Khai quật đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, lộ chi tiết bất ngờ
Với việc phát hiện đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia đã bất ngờ phát hiện cách người xưa chế tác số tượng độc đáo này.
Kể từ năm 1974 đến nay, các chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc khai quật tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc. Theo đó, họ đã tìm được khoảng 8.000 tượng binh sĩ đất nung.
Các chuyên gia cho rằng, Tần Thủy Hoàng cho người tạo ra đội quân đất nung hùng hậu như vậy là để họ hộ tống, bảo vệ ông sang thế giới bên kia.
Hàng ngàn bức tượng binh sĩ đất nung được chế tác với kích thước tương đương người thật. Mỗi bức tượng có vóc dáng, sắc thái gương mặt, kiểu tóc… khác nhau. Theo đó, không bức tượng nào bị lặp lại. Mỗi bức tượng đều là độc nhất vô nhị.
Quá trình chế tác đội quân đất nung được các chuyên gia nhận định là mất khá nhiều thời gian và cần nhiều nghệ nhân có tay nghề cao.
Theo các chuyên gia, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng lăng mộ ngay sau khi đăng cơ lúc 13 tuổi. Đội quân đất nung cũng được chế tác song song với quá trình xây dựng lăng mộ.
Các thợ thủ công đã tạo ra những bộ phận riêng biệt của bức tượng như phần đầu, tay, chân, thân…. Sau khi hoàn thành từng phần, thợ thủ công nung nóng rồi ghép lại thành bức tượng đất nung hoàn chỉnh.
Ước tính, hơn 700.000 thợ thủ công và công nhân lành nghề làm việc liên tục trong khoảng 40 năm để hoàn thành đội quân đất nung hùng hậu cho Tần Thủy Hoàng.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra việc xây dựng hàng ngàn tượng binh sĩ đất nung bắt đầu vào năm 246 trước Công nguyên và kết thúc vào năm 206 trước Công nguyên (tức 4 năm sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời).
Dù trải qua hơn 2.000 năm lịch sử nhưng đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng vẫn còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau khi đưa số tượng lên trên mặt đất, chúng bị oxy hóa khiến màu sắc sặc sỡ biến mất và dần chuyển sang màu nâu xám.
Do đó, các chuyên gia đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo tồn nguyên vẹn đội quân đất nung với hy vọng chúng sẽ sống mãi với thời gian.
12 'gã khổng lồ' bằng đồng bí ẩn của Tần Thủy Hoàng: 3 giả thuyết nhưng không lý giải nổi!
Lai lịch của những bức tượng khổng lồ này bí ẩn không kém gì lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng là vị vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc với "chiến tích" thống nhất sáu nước. Tương truyền, khi ông mới lên ngồi, một trong những việc đầu tiên là ra lệnh tịch thu vũ khí trong thiên hạ và đúc "thập nhị đồng nhân" (mười hai người đàn ông bằng đồng) để trấn giữ ở Hàm Dương, Thiểm Tây, Trung Quốc.
Mười hai người đàn ông bằng đồng này đứng trước sảnh cung A Phòng ở Hàm Dương, kinh đô của nhà Tần. Theo mô tả, những người này mặc trang phục ngoại lai. Mỗi bức tượng đều rất to và nặng, ngày đêm canh giữ cung điện của vua Tần.
Có một số tài liệu đã ghi lại rằng những bức tượng này thậm chí cao hơn 8 mét. Nhưng trước hết, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là tại sao Tần Thủy Hoàng lại đúc thập nhị đồng nhân?
Lý giải cho thắc mắc này, có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó có 3 giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất.
Hình minh họa. Ảnh: Manyanu.
Thứ nhất, để bảo vệ giang sơn. Có người cho rằng sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để duy trì sự ổn định lâu dài và làm cho đất nước trường tồn. Để bảo đảm sự yên bình, vấn đề đầu tiên cần giải quyết là thu giữ và tiêu hủy các loại vũ khí nằm rải rác trong nhân dân.
Thứ hai, do vua Tần tin vào thần linh. Theo sử sách, Tần Thủy Hoàng là người có niềm tin vào thế lực siêu nhiên. Ông từng cầu thần bất tử, tin vào lời của các nhà giả kim, dốc hết sức lực tìm kiếm thuốc trường sinh. "Hán thư - Ngũ hành chí" có ghi: "Vua Tần từng chiêm bao có một người chân dài 5-6 thước đến báo mộng. Người này nói rằng nếu có 12 bức tượng đồng, thì chúng có thể gánh đại họa, giúp thiên hạ thái bình".
Ngay sau giấc mơ này, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh thu hồi binh khí để đúc 12 bức tượng khổng lồ.
Thứ ba, để thay thế vũ khí trong tương lai. Một số học giả cũng tin rằng việc Tần Thủy Hoàng tiêu hủy vũ khí và đúc đồ đồng là để chuẩn bị cho việc sử dụng đồ sắt trong tương lai. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, ông đã kiên quyết loại bỏ vũ khí bằng đồng và thay thế bằng đồ sắt. Tuy nhiên, một số người đã bác bỏ vì không có căn cứ trong thực tế.
Hình minh họa. Ảnh:Manyanu.
Dù có nhiều tranh cãi xoay quanh 12 bức tượng, song, thực hư về số tượng này vẫn chưa thể giải mã. Cho đến nay, chưa ai có thể tìm ra dấu vết của thập nhị đồng nhân.
Một số người tin rằng sau khi nhà Tần bị diệt vong, cung A Phòng bị đốt cháy, những bức tượng này theo đó cũng bị thiêu rụi. Lập luận này bắt đầu từ thời nhà Nguyên và nhà Minh, nhưng bằng chứng lại không đủ thuyết phục.
Một số nhà sử học chỉ ra rằng 12 bức tượng này đã bị tiêu diệt trong tay của Đổng Trác và Phù Kiên. Theo đó, Đổng Trác đã phá hủy 10 trong số 12 bức tượng và đúc chúng thành tiền đồng. Sau đó ông ta ra lệnh chuyển hai bức còn lại đến Trường An. Sau một thời gian lưu lạc khắp nơi, 2 bức tượng cuối cùng cũng bị tiêu hủy.
Một quan điểm khác lạc quan hơn cho rằng thập nhị đồng nhân được mang xuống lăng mộ cùng các bảo vật tinh xảo khác và trở thành đồ tùy táng của Tần Thủy Hoàng. Hiện tại, vì một số lý do kỹ thuật nên việc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn chưa thể thực hiện nên tung tích của 12 bức tượng vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp.
Quật mộ, chuyên gia 'đứng tim' vì lời nguyền chết chóc trên quan tài Khi khai quật ngôi mộ cổ khoảng 1.000 tuổi ở Thiểm Tây, Trung Quốc, các chuyên gia tìm thấy một quan tài có khắc lời nguyền chết chóc. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, chủ nhân ngôi mộ cổ trên là một bé gái chết khi khoảng 9 tuổi. Bên trong ngôi mộ có nhiều đồ tùy táng giá trị....