc (là dạy) do các giáo viên đảm nhiệm. Phần việc khác (học tập) là thuộc về phía học sinh, cũng rất quan trọng. Vậy có khai giảng, hiển nhiên phải có từ khai học (bắt đầu học tập). Hai cặp từ này có 1 thành tố chung (khai), 1 thành tố trái nghĩa (giảng/học) và nếu thế thì sẽ thành một “cặp đôi hoàn hảo”.
Tuy nhiên, khai học là một từ cũ, ít dùng và gần như không còn được sử dụng trong giao tiếp hiện nay. Chính vì vậy mà khai giảng trở thành từ đại diện, “gánh” luôn nhiệm vụ thể hiện một nghĩa chung là “bắt đầu, mở đầu một năm học, một khoá học”.
Nói đến khai giảng là mọi người, từ giáo viên, học sinh đến các bậc phụ huynh đều biết phải chuẩn bị những gì cho ngày mở đầu năm học. Cũng bởi, ngày xưa, tựu trường chỉ có nghĩa là “ngày học sinh đến trường (sau kì nghỉ – như nghỉ hè, nhưng có thể là nghỉ đông hay nghỉ Tết)”, còn khai trường là “ngày bắt đầu mở cửa trường (sau đợt nghỉ hè, kết thúc năm học cũ)”.
Học sinh tựu trường, dự khai trường sau đó giải tán, phải một vài ngày (hoặc một thời gian sau) mới tập trung trở lại và vào học chính khoá. Bây giờ, thường sau lễ khai giảng là hầu hết các trường tổ chức vào lớp luôn. Ngày khai giảng sẽ là ngày tập trung toàn thể, thực hiện một vài nghi lễ cần thiết, sau đó cả giáo viên và học sinh bắt tay ngay vào công việc giảng dạy và học tập.
Theo afamily
Tựu trường sớm, khai giảng muộn nhiều trường học được hưởng lợi
Cần chấm dứt kiểu học chán chê rồi mới khai giảng. Ngay cả việc dễ như trở bàn tay mà vẫn không thể làm được thì những việc lớn hơn có đáng tin cậy hay không?
Câu chuyện tựu trường trước rồi mới khai giảng được không ít người ví như ăn tiệc no say rồi mới dùng món khai vị.
Hãy trả lại ý nghĩa ngày khai trường cho các em (Ảnh: Báo An ninh thủ đô)
Có người còn ví một cách trần trụi như việc trai gái ăn ở với nhau có con rồi mới làm đám cưới.
Chuyện nực cười như thế ai cũng biết, cũng khó chịu nhưng sao vẫn cứ phải làm? Sao năm nào vẫn cứ xảy ra dù dư luận kịch liệt phản đối?
Bên cạnh những người không tán thành kiểu làm này thì vẫn có không ít vị lãnh đạo ngành giáo dục địa phương, không ít thầy cô giáo lại hưởng lợi từ việc làm "sai quy luật tự nhiên" như thế.
Phải chăng, đây chính là nguyên do mà bao năm tình trạng học rồi mới khai giảng tiếp tục diễn ra và tồn tại?
Không ít trường học hưởng lợi
Bậc tiểu học một năm có 35 tuần thực học, bậc trung học có 37 tuần thực học.
Với thời gian thực học như thế (cùng 2 tuần dự bị được phân đều cho 2 học kỳ) thì học sinh khai giảng vào ngày 5/9 và vào học ngày 6/9, năm học sẽ kết thúc vào cuối tháng 5 theo quy định.
Có trường lại học giữa tháng 8 hoặc cuối tháng tám, chương trình sẽ hết sớm hơn dự định khoảng 1-3 tuần. Nay, có trường tổ chức học từ 1/8, chương trình sẽ kết thúc vào gần cuối tháng 4.
Học sớm, chương trình hết sớm nhưng không trường học nào dám cho học sinh nghỉ học để chờ ngày tổng kết vì như thế sẽ vi phạm quy định.
Thế là, thời gian còn dư, nhiều trường đã tổ chức ôn tập theo hình thức dạy thêm có thu tiền.
Tuy nhiên việc dạy thêm cũng chỉ tập trung vào một số môn học để phục vụ cho việc thi cử.
Thế là, giáo viên vừa ăn lương theo quy định vừa được hưởng tiền dạy thêm trong các giờ chính khóa.
Ban giám hiệu nhà trường cũng được chia một khoản tiền hoa hồng từ việc dạy thêm ấy dù chính họ không phải dạy một tiết nào.
Bên cạnh đó, có những trường không tổ chức dạy thêm vì thời gian dư chỉ hơn 1 tuần.
Thế là, học sinh lại phải lên trường để chơi hết ngày này sang ngày khác để đợi ngày tổng kết.
Chơi mãi cũng chán nên hết chơi chuyển sang nghịch ngợm, phá phách. Không chỉ thầy cô khổ, trò cũng khổ vì mệt mỏi.
Hãy trả lại ý nghĩa đích thực của ngày khai trường
Vì thế, khi nghe Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hỏi: Có lẽ vì điều này mà chính những đứa trẻ cũng có thể cảm nhận được điều không nên khi học trước rồi mới khai giảng.
"Các con muốn khai giảng xong rồi mới đi học hay đi học rồi mới khai giảng như thế này?".
Cậu bé lớp 1 ở tỉnh Thanh Hóa đã không giấu nỗi niềm mong ước:
"Con muốn khai giảng rồi mới đi học" đã đủ cho những người lớn thấy được, ngành giáo dục hiện đang đi ngược với niềm vui, niềm mong ước thật nhỏ nhoi của những đứa trẻ.
Nếu vì học sinh, nếu tất cả vì các em như chúng ta thường hay nói, hay kêu gọi thì việc làm cần thiết nhất hiện nay phải chấm dứt cái kiểu học chán chê rồi mới khai giảng.
Ngay cả việc dễ như trở bàn tay thế này mà ngành giáo dục vẫn không thể làm được thì những việc lớn hơn có đáng để tin cậy hay không?
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Năm gợi ý để có ngày khai trường đúng nghĩa Học sinh là những em trong độ tuổi thích bay nhảy, không thích gò bó, các em khó có khả năng tập trung trong thời lượng dài. Những năm gần đây, ngành giáo dục lấy học sinh làm trung tâm trong buổi lễ khai giảng nhưng không hẳn trường nào cũng làm được điều đó. Ngày khai giảng sắp đến, các trường hãy...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sinh vật kỳ bí tồn tại trong hổ phách đến 99 triệu năm
Sinh vật kỳ bí này là một loài ong, tồn tại nguyên dạng trong hổ phách đến 99 triệu năm, bắt giữ những sinh vật khác và buộc chúng sống ký sinh trên cơ thể mình.
3 con giáp cần cẩn trọng vào Tết Thanh minh
Trắc nghiệm
11:11:13 31/03/2025
Lộ nhan sắc thật không make-up của vợ Xuân Son, một khoảnh khắc hé lộ tình cảm vợ chồng của chàng cầu thủ
Sao thể thao
11:09:51 31/03/2025
Set đồng bộ thoáng mát là 'chân ái' ngày hè
Thời trang
11:05:28 31/03/2025
3 phim 18+ để đời của "nữ hoàng cảnh nóng" số 1 Hàn Quốc: Đừng bỏ lỡ!
Phim châu á
11:01:55 31/03/2025
Kim Seon Ho: Từ vai phụ thành tâm điểm trong "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
10:58:13 31/03/2025
Rực rỡ những cánh cổng hoa trên phố núi Pleiku
Sáng tạo
10:54:43 31/03/2025
Bavi Resort: 'Điểm hẹn' lý tưởng
Du lịch
10:49:27 31/03/2025
Hình ảnh kinh hoàng trên bãi biển Indonesia
Lạ vui
10:47:26 31/03/2025
Ca sĩ Hà Nhi bật khóc trên sóng VTV vì ân hận và day dứt với bố
Tv show
10:43:09 31/03/2025