Khai quật nhẫn vàng hơn 300 tuổi của vị bá tước có số phận bi thảm
Một nhà khảo cổ người Anh đã phát hiện một chiếc nhẫn vàng nạm pha lê 370 năm tuổi, được chế tác để vinh danh vị bá tước bị chém đầu sống dưới thời Nội chiến.
Chiếc nhẫn có đường kính 21,5 mm, bề mặt nhẫn gắn một viên pha lê rộng 12 mm chứa hai chữ cái được làm từ vàng chỉ là JD (hoặc ID), theo Tổ chức Di sản quốc gia Manx trên Đảo Man.
Nếu chữ cái đầu tiên là “J”, có thể chiếc nhẫn này từng thuộc về bá tước James Stanley, một người ủng hộ phe Bảo hoàng trong Nội chiến Anh. Allison Fox – người phụ trách khảo cổ tại Tổ chức Di sản Quốc gia Manx cho biết trong các thư từ và tài liệu được tìm thấy, bá tước Stanley thường ký tên là “J Derby”, vì vậy nếu hai chữ cái chạm khắc trong nhẫn là “JD” thì khả năng cao nó là của ông.
Chiếc nhẫn vàng được cho là của bá tước James Stanley. Ảnh: Bảo tàng Manx
Bên cạnh đó, việc chiếc nhẫn vàng được chế tác một cách tinh xảo, chất lượng cũng cho thấy rằng người sở hữu nó ắt hẳn phải đến từ tầng lớp quý tộc và có địa vị xã hội cao.
Video đang HOT
Nhà khảo cổ Lee Morgan đã tìm thấy nhẫn vàng ở phía nam Đảo Man, một hòn đảo nằm giữa Anh và Ireland vào tháng 12/2020. Ngày 19/4/2021, chiếc nhẫn chính thức được tuyên bố là “báu vật” – một danh hiệu nhằm vinh danh các hiện vật đáp ứng được một số tiêu chí khảo cổ học.
Hai mặt của viên pha lê trên nhẫn được trang trí bằng loại men đen. Các nhà khảo cổ xác định niên đại của nhẫn vàng vào khoảng cuối những năm 1600 và đây là một chiếc nhẫn tang thời Stuart (1603-1714). Nhẫn tang là loại trang sức được đưa ra trong các đám tang để tưởng nhớ người đã khuất, và nó thường chạm khắc tên viết tắt của họ.
Bá tước James Stanley là người đã ủng hộ vua Charles I – người cai trị Anh, Scotland và Ireland từ năm 1625 đến năm 1649, cho tới khi ông bị hành quyết. Chế độ của Charles không nhận được sự ủng hộ từ Nghị viện Anh, những mâu thuẫn đó đã dẫn đến một loạt các trận chiến được gọi là Nội chiến Anh (1642-1651).
Trong trường hợp này, chiếc nhẫn có thể được tạo ra sau khi bá tước James Stanley bị hành quyết vào tháng 10/1651, chỉ vài năm sau khi vua Charles I qua đời. Vợ của James Stanley có khả năng đã đeo chiếc nhẫn tang để tưởng nhớ ông.
Chiếc nhẫn vàng sẽ được trưng bày tại bảo tàng Manx.
Phát hiện xác ướp người đàn ông 300 năm tuổi với bào thai dưới chân và câu chuyện phía sau
Bí ẩn về xác ướp của một vị giám mục cùng với một bào thai ở dưới chân được chôn cất vào thế kỷ 17, mới đây các nhà khoa học và khảo cổ học đã tìm là lời giải đáp.
Năm 2015, các nhà khoa học và khảo cổ học đã chính thức khai quật ngôi mộ của Peder Winstrup, một vị giám mục, nằm trong quan tài dưới hầm mộ của một nhà thờ lớn ở thành phố Lund, huyện Scania, Thụy Điển. Xác ướp của ông Peder khi đó vẫn còn nguyên vẹn dù đã trải qua hơn 300 năm và được coi là một trong những xác ướp còn nguyên vẹn nhất ở châu Âu từ thế kỷ 17. Điều kỳ lạ hơn cả là trong quan tài của ông Peder còn có một bào thai nằm dưới chân.
Ông Peder Winstrup là một trong những nhà lãnh đạo giáo hội có ảnh hưởng nhất ở châu Âu trong suốt cuộc đời của mình. Ông là giám mục của thành phố Lund khi nó nằm dưới sự kiểm soát của cả đế chế Đan Mạch và sau này là vương quốc Thụy Điển. Ông cũng là một nhà thần học hàng đầu và được cho là đã thuyết phục vua Thụy Điển mở một trường đại học mới ở Lund.
Năm 1679, giám mục Peder qua đời. Các nhà nghiên cứu cho rằng ông đã mắc khá nhiều bệnh, mắc khá nhiều bệnh, bao gồm viêm phổi, gút, viêm khớp, sỏi mật và thậm chí bệnh lao. Thi hài của ông không hề được ướp xác nhưng lại được làm khô nhờ khí hậu khô lạnh trong hầm mộ của ông ở nhà thờ lớn thành phố Lund. Thay vì được cắt bỏ đi, các cơ quan nội tạng của ông Peder vẫn còn nguyên vẹn khi chôn cất.
Thực tế, xác ướp còn nguyên vẹn của Peder Winstrup lần đầu được phát hiện vào năm 1833 khi hầm chôn cất của ông bị phá bỏ một phần. Sau đó, thi hài ông được nhà thờ niêm phong lại cho đến năm 1923, khi các nhà khoa học mở quan tài của ông. Năm 2015, quan tài của ông đã được khai quật để nghiên cứu và phân tích trong vòng 15 tháng, đồng thời được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Đại học Lund. Khi đó, hài cốt của vị giám mục đã thu hút hơn 3.000 người xếp hàng để tận mắt nhìn thấy chỉ trong 1 ngày vào tháng 12/2015. Cuối cùng, quan tài được đóng lại và chôn cất tại Nghĩa trang phía Bắc.
Thời điểm xác ướp của ông Peder được phát hiện, các nhà khoa học nhận thấy ông đang mặc một bộ trang phục dành cho người quá cố với một chiếc mũ lưỡi trai, tay áo nhung đen, áo sơ mi thêu vải lanh và đeo găng tay da. Ông được đặt lên trên một tấm nệm, bao phủ xung quanh là hoa oải hương, quả đỗ tùng, hoa bia cái và hoa bài hương.
Điều bí ẩn nhất ở ngôi mộ này không chỉ là phần thi hài còn nguyên vẹn của giám mục Peder, mà là một bào thai của bé trai được đặt ngay dưới chân ông, chôn trong cùng một quan tài.
Torbjrn Ahlstrm, giáo sư về lịch sử xương khớp tại Đại học Lund, cũng là nhà nghiên cứu hàng đầu về công trình ngôi mộ của giám mục Peder Winstrup, cho biết việc chôn cất người lớn kèm theo một đứa trẻ nhỏ không phải chuyện hiếm vào thời đó. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa bào thai bé trai này với ông Peder đã khiến các nhà khoa học vô cùng bối rối. Mới đây, câu hỏi này đã tìm ra lời giải đáp.
Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu gen của ông Peder với mẫu gen của bào thai và phát hiện đó là một đứa trẻ chưa phát triển đầy đủ. Người ta cho rằng mẹ của đứa trẻ có thể đã sảy thai vào khoảng tháng thứ 6, dẫn đến thai chết lưu. Kết quả kiểm tra ADN cho thấy ông Peder và bào thai chia sẻ 25% vật chất di truyền với nhau, có nghĩa là họ có quan hệ họ hàng cấp 2.
Các chuyên gia tại Đại học Lund nhận thấy bào thai có dùng dõi ADN ti thể khác với ông Peder, điều này cho thấy đứa trẻ không có quan hệ huyết thống với ông Peder thông qua người mẹ mà là người cha của nó. Nếu ông Peder là họ hàng cấp 2 với đứa trẻ thì rất có thể ông là ông, chú, anh em cùng cha khác mẹ hoặc anh em họ hàng của đứa trẻ.
Nhưng khi các manh mối di truyền được ghép lại với nhau, cùng với việc phân tích cây phả hệ của gia tộc Winstrup, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn rõ ràng hơn về mối quan hệ của 2 người này.
Maja Krzewinska tại Trung tâm Cổ sinh vật học tại Đại học Stockholm, cho biết: "Di truyền học cổ có thể góp phần vào sự hiểu biết về mối quan hệ họ hàng giữa các cá thể được chôn cất, và trong trường hợp này cụ thể hơn là giữa ông Peder và bào thai. Rất có thể đứa trẻ chính là cháu nội của ông Peder".
Cuối cùng, các nhà khoa học đã kết luận bào thai nằm dưới chân thi hài của giám mục Peder Winstrup chính là cháu trai của ông. Hài cốt hơn 300 năm trước cuối cùng đã tìm ra lời giải đáp.
Nhặt chậu đất, tìm ra kho báu: 'cung điện mộ cổ' của hoàng đế 1.800 tuổi Một vật dụng bằng gốm giống như chiếc chậu giúp các nhà khoa học Trung Quốc xác định được khu vực kỳ lạ gồm 100 mộ cổ họ khai quật được là một kho báu khảo cổ ngoài sức tưởng tượng. Theo Smithsonian Magazine, chiếc chậu có đường kính khoảng 60 cm, sâu 25 cm, có khắc các văn tự đặc biệt đã...