Khai thác “kho báu” nơi biên giới
Một di sản xuyên biên giới, kết nối Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Việt Nam) và Vườn Quốc gia Hin Nậm Nô (Lào) sẽ mở ra nhiều cơ hội trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch hang động.
Hang Sơn Đoòng nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Ảnh: Oxalis
Phong Nha – Kẻ Bàng là bảo tàng tự nhiên khổng lồ chứa đứng những giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất, địa mạo, địa hình, sinh thái và đa dạng sinh học. Đặc biệt, hệ thống hang động Phong Nha – Kẻ Bàng như những thư viện lưu trữ các tài liệu quý về lịch sử và tiến trình vận động, phát triển của thế giới tự nhiên. Đến Phong Nha – Kẻ Bàng du khách sẽ có cơ hội khảo cứu và trải nghiệm những kỳ quan của tạo hoá.
Sơn Đoòng phát hiện năm 1991 và công bố năm 2009, được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới, vượt qua Hang Deer của Malaysia.
Sơn Đoòng không chỉ nổi tiếng với động lớn nhất, mà chứa bên trong nó là những giá trị tiêu biểu, ít có hang động nào có được: Khu rừng nguyên sinh, ngọc động, hố sụt lớn, hóa thạch hay các loài động vật thân mềm, thủy sinh, dơi, hay là khối thạch nhũ khổng lồ được đặt tên là Đại bức tường Việt Nam (the Great wall of Viet Nam).
Tạp chí nổi tiếng Nationnal Geographic mô tả: “Có cả rừng trong hang, bãi cát trắng đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại NewYork”. Năm 2014, Tạp chí The New York Times xếp Sơn Đoòng đứng thứ 8 trong “52 điểm du lịch hấp dẫn nhất hành tinh”. Tạp chí khoa học Smithsonian bình chọn Sơn Đoòng là vị trí thứ nhất trong danh sách “25 địa điểm khách du lịch cần đến của Thế kỷ 21″.
Chuyên trang du lịch Smarter Travel của Mỹ công bố Sơn Đoòng là một trong 27 kỳ quan thiên nhiên Châu Á. Trang Huffington Post xếp Sơn Đoòng đứng vị trí thứ 5 trong số “10 điểm đến trên thế giới du khách nên tham quan một lần trong đời”. Đặc biệt, sách Kỷ lục thế giới Guinness đăng Sơn Đoòng là hang động lớn nhất.
Phía bên kia biên giới, Vườn quốc gia (VQG) Hin Nậm Nô thuộc huyện Bualapha (tỉnh Khăm Muộn, Lào) có tổng diện tích hơn 82.000ha. Với hệ sinh thái phong phú nằm trên núi đá vôi liên hoàn, đây là nơi cư trú của đa dạng các loài động thực vật, các loài động vật quý hiếm và nhiều hang động đẹp.
Du khách tham gia tour khám phá hang động tại Vườn quốc gia Hin Nậm Nô. Ảnh: BQB
Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô có vị trí liền kề nhau, tiếp giáp bởi hệ thống núi đá vôi trên tuyến biên giới của hai nước Việt – Lào. Theo ông Đinh Huy Trí, Phó Giám đốc Ban Quản lý VQG PN-KB, cả hai vườn quốc gia đều được xem là một trong những khu vực sinh thái có tầm quan trọng trong khu vực Đông Nam Á với khu vực karst rộng lớn có giá trị toàn cầu về đa dạng sinh học. Nơi đây là một khu hệ sinh thái hoàn chỉnh, có biên giới chung. Công tác quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực PN-KB và Hin Nậm Nô đều có liên quan đến nhau.
Một biên bản hợp tác đã được ký kết giữa hai đơn vị khai thác tour hang động lớn nhất của Việt Nam và Lào là Oxalis Adventure và Green Discovery Laos. Điều này được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh các hoạt động du lịch liên thông giữa hai bên, góp phần mang lại những trải nghiệm có chất lượng cao cho du khách ở cả hai bên biên giới nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị thiên nhiên vốn sẵn.
Đồng thời, điều quan trọng là những hoạt động du lịch sẽ góp phần hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương, giảm áp lực cho các vườn quốc gia.
“Chúng tôi nhận thấy sự tương đồng giữa 2 công ty về định hướng và cách phát triển du lịch. Đặc biệt, tuy là cùng chung chí hướng làm du lịch mạo hiểm nhưng mỗi công ty lại có hướng đi độc đáo riêng. Do vậy, chúng tôi quyết định 2 đơn vị sẽ trở thành đối tác của nhau. Đặc biệt, nhân viên của 2 công ty có thể học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển du lịch”, ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc Oxalis Adventure cho biết.
Video đang HOT
Chương trình hợp tác giữa hai đơn vị sẽ tập trung vào việc trao đổi các chương trình đào tạo về an toàn, bảo tồn, dịch vụ cho nhân viên, quản lý và cộng đồng địa phương; chia sẻ kinh nghiệm quản lý, xây dựng hệ thống và phát triển du lịch cộng đồng. Mục tiêu đặt ra của hai đơn vị là hợp tác phát triển các sản phẩm du lịch xuyên biên giới, từ đó tạo sinh kế bền vững cho người dân sống quanh khu vực biên giới tham gia vào các hoạt động du lịch.
Bãi trại hang Sáng. Ảnh: Oxalis
Một trong những bước đi đầu tiên trong sự hợp tác du lịch xuyên biên giới giữa hai công ty chính là áp dụng chính sách “xiều Oxalis” – giảm giá 10% cho các khách đã từng tham gia một tour bất kỳ của Green Discovery Laos khi đi tour của Oxalis Adventure. Ngược lại, những du khách đã từng đi tour của Oxalis Adventure cũng được giảm giá 10% khi tham gia tour của Green Discovery Laos.
Chàng trai mặc áo dài đi 40 tỉnh thành kể sự cố nhớ đời nơi biên giới
Trong hành trình 40 ngày xuyên Việt, Tuấn Khanh mang theo ba chiếc áo dài để check-in các địa điểm nổi tiếng.
Chàng trai 24 tuổi Nguyễn Tuấn Khanh (quê Bà Rịa - Vũng Tàu, đang sống và làm việc tại TPHCM) vừa hoàn thành chuyến hành trình dài 8.000km, qua 40 tỉnh, thành Việt Nam bằng xe máy. Điều thú vị, Khanh mang theo bên mình ba bộ áo dài để thực hiện album ảnh "Tự hào áo dài Việt" đã ấp ủ ý tưởng suốt 2 năm. Sau khi đăng tải trên mạng xã hội, bộ ảnh đã nhận được hàng chục ngàn lượt chia sẻ với rất nhiều bình luận tích cực.
Khánh Tuân mặc áo dài check-in 40 tỉnh, thành khắp Việt Nam
Mất sóng điện thoại, lạc đường ven biên giới
Tuấn Khanh vốn là sinh viên ngành du lịch. Hơn 2 năm trước sau nhiều chuyến đi khám phá các vùng lân cận TPHCM, Khanh ấp ủ ước mơ xuyên Việt. Theo chàng trai này, du lịch không đơn giản là để giải trí mà còn là hành trình khám phá bản thân, mở rộng hiểu biết, khiến tâm hồn cởi mở và phóng khoáng hơn.
"Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tới tháng 6.2022, mình mới chính thức lên đường. Khởi hành cùng mình là 3 người bạn", Khanh cho biết.
Khanh cùng 3 người bạn khởi hành từ TPHCM.
Nhóm bạn trẻ xuất phát từ TPHCM đi Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung, ra Hà Nội. Từ Hà Nội, họ chinh phục các tỉnh Tây Bắc - Đông Bắc. Khi quay trở lại, nhóm chọn cung đường ven biển dọc miền Trung.
"Khi tới Quy Nhơn, do lịch trình thay đổi nên mình và các bạn đồng hành tách nhóm. Mình gửi xe và trở về TPHCM một vài ngày giải quyết công việc, sau đó lại tiếp tục lái xe lên Lâm Đồng, Nha Trang và đi theo cung đường biển qua các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận vào tới Vũng Tàu. Chặng này kéo dài 8 ngày", Khanh cho biết.
Khanh check-in tại vịnh Hạ Long.
Các tỉnh miền núi phía Bắc mang đến cho Khanh nhiều cảm xúc nhất nhưng cũng có nhiều sự cố khó khăn nhất.
Với mục tiêu chinh phục các điểm cực của Việt Nam, Khanh tạm chia tay các bạn, một mình lái xe đến A Pa Chải. Thời điểm đó là tháng 7, khu vực miền núi phía Bắc mưa nhiều. Đường đến A Pa Chải nhiều đoạn sạt lở, di chuyển khó khăn.
Mải lái xe vượt đoạn đường sạt lở, cộng thêm trời mưa nặng hạt, Khanh không theo sát định vị điện thoại, do đó mà lạc đường lúc nào không hay. Khanh chỉ giật mình nhận ra sai đường khi thấy cột mốc biên giới. "Mình mở điện thoại thì thấy mất tín hiệu. Không có bản đồ, mình mất phương hướng", Khanh nói. Không dám đi tiếp cũng không kịp quay đầu lại đoạn đường sạt lở, Khanh đành chờ đợi, hy vọng gặp được người địa phương.
"May mắn sau đó mình gặp được một người dân bản địa và các anh bộ đội biên phòng. Họ giúp mình chỉ đường tường tận. Khi trở về, xem lại bản đồ mình mới biết, mình đã đi lạc tổng quãng đường gần 60km", Khanh kể.
Tuấn Khanh di chuyển trong mưa lớn, sạt lở để chinh phục A Pa Chải.
Vài ngày sau, Khanh di chuyển tới Cao Bằng, hội tụ cùng nhóm bạn. Cả nhóm di chuyển đến đèo Khau Cốc Chà khi trời đã tối đen, càng đi càng thấy vắng vẻ, không đèn đường, không nhà dân. Khi muốn tìm nơi nghỉ chân, họ nhận ra bị mất sóng điện thoại, mất định vị, tín hiệu chuyển vùng sang Trung Quốc. "Thực sự lúc ấy mọi người rất hoang mang, sợ lạc đường, không biết nghỉ ngơi ở đâu", Khanh nhớ lại.
"Nhưng như kinh nghiệm tại A Pa Chải, mình thấy càng hoang mang thì càng khó tìm cách giải quyết. Chúng mình tự động viên nhau bình tĩnh, di chuyển từ từ, cố gắng chờ khi có định vị để tránh lạc đường. Thật may không lâu sau đó mình đến khu dân cư, nhờ được người dân chỉ đường", Khanh kể thêm.
Tuấn Khanh tại con đèo nổi tiếng Khau Cốc Chà.
Đoạn đường ám ảnh nhất với Khanh trong hành trình xuyên Việt là khi chinh phục "sống lưng khủng long" Mù Cang Chải. Đoạn đường dài khoảng 5km nhưng bề ngang rất hẹp, đá lởm chởm, nhiều đoạn dốc đứng, cua gấp rồi xuống dốc đột ngột. "Mình đã quá liều lĩnh khi tự mình lái xe trên đoạn đường này. Mình khuyên mọi người nên thuê lái xe người địa phương để đảm bảo an toàn. Mình trở về mà vẫn thấy sợ, toàn thân ê ẩm mấy ngày trời", Khanh cho biết. "Nhiều đoạn mình phải hạ hai chân để ghìm tốc độ chứ không thể dùng phanh xe máy", Khanh nhớ lại.
Vậy nhưng, vượt qua đoạn đường "ám ảnh", Khanh lại được ngắm nhìn khung cảnh đẹp như tranh của ruộng lúa Mù Cang Chải (Yên Bái) - di tích quốc gia đặc biệt. Khó khăn, mệt mỏi dường như tan biến hết.
Khanh đứng trên "sống lưng khủng long" để chiêm ngưỡng ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Ba chiếc áo dài đặc biệt
Tuấn Khanh luôn tìm cách tạo dấu ấn cho những chuyến đi của mình. Cách đây ít tháng, chàng trai này chọn mặc áo cử nhân để leo đỉnh Tà Xùa (Trạm Tấu, Yên Bái), check-in Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng Tàu nhằm tạo nên bộ ảnh tốt nghiệp ấn tượng.
Khanh từng có bộ ảnh tốt nghiệp ấn tượng, nhận "bão like" trên mạng xã hội
Lần này, Khanh chọn áo dài để đồng hành xuyên suốt hành trình 40 ngày. Anh mang theo 3 bộ áo dài, một bộ áo dài xám để dành cho chuyến thăm cung đình xứ Huế, một bộ áo dài cách tân và một bộ áo dài đen truyền thống - trang phục đặc trưng của xã đảo Long Sơn (TP Vũng Tàu) - quê hương Khanh.
Khanh chọn các điểm đến nổi bật nhất của mỗi tỉnh, thành để diện áo dài, chụp ảnh. Mỗi tối, Khanh thường tính trước địa điểm chụp ảnh áo dài trong hành trình ngày hôm sau. Anh chọn bộ áo dài thích hợp, cẩn thận gấp lại, xếp lên phía trên cùng trong túi hành lý. Khi tới địa điểm, Khanh thay bộ áo dài và chụp ảnh.
Chiếc áo dài xám được Khanh dành cho hành trình khám phá xứ Huế
Khanh cùng những chiếc áo dài đã check-in tại hơn 50 điểm đến khác nhau: đèo Khau Cốc Chà (Cao Bằng), cực Tây A Pa Chải - "nơi một con gà gáy cả ba nước cùng nghe tiếng", "sống lưng khủng long" Mù Cang Chải, kinh thành Huế, phố cổ Hà Nội...
Trong hành trình của mình, Khanh đã dành một ngày để leo bộ lên chùa Đồng, Yên Tử, nơi có độ cao 1.068m so với mực nước biển. Tại đây, chàng trai tự hào diện chiếc áo dài chụp ảnh kỷ niệm.
"Thời điểm đó là tháng 7, trời nắng nóng đổ lửa, rất ít du khách leo lên đỉnh Yên Tử. Trong hành trình, mình chỉ gặp duy nhất một đoàn khách 3 thành viên. Mình leo một mình, mất khoảng hơn 2 tiếng thì tới đỉnh núi", Khanh cho biết.
Tuấn Khanh tự hào khi mặc chiếc áo dài trên đỉnh Yên Tử.
Để duy trì sức khỏe, Khanh giữ thói quen chạy bộ 30 - 40 phút mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trong hành trình 40 ngày, anh có 31 buổi vận động (chạy bộ, đi bộ, leo núi) tại 22 tỉnh, thành khác nhau với tổng quãng đường 150km.
Khanh cho biết, đi tới mỗi điểm đến, anh thường chụp và quay lại cảnh đẹp thiên nhiên ấn tượng, chia sẻ tới mọi người. Nhiều bạn bè, người quen đã gửi tặng chàng trai một chút chi phí để thực hiện hành trình. "Toàn bộ số tiền mọi người gửi, mình giữ lại và khi trở về mua quà, mang tặng cho các em nhỏ tại làng người Châu Mạ, xã Tà Lài, Đồng Nai. Khi mình chia sẻ điều đó tới mọi người, ai nấy đều rất vui", Khanh nói.
Khanh cũng gửi bộ ảnh "Tự hào áo dài Việt" tham gia một cuộc thi nhiếp ảnh du lịch. Nếu được giải, Khánh sẽ dành toàn bộ số tiền để tổ chức "Tết Trông Trăng 2022" cho các bạn nhỏ khó khăn.
Trở về TPHCM sau 40 ngày rong ruổi, Tuấn Khanh đã có một kho trải nghiệm quý giá cho riêng mình.
"Mình sẽ còn mặc áo dài đi nhiều nơi hơn nữa để lan tỏa nét đẹp truyền thống của dân tộc, cảnh đẹp quê hương tới mọi người", chàng trai chia sẻ dự định.
Đột phá trong phát triển du lịch ở Thanh Thủy Huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch khi được thiên nhiên ban tặng cho những lợi thế về điều kiện tự nhiên cùng các giá trị văn hóa đặc sắc. Đặc biệt là nguồn nước khoáng nóng giúp nơi đây trở thành điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách và là điều kiện thuận lợi...