Khai thác tiềm năng du lịch ở Vân Hồ
Vân Hồ là huyện miền núi ở Sơn La, được tách ra từ huyện Mộc Châu năm 2013 với 14 xã. Tận dụng thế mạnh do thiên nhiên ưu đãi, trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2025, Huyện ủy và chính quyền huyện Vân Hồ quyết tâm phát triển tiềm năng du lịch địa phương theo hướng du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa gắn liền với truyền thống sản xuất nông nghiệp và bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng.
Nhà hoa cải trắng ở Vân Hồ.
Về mặt địa lý, huyện Vân Hồ chỉ cách Thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây Bắc, đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Phần lớn huyện Vân Hồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, không khí mát mẻ quanh năm rất thích hợp cho nền sản xuất nông, lâm nghiệp với sản phẩm đa dạng như chè, rau củ quả, cây ăn trái, rau gia vị, cây dược liệu, thực vật vùng ôn đới hay chăn nuôi đại gia súc như bò sữa, bò thịt. Với địa hình cao nguyên đá vôi, huyện Vân Hồ có nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đa dạng và phân bố trên toàn địa bàn huyện. Không chỉ có núi đồi điệp trùng, thảo nguyên bao la lúc xanh mát lá chè, lúc trắng bồng bềnh hoa mận, hoa cải, lúc hồng rực sắc đào, mà nơi đây còn thơ mộng với hồ sông Đà, thác Chiêng Khoa, suối nước nóng Chiềng Yên, hùng vĩ với rừng già Xuân Nha, Pa Cốp hay kỳ bí với hang mộ Tạng Mè. Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc như Thái, Dao, H’Mông, chiếm hơn 90% số dân toàn huyện. Mỗi dân tộc lại có một văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc riêng, vẫn được bảo tồn và phát triển, tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều mầu sắc.
Huyện Vân Hồ đang sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để có thể phát triển đa dạng các hình thức du lịch, từ du lịch truyền thống, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp, du lịch khám phá – mạo hiểm cho đến du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Với những lợi thế đó, Huyện ủy và chính quyền huyện Vân Hồ nỗ lực vượt qua khó khăn để xây dựng huyện thành địa phương vững mạnh, đạt chuẩn nông thôn mới, phát triển nền kinh tế bền vững, lâu dài bằng hướng đi du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, Nguyễn Huy Anh cho biết: “Từ giai đoạn 2016 – 2020, huyện đã coi quy hoạch là vấn đề mang tính quyết định tới định hướng phát triển của địa phương trong chiến lược phát triển dài hạn. Từ quy hoạch cơ sở hạ tầng của huyện, đến quy hoạch các khu trồng trọt, khu chăn nuôi trang trại, khu chế biến sản xuất, khu dân cư sinh sống, khu thương mại dịch vụ, khu làm du lịch… tất cả đều phải được làm bài bản và có tầm nhìn dài hạn”. Bên cạnh việc quy hoạch đồng bộ, hạn chế thay đổi là cơ chế hỗ trợ tối đa, từ việc hướng dẫn làm thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, trao quyền chủ động cho nhà đầu tư, kịp thời giải quyết những khó khăn nảy sinh. Tất cả đã tạo ra sự yên tâm, tin tưởng của nhà đầu tư với chính sách làm du lịch của huyện Vân Hồ.
Là một huyện miền núi mới thành lập được bảy năm, những thành tựu bước đầu của huyện Vân Hồ trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế du lịch dựa trên thế mạnh của địa phương rất đáng được ghi nhận. Điều đó cho thấy sự quyết tâm, đoàn kết của Huyện ủy và chính quyền huyện Vân Hồ trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương trong giai đoạn mới. Với định hướng phát triển khoa học, bài bản, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, tin rằng, trong tương lai không xa, Vân Hồ sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và nước ngoài khi du lịch qua miền Tây Bắc.
Về Hàm Thuận Nam tắm biển, hái quả
Xây dựng một " tour du lịch" đặc trưng tâm linh, nghỉ dưỡng biển và nhà vườn đang là mục tiêu hướng tới của tỉnh Bình Thuận trong khai thác tiềm năng du lịch phía Nam.
Video đang HOT
Mũi Kê Gà
Cùng với loại hình du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng biển, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) đang hướng tới đa dạng hóa các loại hình du lịch, trong đó chú ý phát triển du lịch sinh thái vườn, du lịch cộng đồng. Với mục tiêu không xa, cùng với Hàm Tiến- Mũi Né, tuyến du lịch Thuận Quý- Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam) sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch Bình Thuận, trở thành động lực phát triển du lịch phía Nam của tỉnh.
Hàm Thuận Nam
Nằm tiếp nối với thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam là địa phương sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch như: bờ biển dài hơn 23km với những bãi cát trắng đẹp hoang sơ, những bãi đá ven biển nhiều hình thù độc đáo, ngọn hai đăng Kê Ga lâu đời, Khu du lich núi Ta Cu vơi chua Linh Sơn Trương Tho va tương Phât năm dai 49m... Sau thời gian dài bị ảnh hưởng của Dự án xây dựng cảng nước sâu Kê Gà, đến nay nhiều dự án du lịch đã hoạt động trở lại. Các khu du lịch, resort, trung tâm thương mại... đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng với quy mô lớn, sôi động hơn.
Phát triển các khu resort
Theo Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam, những năm gần đây, hoạt động du lịch trên địa bàn có bước phát triển mới, loại hình du lịch ngày càng đa dạng hơn, thu hút nhiều dự án đầu tư mới. Năm 2019, huyện thu hút thêm 4 dự án mới, trong đó có các dự án có quy mô lớn như Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, dân cư cao cấp và thể thao biển của Tập đoàn Tân Á - Cường Thịnh Thi với tổng vốn đầu tư 4.980 tỷ đồng, tổng diện tích 227 ha; dự án Thanh long Bay tại xã Tân Thành với diện tích trên 90 ha... Đến nay, toàn huyện có 71 dự án du lịch được tỉnh chấp thuận đầu tư còn hiệu lực.
Một hoạt động trong tour du lịch Hàm Thuận Nam
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Điển hình như tuyến đường ĐT 719, ĐT 712, đường Hàm Minh - Thuận Quý và hệ thống điện chiếu sáng công lộ Thuận Quý - Kê Gà đã được sửa chữa. Việc đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm được quan tâm. Năm 2019, huyện Hàm Thuận Nam đón hơn 470.000 lượt khách với tổng doanh thu đạt khoảng 200 tỷ đồng.
Hàm Thuận Nam
Bà Mai Thị Ngọc Ảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam cho biết: trong 5 năm trở lại đây, nhờ đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư cùng với việc đảm bảo an ninh trật tự và môi trường biển, du lịch huyện Hàm Thuận Nam đã có nhiều khởi sắc, nhiều hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, lượng khách cũng tăng so với trước đây. Cùng với du lịch, các loại hình dịch vụ, hoạt động kinh tế khác cũng phát triển.
Một góc huyện Hàm Thuận Nam
Trong "Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2025, tầm nhìn 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các khu, điểm du lịch huyện Hàm Thuận Nam được xác định sẽ là các điểm du lịch vệ tinh. Việc tỉnh Bình Thuận đẩy nhanh tiến độ một số dự án phía Nam như tuyến đường ĐT 719, ĐT 719B, các tuyến đường kết nối từ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết... sẽ tạo đòn bẩy để du lịch huyện Hàm Thuận Nam thay đổi diện mạo mới.
Vườn cây thanh long ở Hàm Thuận Nam
Là địa phương có thế mạnh nông nghiệp, là "thủ phủ" cây thanh long, thời gian tới, huyện Hàm Thuận Nam đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vườn, du lịch cộng đồng kết hợp quảng bá các sản phẩm chế biến từ thanh long như: nước ép thanh long, rượu vang thanh long... Để đa dạng hóa các loại hình du lịch, huyện chú trọng kết nối các hoạt động du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng biển và du lịch nhà vườn, tạo nên một "tour" du lịch đặc trưng, hút du khách đến với huyện Hàm Thuận Nam.
Cây thanh long ở Hàm Thuận Nam
Huyện cũng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự ở các khu du lịch; giữ gìn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa. Song song đó, tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; hỗ trợ đẩy nhanh việc triển khai đầu tư của các dự án du lịch đã được chấp thuận, kiên quyết thu hồi dự án chậm triển khai.
Khám phá thác nước tuyệt đẹp còn "ngủ yên" ở Hà Tĩnh Thác Vũ Môn (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) có độ cao 1.155 mét so với mặt nước biển, 1 trong 3 địa danh sau Đà Lạt và Sapa từng được cho là người Pháp lựa chọn làm điểm du lịch. Thác Vũ Môn có độ cao 1.155 mét so với mặt nước biển, thuộc địa phận xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh...