Khai mạc Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc năm 2022
Chiều 26/10, Lễ khai mạc Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc lần thứ XXIV năm 2022 được tổ chức tại Trường ĐH Phenikaa.
Diễn ra từ 26 đến 29/10, Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc năm nay có sự tham gia của 220 sinh viên, 81 giảng viên đến từ 36 trường ĐH, học viện trong cả nước.
Các thí sinh sẽ tham gia 3 phần thi gồm: Trắc nghiệm, giải bài tập và thực nghiệm. Kiến thức từng phần thi chủ yếu xoay quanh chương trình Vật lí đại cương được giảng dạy tại các trường và tập trung vào ứng dụng thực tiễn.
Kết thúc kỳ thi, Ban tổ chức sẽ trao giải nhất, nhì, ba, khuyến khích cho từng phần thi và giải tập thể đối với các đoàn có thành tích cao.
Toàn cảnh lễ khai mạc.
Ngay sau khai mạc, các đội tuyển đã bước vào phần thi trắc nghiệm. Để kỳ thi diễn ra tốt đẹp, Trường ĐH Phenikaa đã chuẩn bị chu đáo và tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở chất như hỗ trợ hệ thống máy tính cấu hình cao, bảo đảm đường truyền internet ổn định. Đội ngũ kỹ thuật viên, tình nguyện viên của Trường cũng luôn bám sát các phòng thi, nhiệt tình hướng dẫn thí sinh đăng nhập vào hệ thống và kịp thời hỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật để thí sinh yên tâm làm bài.
GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa cho biết: Vật lí là một ngành khoa học vô cùng quan trọng, bao gồm cả khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Kiến thức về Vật lí không chỉ giúp chúng ta hiểu được bản chất các sự vật, hiện tượng tự nhiên mà còn là nền tảng cho sự phát triển, tiến hóa của các ngành khoa học kỹ thuật – công nghệ khác, như công nghệ nano, máy tính lượng tử, điện tử – viễn thông, hàng không – vũ trụ, năng lượng…
Video đang HOT
GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa phát biểu tại lễ khai mạc.
Thầy Hiệu trưởng hy vọng, thông qua cuộc thi, giao lưu cùng bạn bè, thầy cô, các nhà khoa học đến từ mọi miền đất nước, các sinh viên sẽ tiếp tục lựa chọn, theo đuổi ngành học này để đóng góp cho sự phát triển của ngành Vật lí, cũng như nhiều ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật quan trọng khác của đất nước trong tương lai.
Phát biểu khai mạc chương trình, PGS.TS Chu Đình Thúy – Phó Chủ tịch thường trực Hội Vật lí Việt Nam chia sẻ, cùng với sự tham gia tích cực của các Hội Vật lí địa phương và Chi hội Vật lí cơ sở thuộc Hội Vật lí Việt Nam, đến nay đã có 23 kỳ thi Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc được tổ chức. Số lượng các đội dự thi ngày càng nhiều và kết quả thu được ngày càng tốt đẹp hơn. Năm nay, kỳ thi được tổ chức tại Trường ĐH Phenikaa với 36 đội thi.
Một đội dự thi Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc lần thứ XXIV năm 2022.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Vật lí khẳng định, với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Trường ĐH Phenikaa, Ban tổ chức đã làm việc rất chuyên nghiệp khi chuẩn bị đẩy đủ mọi điều kiện cho kỳ thi. Có thể nói, đến lúc này mọi yêu cầu về tinh thần và vật chất của kỳ thi đã sẵn sàng vào cuộc chắc chắn kỳ thi sẽ thi được thành công tốt đẹp.
Trong khuôn khổ của kỳ thi, Trường ĐH Phenikaa đã tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao tình đoàn kết hữu nghị giữa các đoàn như: Giao lưu văn nghệ, thăm quan…; đặc biệt phải kể đến là tổ chức giao lưu, trao đổi về nghiên cứu khoa học và giảng dạy Vật lí giữa Trường ĐH Phenikaa với các đoàn.
Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc là hoạt động thường niên do Bộ GD&ĐT, Hội Vật lí Việt Nam và các trường ĐH, CĐ trong cả nước tổ chức. Kỳ thi nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên về môn Vật lí; góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí tại các trường ĐH, Học viện trong cả nước.
Đây là cơ hội để cán bộ, giảng viên các đoàn dự thi trao đổi thông tin, kinh nghiệm bổ ích, đồng thời bàn về khả năng hợp tác giữa các trường để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy Vật lí.
Mức độ tiếp cận giáo dục đại học còn thấp?
Bên cạnh nhận định về chất lượng giáo dục đại học đang ngày càng cải thiện, cũng có ý kiến cho rằng, mức độ tiếp cận giáo dục đại học còn thấp.
Theo các chuyên gia, một phần do chất lượng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống còn chênh lệch, nhiều trường đại học chưa tạo được "sức hút" với người học.
Câu chuyện an sinh xã hội
Theo GS.TS Đặng Ứng Vận - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Văn phòng Chính phủ, dường như sức hấp dẫn của giáo dục đại học đối với thế hệ trẻ có phần giảm sút. Trước đây, khi thi đại học là nhiều người thi và một người đỗ. Trúng tuyển vào đại học là một vinh hạnh lớn.
Tuy nhiên, hiện nay sinh viên vào các trường đại học không háo hức như trước. Nhiều học sinh có suy nghĩ, học kiểu gì cũng vào được đại học. Nếu không vào được các trường tốp đầu thì sẽ vào các trường có chất lượng thấp hơn. Điều này làm giảm động lực học tập của các em. Khi các em vào trường mà không có động lực học tập sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, do mức lương khi sinh viên tốt nghiệp ra trường được trả quá thấp, như ngành giáo dục mầm non, dù có tốt nghiệp đại học vẫn chỉ trả lương trung cấp, nay theo Luật Giáo dục 2019 mới được hưởng theo bằng cao đẳng.
Mặt khác, hiện sức tiêu thụ các sản phẩm giáo dục đại học theo đúng nghĩa của nền kinh tế Việt Nam không cao. Một vấn đề nữa, khi có ngành nghề nào đó dễ được tuyển dụng thì các trường sẽ ồ ạt mở lớp đào tạo. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên lượng nhân lực cần thiết không lớn. Chỉ cần đào tạo 1 - 2 năm là ngành đó không tuyển sinh được nữa. Điều này cho thấy, việc đào tạo của các trường hiện nhanh bị bão hòa do nền kinh tế chưa tiêu thụ hết các sản phẩm đào tạo có lượng đầu ra lớn như vậy.
TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhìn nhận, một số trường vẫn loay hoay sẽ tự chủ ở mức nào. Nếu tự chủ hoàn toàn sẽ không nhận tiền từ ngân sách Nhà nước và nguồn thu phụ thuộc nhiều vào học phí. Vì thế, khi thực hiện cơ chế tự chủ, học phí cao cũng là một trong những lý do khiến nhiều thí sinh quyết định không học đại học.
Tại chương trình tọa đàm với chủ đề "Giáo dục đại học - Thách thức và Cơ hội", bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhìn nhận, tự chủ phải tính đúng, tính đủ các khoản chi cho giáo dục, đào tạo. Nhưng chúng ta vẫn loay hoay câu chuyện thực hiện an sinh xã hội. Chúng ta đã có lộ trình tăng học phí nhưng sau đại dịch Covid -19, thu nhập của người dân khó khăn nên đặt ra vấn đề phải tạm dừng tăng học phí.
"Vấn đề an sinh xã hội, tự chủ của trường đại học sẽ được giải quyết như thế nào? Chúng ta phải tính cho các trường ra sao. Trường đại học loay hoay với vấn đề nâng cao chất lượng nhưng lại không được nâng học phí. Tôi cho rằng, cần tính đầy đủ, hài hòa giữa an sinh xã hội với vấn đề trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng, xã hội trong việc đầu tư thỏa đáng cho giáo dục đại học" - bà Hoa đặt vấn đề.
Sinh viên Trường ĐH Phenikaa thuyết trình dự án ý tưởng khởi nghiệp. Ảnh: Website của trường
Cần điều chỉnh cân bằng cung cầu
Trước thông tin, tỷ lệ người theo học đại học thấp hơn so với thế giới, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trao đổi, nếu tính quy mô trung bình 6.000 - 7.000 sinh viên/trường thì thấp, mặc dù cơ sở giáo dục đại học nhiều. Song trong quan hệ thị trường, thì nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao đã tính từ đại học, sau đại học như các nước khác chưa? Ngoài ra, nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính cũng sẽ bó hẹp nên không tăng nhanh số lượng được. Mặc dù có nhiều biến chuyển và thành tích nhưng chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học chưa đồng đều để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt khác, người học luôn cân nhắc giữa chi phí với lợi ích đạt được. Lựa chọn trường này hay trường kia, trong nước hay nước ngoài; thậm chí là đi học hay không đi học. Đặc biệt, nếu người học chưa tin tưởng chất lượng thì số lượng không thể tăng được. Các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Nhìn chung, rõ ràng quy mô đào tạo, yêu cầu nhân lực chất lượng cao chưa tương xứng.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, những năm qua, số lượng và chất lượng học đại học tăng khá tốt. Chúng ta thấy, bức tranh rất rõ trong tuyển sinh 2 năm vừa rồi. Các trường tuyển sinh ngày càng tốt cả về quy mô và chất lượng đầu vào.
GS.TSKH Đặng Ứng Vận cho rằng, chúng ta cần điều chỉnh tốt cân bằng cung cầu. Nếu tiếp tục mở thêm trường để tăng tỷ lệ sinh viên so với số dân vẫn xảy ra thách thức như hiện nay. Đồng thời gây khó cho các trường trong tuyển sinh. Cần có biện pháp để tăng sức hấp dẫn sản phẩm đào tạo của các trường đại học. Khi đó, tự khắc sẽ chuyển dịch sang mức cầu cao hơn.
Nhấn mạnh, những gì mà các trường đại học đang làm ngày hôm nay, kết quả của nó sẽ chỉ đến sau 5, 10 năm, GS.TS Phạm Thành Huy - Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa nêu quan điểm, cần có hoạch định đúng đắn, đặc biệt là các chính sách của Nhà nước để hỗ trợ sự phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chúng ta không chỉ bàn đến bậc đại học mà cần tập trung hơn nữa vào đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). "Để tạo ra những ngành công nghệ mới, có tác động làm thay đổi/phát triển các lĩnh vực mới, hoặc tạo ra sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp thì việc tập trung lực lượng đủ lớn các nhà khoa học là cần thiết" - GS.TS Phạm Thành Huy chia sẻ đồng thời lưu ý: Trước tiên, các trường đại học cần phát triển mạnh hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với nền tảng là nhóm nghiên cứu phát triển. Mạnh hơn nữa là trung tâm nghiên cứu, tổng công ty khởi nghiệp trước khi được đưa ra đầu tư một cách toàn diện ở các doanh nghiệp.
Theo GS.TS Phạm Thành Huy, về mặt chính sách, chúng ta dựa trên cơ sở dữ liệu hôm nay để dự đoán sự phát triển trong tương lai. Từ đó đưa ra những chính sách phù hợp, hội tụ được các nguồn lực trong trường đại học. Trên cơ sở đó, các trường đại học có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra được những tác động lớn không chỉ về mặt khoa học công nghệ mà còn trong các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.
Thái Nguyên: Khai mạc thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT Sáng 18-10, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp THPT. Tham dự Hội thi có 286 giáo viên đến từ 31 trường THPT của tỉnh và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Văn hóa (Bộ Công an). Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao Cờ lưu niệm cho đại diện các đoàn có...