Khai mạc Hội thi giảng viên dạy giỏi Trường Chính trị tỉnh năm 2019
Hội thi giảng viên dạy giỏi Trường Chính trị tỉnh là một hoạt động ý nghĩa quan trọng, thiết thực đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.
Sáng 31/10, Trường Chính trị tỉnh tổ chức khai mạc Hội thi giảng viên dạy giỏi năm 2019. Dự hội thi có đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hiệu trưởng nhà trường; đại diện Ban Tổ chức; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
TS Nguyễn Thị Hồng Hoa – HIệu trưởng Trường Chính trị tỉnh phát biểu khai mạc hội thi. Ảnh: Thanh Lê
Hội thi giảng viên dạy giỏi Trường Chính trị tỉnh là một hoạt động ý nghĩa quan trọng, thiết thực đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.
Thông qua hội thi sẽ thúc đẩy giảng viên tích cực cập nhật kiến thức mới, đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện kỹ năng; là dịp để các giảng viên các khoa, phòng học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nhà.
Video đang HOT
Từ đó, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, giúp các giảng viên tiếp tục nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm chuyên môn, tình cảm nghề nghiệp.
Tặng hoa chúc mừng các giảng viên tham dự hội thi. Ảnh: Thanh Lê
Mặt khác, thông qua quá trình chuẩn bị tổ chức hội thi sẽ là dịp và điều kiện tốt để nhà trường đánh giá, phân loại giảng viên, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong những năm tiếp theo.
Đồng thời thông qua tổ chức hội thi, phát hiện, động viên kịp thời và nhân rộng các nhân tố tích cực, sáng tạo trong hoạt động sư phạm của giáo viên để thúc đẩy cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong 2 ngày (31/10 và 1/ 11), 9 giảng viên tham dự hội thi sẽ thể hiện phần thi giảng bài trong thời gian 45 phút. Hội đồng chấm thi sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí quy chuẩn đã được thống nhất. Ảnh: Thanh Lê
Qua đó, nhà trường có thêm căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bổ sung quy chế, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của nhà trường hàng năm, tạo điều kiện để thúc đẩy hơn nữa việc đổi mới phương thức giảng dạy và học tập, góp phần tạo sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả hơn trong công tác giảng dạy lý luận chính trị.
Hội thi là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm Ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam (20/11); kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống của Trường Chính trị tỉnh (18/11/1946 -18/11/2019).
Thanh Lê
Theo baonghean
Giúp phụ huynh an tâm khi con đến trường
Đột phá trong cách nghĩ, cách làm, từ 2 năm qua, ngành giáo dục quận 3 (TPHCM) đã định hướng cho các trường tiểu học trên địa bàn thử nghiệm các tiết dạy có phụ huynh học sinh tham gia cùng giáo viên, nhằm tìm ra tiếng nói chung trong việc phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình.
Ảnh minh họa
Mới đây, nhiều phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền được nhà trường mời tham dự tiết học tại lớp cùng con em mình để hiểu hơn về phương pháp giảng dạy của giáo viên, từ đó có sự chia sẻ, ủng hộ đối với hoạt động dạy và học, tạo cầu nối giữa nhà trường và gia đình, thực hiện tốt xã hội hóa trong việc dạy và học.
Đến tham dự lớp học cùng con, phụ huynh đã hiểu được nỗi vất vả, sự dày công đầu tư cho một bài giảng của thầy cô giáo. Trước đó một tuần, cô giáo đã phải lên kế hoạch chuẩn bị thật kỹ. Đầu tiết, cô giáo giới thiệu với lớp về sự có mặt của các phụ huynh đến tham dự, cả lớp vỗ tay chào và hát một bài để chào đón. Cô ôn lại bài cũ, sau đó vô chủ đề bài mới. Trong quá trình học, học sinh được tương tác với thiết bị và đồ dùng dạy học; cô giáo đặt nhiều câu hỏi gợi mở và cho thảo luận nhóm, mời phụ huynh trực tiếp lên từng nhóm xem các học sinh thảo luận như thế nào. Cuối tiết, cô ôn lại kiến thức bài giảng và cho học sinh tham gia trò chơi giải ô chữ, với nội dung các ô cần giải mã là một từ khóa nằm trong bài vừa học. Kết thúc buổi học, phụ huynh lên tặng hoa và chụp hình lưu niệm với cô tại lớp.
Chị Mỹ Dung, phụ huynh học sinh lớp 2C, nhận xét về tiết dạy của cô giáo: "Cô đầu tư rất kỹ về bài giảng và sử dụng thiết bị máy chiếu, bảng tương tác, dụng cụ hỗ trợ học tập, nên tiết học rất sinh động. Qua tiết học, chúng tôi thấy được bản lĩnh, năng lực cũng như sự tận tụy của giáo viên, đồng thời an tâm hơn khi hiểu được tình hình con mình học tập trên lớp như thế nào".
Thầy Nguyễn Hoàng Lâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền, cho biết: "Qua tham dự tiết học, phụ huynh thấy rằng giáo viên chủ nhiệm đã đầu tư rất kỹ lưỡng về kiến thức, thái độ chăm sóc học sinh tận tâm nên cảm thấy an tâm hơn khi con em mình đến trường".
PHẠM ANH THƯ
Theo SGGP
Vì sao mô hình trường tiểu học tiên tiến tại TPHCM khó triển khai? Nhằm tiếp cận mục tiêu hội nhập giáo dục khu vực và quốc tế, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TPHCM không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và mở rộng mô hình giáo dục tiên tiến hội nhập ở các bậc học. Tuy nhiên, mô hình trường tiểu học tiên tiến khó triển khai mở rộng. Một tiết...