Khai quật ngôi mộ cổ bí ẩn tìm thấy ‘kho báu’ chứa đầy vàng
Một nhóm khảo cổ học người Ba Lan và Armenia đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ chứa đầy vàng trong quá trình khai quật ở Metsamor, Armenia.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra ngôi mộ bí ẩn chứa hài cốt của hài người – có thể là một cặp vợ chồng (một nam và một nữ).
Metsamor là một trong những địa điểm khảo cổ nổi tiếng nhất ở Armenia, nằm cách Yerevan vài chục km về phía tây.
Đó là một ngôi mộ đá, nghĩa là hai bộ xương được tìm thấy trong những căn phòng đào dưới đất và lót bằng những tảng đá lớn. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy phần còn lại của một chiếc giường chôn cất bằng gỗ.
Theo các nhà khảo cổ học, xương được bảo quản tốt. Ước tính sơ bộ cho thấy cặp đôi qua đời ở độ tuổi 30-40.
Các nhà khảo cổ đang tiến hành khai quật ngôi mộ.
“Cái chết của họ là một bí ẩn đối với chúng tôi. Chúng tôi không biết nguyên nhân, nhưng mọi thứ chỉ ra rằng họ qua đời cùng thời điểm, vì không có dấu vết nào cho thấy ngôi mộ đã được mở lại”, Giáo sư Krzysztof Jakubiak từ Khoa Khảo cổ học của Đại học Warsaw, người đứng đầu dự án nghiên cứu, cho biết.
Video đang HOT
Jakubiak tin rằng đây là một phát hiện độc đáo vì ngôi mộ được trang bị rất phong phú và vẫn chưa bị cướp. Ngôi mộ có niên đại từ cuối Thời đại đồ đồng muộn (Late Bronze Age, năm 1300 – 1200 trước Công nguyên), tức đã khoảng 3.200 năm tuổi.
Bên trong ngôi mộ, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn một trăm hạt và mặt dây chuyền bằng vàng. Một số giống với cây thánh giá của người Celtic. Ngoài ra còn có hàng tá mặt dây chuyền carnelian.
Giáo sư Jakubiak cho biết: “Tất cả những thành phần này có thể tạo nên ba chiếc vòng cổ”.
Ngôi mộ cũng chứa khoảng chục chiếc bình gốm hoàn chỉnh và một chiếc bình bằng sứ độc đáo. Bình không được sản xuất tại địa phương. Theo các nhà nghiên cứu, nó được mang đến từ vùng biên giới Lưỡng Hà.
Một số hạt trang sức và mặt dây chuyền vàng được tìm thấy trong ngôi mộ.
Một chuỗi hạt từ ngôi mộ.
Cho đến nay, khoảng 100 ngôi mộ đã được khai quật trong nghĩa trang rộng lớn có diện tích khoảng 100 ha, nhưng chỉ một số ít trong số đó chưa bị cướp phá.
Theo các nhà nghiên cứu, các ngôi mộ ở nghĩa trang này có dạng gò mộ – các hố đá được bao phủ bởi một lượng lớn đất. Hầu như không có dấu vết nào của các gò đất còn sót lại cho đến thời đại chúng ta.
Các nhà khảo cổ không biết ai sống ở Metsamor vào thời điểm đó. Những người sinh sống trong khu định cư rộng lớn và kiên cố ở đó không biết chữ nên họ không để lại văn bản nào. Điều này gây khó khăn cho các nhà khoa học trong việc xác định chúng.
Metsamor là một địa điểm khảo cổ được bảo vệ với tư cách là một khu bảo tồn khảo cổ. Các cuộc khai quật trong khu vực này đã được thực hiện từ năm 1965.
Từ trường dị thường làm lộ ra ngôi mộ cổ chứa đầy vàng, đá quý
Từ trường dị thường đã làm lộ diện một ngôi mộ cổ chứa đầy vàng, đá quý, ngà voi, gốm sứ...
Các nhà khảo cổ học từ Đại học Gothenburg đã phát hiện ra những ngôi mộ hoàng gia gần thành phố Dromolaxia Vizatzia thời đồ đồng, tọa lạc tại Hala Sultan Tekke trên bờ biển phía đông nam của Síp.
Những ngôi mộ có niên đại từ khoảng năm 1500 đến 1300 trước Công nguyên trong thời kỳ thành phố này là trung tâm buôn bán đồng, theo các nhà nghiên cứu, đây là một trong những ngôi mộ "giàu có nhất" từng được phát hiện ở khu vực Địa Trung Hải.
Giáo sư Peter Fishcher từ Đại học Gothenburg cho biết: "Có thể giả định hợp lý rằng đây là lăng mộ hoàng gia, mặc dù chúng tôi không biết nhiều về hình thức chính quyền được thực hiện ở thành phố vào thời điểm đó".
Địa điểm này được phát hiện bằng từ kế, một thiết bị dùng để đo từ trường Trái đất trong các cuộc khảo sát địa vật lý nhằm phát hiện các loại dị thường từ tính khác nhau và để xác định mômen lưỡng cực của vật liệu từ tính.
"Chúng tôi so sánh địa điểm nơi đồ gốm vỡ được cày xới trong quá trình canh tác với bản đồ từ kế, cho thấy những hố sâu lớn cách bề mặt từ 1 đến 2 mét. Điều này khiến chúng tôi tiếp tục điều tra khu vực và khám phá những ngôi mộ", giáo sư Fischer cho biết.
Lượng cổ vật cực lớn đã được thu thập từ hầm mộ cổ
Các ngôi mộ bao gồm các phòng ngầm, mỗi phòng có kích thước lên tới 4 x 5 mét, được dẫn vào bằng một lối đi hẹp từ mặt đất. Bên trong hai căn phòng, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy hơn 500 đồ tạo tác hoàn chỉnh, bao gồm kim loại quý, đá quý, vũ khí bằng đồng, ngà voi, gốm sứ cao cấp và một con dấu khung vàng.
Khoảng một nửa nội dung trong lăng mộ được nhập khẩu từ các nền văn hóa và nền văn minh lân cận. Vàng và ngà voi đến từ Ai Cập, đá quý được nhập khẩu từ Afghanistan, Ấn Độ và Sinai, trong khi các đồ vật bằng hổ phách đến từ vùng Baltic.
Các cuộc khai quật cũng tiết lộ một số bộ xương được bảo quản tốt, trong đó có ngôi mộ chứa một người phụ nữ được tìm thấy bao quanh bởi hàng chục bình gốm, đồ trang sức và một chiếc gương tròn bằng đồng.
Giáo sư Fishcher cho biết: "Một số cá nhân, cả nam lẫn nữ, đều đeo vương miện và một số đeo dây chuyền với mặt dây chuyền có chất lượng cao nhất, có thể được sản xuất ở Ai Cập vào triều đại thứ 18 vào thời của các Pharaoh như Thutmos III và Amenophis IV ( Akhenaten) và vợ Nefertiti".
Phát hiện ngôi mộ cổ 1.700 năm chứa đầy "kho báu" Các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy 3 mộ cổ chứa đầy "kho báu" tại huyện Mạnh Tân, tỉnh Hà Nam. Trong một khám phá khảo cổ đáng chú ý, các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Khảo Cổ Lạc Dương đã khai quật ba ngôi mộ cổ ở Trung Quốc, được cho là thuộc về một gia đình đặc biệt giàu...