Khai mạc Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXIV năm 2022
Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc năm 2022 diễn ra từ ngày 26-29/10, với sự tham gia của 220 sinh viên và 81 giảng viên đến từ 36 trường Đại học, Học viện trong cả nước.
Kết thúc kỳ thi, Ban tổ chức sẽ trao giải nhất, nhì, ba, khuyến khích cho từng phần thi và giải tập thể đối với các đoàn có thành tích cao. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Chiều 26/10, Lễ khai mạc Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXIV – năm 2022 được tổ chức tại Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội).
Đây là hoạt động thường niên do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Vật lý Việt Nam và các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước tổ chức nhằm khuyến khích sinh viên phát huy tính sáng tạo, thúc đẩy phong trào học tập môn Vật lý ở các trường đại học.
Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc năm 2022 diễn ra từ ngày 26-29/10, với sự tham gia của 220 sinh viên và 81 giảng viên đến từ 36 trường Đại học, Học viện trong cả nước. Các thí sinh tham gia 3 phần thi gồm: trắc nghiệm, giải bài tập và thực nghiệm.
Video đang HOT
Kiến thức tại từng phần thi chủ yếu xoay quanh chương trình Vật lý đại cương được giảng dạy tại các trường và tập trung vào ứng dụng thực tiễn. Kết thúc kỳ thi, Ban tổ chức sẽ trao giải nhất, nhì, ba, khuyến khích cho từng phần thi và giải tập thể đối với các đoàn có thành tích cao.
Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, cho biết Vật lý là một ngành khoa học vô cùng quan trọng, bao gồm cả khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Những kiến thức về Vật lý không chỉ giúp chúng ta hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái đất và trong toàn vũ trụ, mà còn là nền tảng cho sự phát triển và tiến hóa của các ngành khoa học kỹ thuật-công nghệ khác như công nghệ nano, máy tính lượng tử, điện tử-viễn thông, hàng không-vũ trụ, năng lượng…
Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa hy vọng thông qua các cuộc thi, các buổi giao lưu cùng sinh viên cũng như các thầy cô, các nhà khoa học đến từ mọi miền đất nước, các em sẽ tiếp tục lựa chọn,theo đuổi ngành học này để đóng góp cho sự phát triển của ngành Vật lý và nhiều ngành khoa học, công nghệ-kỹ thuật quan trọng khác của đất nước trong tương lai.
Phó Giáo sư-Tiến sỹ Chu Đình Thúy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Vật lý Việt Nam, chia sẻ cùng với sự tham gia tích cực của các Hội Vật lý địa phương và Chi hội Vật lý cơ sở thuộc Hội Vật lý Việt Nam, đến nay đã có 23 kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc được tổ chức trên nhiều địa phương khác nhau với số lượng các đội dự thi ngày càng nhiều và kết quả thu được ngày càng tốt đẹp hơn. Năm nay, kỳ thi được tổ chức tại Trường Đại học Phenikaa với 36 đội thi.
Với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Trường Đại học Phenikaa, Ban tổ chức đã làm việc rất chuyên nghiệp khi chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cho kỳ thi, nhằm tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho sinh viên về môn Vật lý. Từ đó, tìm kiếm, phát hiện tài năng trẻ trong lĩnh vực Vật lý; đồng thời, giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ đam mê học tập và nghiên cứu Vật lý; chia sẻ những kiến thức mới về ứng dụng Vật lý trong đời sống.
Ngay sau lễ khai mạc, các đội tuyển bước vào phần thi trắc nghiệm đầu tiên. Trong khuôn khổ của kỳ thi, Trường Đại học Phenikaa đã tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao tình đoàn kết hữu nghị giữa các đoàn như giao lưu văn nghệ, tham quan; giao lưu, trao đổi về nghiên cứu khoa học và giảng dạy Vật lý giữa Trường Đại học Phenikaa với các đoàn.
Đây là cơ hội để cán bộ, giảng viên các đoàn dự thi cùng trao đổi thông tin, kinh nghiệm và khả năng hợp tác giữa các trường nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy Vật lý.
Lễ bế mạc và trao giải Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 29/10 tới.
Trường ĐH Kiên Giang thúc đẩy, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Hơn 200 sinh viên Trường ĐH Kiên Giang tham dự Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022.
Trường ĐH Kiên Giang vừa khai mạc Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022, với sự tham dự của hơn 200 sinh viên, giảng viên, viên chức.
Theo TS Nguyễn Văn Thành, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Kiên Giang là cơ sở giáo dục đại học đào tạo theo định hướng ứng dụng. Thúc đẩy, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong toàn trường là hoạt động trọng tâm. Với 2 mục tiêu lớn là hỗ trợ cho người học có tinh thần khởi nghiệp, thực hiện hành trình khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường; hai là hỗ trợ người học khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp.
Từ năm 2016 đến nay, Trường ĐH Kiên Giang đã tăng cường kết nối các mối quan hệ với doanh nghiệp để sinh viên có thể tiếp cận, trao đổi, có cơ hội thực hành thực tập trực tiếp, từ đó trau dồi kiến thức chuyên môn, học hỏi cách thức tổ chức, vận hành của doanh nghiệp.
Các ý tưởng, dự án ngày càng đi vào trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi cao và phù hợp với sinh viên, nhiều dự án nhận được phản hồi tích cực từ ban giám khảo các cuộc thi.
"Môi trường đại học được xác định là thành phần quan trọng nằm trong hệ sinh thái khởi nghiệp, mong rằng các bạn sinh viên hãy tăng cường tìm hiểu các hoạt động khởi nghiệp phù hợp gắn với chuyên môn, trau dồi kiến thức, kỹ năng để có thể khởi nghiệp thành công trong tương lai", TS Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh.
Trường ĐH Kiên Giang khai mạc Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022.
Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022 được diễn ra từ ngày 24/10 đến ngày 30/10 với chuỗi hoạt động: Tổ chức chung kết Cuộc thi KGU Startup, lần III; Hội thảo "Xây dựng hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trường ĐH Kiên Giang năm 2022"; ký kết hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp liên quan về hoạt động Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...
Tại lễ khai mạc, Trường ĐH Kiên Giang đã trao giấy chứng nhận cho 6 dự án lọt vào vòng bán kết cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo KGU Startup 2022", đồng thời ra mắt Câu lạc bộ Sinh viên khởi nghiệp thuộc Trường Đại học Kiên Giang.
Mức độ tiếp cận giáo dục đại học còn thấp? Bên cạnh nhận định về chất lượng giáo dục đại học đang ngày càng cải thiện, cũng có ý kiến cho rằng, mức độ tiếp cận giáo dục đại học còn thấp. Theo các chuyên gia, một phần do chất lượng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống còn chênh lệch, nhiều trường đại học chưa tạo...