Khai quật hầm mộ bí ẩn ở Vatican
Các nhà điều tra Ý đã khai quật hầm mộ của một thủ lĩnh mafia tại Vatican hôm 14.5 nhằm giải quyết một trong những vụ án mạng bí ẩn nhất nước Ý.
Kể từ năm 1983, khi cô bé 15 tuổi Emanuela Orlandi biến mất trên đường về nhà từ một lớp học nhạc, các nhà điều tra đã phải vật lộn với câu hỏi về vụ mất tích bí ẩn này.
Nhiều lý luận khác nhau đã liên hệ vụ bắt cóc với một mưu đồ liên quan đến mật vụ Ý, các tổ chức tội phạm và thậm chí âm mưu ám sát Giáo hoàng John Paul II.
Theo Reuters, Enrico “Renatino” De Pedis, thủ lĩnh khét tiếng của băng Magliana hoành hành tại Rome trong thập niên 1980, đã được liên hệ đến vụ mất tích của Orlandi, con gái một nhân viên Tòa thánh Vatican.
Các chuyên gia giám định pháp y, luật sư và gia đình Orlandi đã chứng kiến vụ khai quật hôm 14.5. Các luật sư nói hài cốt được tìm thấy là của một người đàn ông phù hợp với tướng mạo của De Pedis.
Trong một tình tiết gay cấn không kém một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Dan Brown, các nhà điều tra đã tìm thấy những khúc xương khác gần hầm mộ ở giáo đường Sant” Apollinare, theo luật sư Lorenzo Radogna.
Ông này nhận xét chúng nhiều khả năng là xương cũ, vì nhà thờ từng được sử dụng làm nơi chôn cất trong nhiều thế kỷ.
Người Ý biểu tình đòi mở hầm mộ để điều tra vụ mất tích cách đây 29 năm – Ảnh: Reuters
Cảnh sát và các chuyên gia pháp y sẽ kiểm tra hầm mộ và khám nghiệm hài cốt cùng quan tài của De Pedis cũng như các khúc xương khác nhằm tìm xem liệu chúng có thể giúp soi rọi ánh sáng vào vụ mất tích bí ẩn của Orlandi hay không.
Vào năm 2005, một kẻ nặc danh đã gọi điện thoại đến một chương trình chuyền hình nói rằng bí mật trong vụ bắt cóc Orlandi đã được chôn cùng với De Pedis, theo Reuters.
Một người phụ nữ từng là người tình của trùm mafia nói trên cũng khẳng định hắn ta dính líu đến vụ mất tích của Orlandi.
Video đang HOT
Kể từ đó, gia đình Orlandi đã xúc tiến các thủ tục pháp lý nhằm mở cửa hầm mộ của De Pedis với hy vọng tìm thấy manh mối.
Toàn bộ vụ việc khiến Vatican lúng túng đến nỗi vào tháng trước, người phát ngôn của Tòa thánh đã đưa ra một tuyên bố bác bỏ cáo buộc của gia đình Orlandi rằng họ không hợp tác đầy đủ với các thám tử Ý điều tra vụ mất tích.
Theo Reuters, trong thời gian ngồi tù, De Pedis từng kết bạn với linh mục tuyên úy trong nhà tù, người tình cờ cũng là cha sở của nhà thờ Sant” Apollinare.
Khi De Pedis bị kẻ thù bắn hạ vào năm 1990, gia đình hắn đã xin được chôn trong hầm mộ của nhà thờ vì lo sợ thi thể hắn sẽ bị các băng nhóm đối địch làm nhục.
Ban đầu, các chức sắc giáo hội từ chối, song đã đổi ý sau khi gia đình trùm mafia đóng góp 1 tỉ lire, số tiền tương đương khoảng 500.000 euro hiện nay, theo truyền thông Ý.
Vụ mất tích của Orlandi cũng từng được liên hệ đến âm mưu của những kẻ nặc danh nhằm đòi tự do cho Mehmet Ali Agca, tay súng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn Giáo hoàng John Paul II vào năm 1981.
Một giả thuyết khác nói rằng Orlandi bị bắt cóc theo lệnh của Tổng giám mục người Mỹ Paul C. Marcinkus, người từng là chủ tịch Ngân hàng Vatican và có liên hệ đến một vụ bê bối ngân hàng lớn ở Ý vào thập niên 1980, theo tờ New York Times. Ông Marcinkus đã qua đời năm 2006.
Người hâm mộ nhà văn Dan Brown có lẽ sẽ cảm thấy thích thú với chi tiết rằng nhà thờ nơi hầm mộ được khai quật nằm sát một trường đại học được điều hành bởi Opus Dei, một tổ chức Công giáo bảo thủ đóng vai trò nổi trội trong cuốn tiểu thuyết ăn khách Mật mã Da Vinci.
Chưa hết, cả nhà thờ và trường đại học nằm đối diện với quảng trường Piazza Navona, nơi một tên sát thủ đã cố gắng dìm chết một hồng y trong cuốn tiểu thuyết khác của Dan Brown – Thiên thần và Ác quỷ.
Theo Thanh Niên
Sào huyệt xa hoa của trùm mafia Italy
Giới chức Italy mới đây đã tịch thu căn nhà của Nicola Schiavone, một trong những trùm mafia khét tiếng của băng nhóm tội phạm Camorra, và phát hiện rất nhiều món đồ quý giá trong tư gia của tên này.
Phòng khách trong căn biệt thự của Nicola Schiavone được trang trí bằng những món đồ nội thất sang trọng và hào nhoáng. Trùm mafia này bị cảnh sát Italy bắt giam và đang trong quá trình xét xử.
Một cảnh sát bước vào phòng tắm (cũng có thể là lối vào của một khu vực bí mật) trong biệt thự của Schiavone. Căn phòng này được tô điểm bằng thủy tinh Murano, một sản phẩm mang tính trang trí cao, luôn được dùng để thể hiện sự giàu có và xa hoa của tầng lớp quý tộc Italy từ xưa tới nay.
Cảnh sát ghi lại hình ảnh của bức tranh Đức Phật được phun sơn vàng, trong khi một chuyên gia đang kiểm tra cấu trúc của tác phẩm.
Tủ đồ của Nicola Schiavone với những chiếc áo mang phong cách vương giả.
Toilet dễ gây lóa mắt bởi "ma trận hai màu xanh - trắng".
Căn biệt thự từng thuộc sở hữu của Schiavone đặt ra nhiều câu hỏi về cách sắp xếp nội thất, khi tên trùm mafia bố trí những bức tượng tôn giáo và ghế ở rất gần nhau.
Đại tá Roberto Prosperi, người ra lệnh tịch thu căn biệt thự, nói rằng Nicola Schiavone thực sự là một kẻ "rất tôn thờ tín ngưỡng", khi khắp tư gia của tên này xuất hiện rất nhiều biểu tượng tôn giáo.
Tác phẩm này có vẻ như dựng lại cảnh ngày Đức Chúa ra đời.
Sau khi khám xét căn nhà, cảnh sát và binh sĩ thận trọng đóng gói những món đồ đắt giá vừa được tịch thu.
Schiavone đã cài đặt hệ thống camera vô cùng tinh vi tại mọi nơi trong căn biệt thự. Sau quá trình kiểm tra, các chuyên gia đã kết luận khung của bức tranh phun vàng này thực chất chứa một chiếc máy quay vô cùng hiện đại.
Theo VNExpress
Người phụ nữ mang thai và 63 kg ma túy Khadija Shah, 25 tuổi, quốc tịch Anh, đã bị bắt giữ tại Pakistan vì cố tuồn 63 kg ma túy (có giá khoảng 3,2 triệu bảng Anh) ra khỏi đất nước này. Ở sở cảnh sát, người phụ nữ này khai rằng, cô ta đang quay trở về Birmingham, Anh, sau chuyến nghỉ dưỡng tại đây, khi đến sân bay thì có một...