Khai mạc Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị khu vực phía nam
Sáng 27-4, tại TP Bà Rịa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức khai mạc Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, trường cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể T.Ư lần thứ VII – khu vực phía nam.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng trao cờ lưu niệm cho các đoàn dự thi.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Trưởng Ban Chỉ đạo hội thi, dự.
Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, trường cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể T.Ư lần thứ VII năm 2021 lần đầu tiên thu hút 74/74 trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, trường cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể T.Ư đăng ký dự thi. Trong đó, có 63 trường chính trị cấp tỉnh, 11 trường bộ, ngành.
Hội thi khu vực phía nam gồm các trường từ Đà Nẵng trở vào có 34 trường, với 65 thí sinh gồm: 63 giảng viên của 32 trường chính trị và hai giảng viên của hai trường bộ, ngành.
Giảng viên dự thi thực hiện ba nội dung thi gồm: Thi giáo án, thi viết và thi giảng. Kết quả thi là điểm trung bình của ba phần thi, trong đó, phần thi giảng được tính điểm hệ số 3. Điểm khoa học là điểm quy đổi công trình khoa học được nghiệm thu hoặc công bố giữa hai kỳ hội thi của giảng viên dự thi, là điều kiện để Hội đồng giám khảo xếp loại danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi”, “Giảng viên dạy giỏi xuất sắc”.
Phát biểu ý kiến khai mạc hội thi, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức định kỳ ba năm một lần, là ngày hội thi đua thao giảng lớn của các thầy giáo, cô giáo các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các bộ, ngành trong cả nước.
Hội thi có ý nghĩa thiết thực nhằm thực hiện phương châm: “Học viên là trung tâm, giảng viên là động lực, nhà trường là nền tảng” và “muốn có học viên giỏi phải có giảng viên giỏi”, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các trường chính trị, trường bộ, ngành. Đây là cơ hội quan trọng để các giảng viên giảng dạy lý luận chính trị, nhất là những đồng chí giảng viên trẻ, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy, cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy, trau dồi kỹ năng sư phạm, là dịp để cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên các trường thống nhất nhận thức về yêu cầu “đạt chuẩn” của đội ngũ giảng viên trên tất cả các tiêu chí: bản lĩnh chính trị; chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm; nắm chắc lý luận, am tường thực tế; có khả năng truyền cảm hứng trong học tập lý luận chính trị, lan tỏa, làm sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới học viên nói riêng và cán bộ, đảng viên nói chung…
Video đang HOT
Đồng thời, thông qua quá trình chuẩn bị tổ chức, lựa chọn và đề cử giảng viên tham gia hội thi, các trường có điều kiện để đánh giá, phân loại giảng viên chính xác hơn, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong những năm tiếp theo.
Kết quả Hội thi không chỉ là việc lựa chọn, công nhận giảng viên dạy giỏi, mà còn là cơ sở khẳng định thành tích, kinh nghiệm trong tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát hiện những giảng viên có năng lực, động viên, biểu dương kịp thời thành tích, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của các trường chính trị, trường bộ, ngành trong cả nước.
Việc tổ chức hội thi cũng là cơ sở quan trọng để Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu và tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đội ngũ giảng viên của các trường, đồng thời nghiên cứu, rút kinh nghiệm, xây dựng, thống nhất quản lý và đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, học tập; bổ sung quy chế, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, Hội thi được tổ chức sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp là hoạt động cụ thể, thiết thực để triển khai Nghị quyết Đại hội, trong đó có nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, khắc phục bằng được tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị của không ít cán bộ, đảng viên.
Theo kế hoạch, hội thi sẽ bế mạc vào ngày 28-4.
Giảng viên đại học tranh tài nghiệp vụ sư phạm
Mới đây (11/11), Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức khai mạc hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất năm 2020.
Hội thi nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên; đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy và kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học. Tạo điều kiện giảng viên học tập, trải nghiệm và trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và cùng phát triển nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Thông qua các hoạt động của hội thi cũng giúp phát hiện, tuyên dương và tổng kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn, những mô hình, phương pháp giảng dạy hiệu quả trong các hoạt động giáo dục đại học.
Cùng đó, cũng góp phần khuyến khích các giảng viên tự rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp.
Hội thi năm nay có 24 đơn vị đăng kí dự thi với 30 đội thi (17 đội ở khối đào tạo giáo viên và 13 đội ở khối không đào tạo giáo viên).
Các đội thi sẽ phải trải qua 2 hình thức thi: Thi theo đội và thi cá nhân. Cụ thể, thi theo đội gồm các phần: Hiểu biết sư phạm; Xử lý tình huống sư phạm; Tự chọn (Chào hỏi hoặc Năng khiếu).
Với hình thức thi cá nhân, gồm các phần Hùng biện; Tự chọn (Năng khiếu hoặc Tư vấn, hướng dẫn sinh viên học tập, rèn luyện hoặc Thiết kế hoạt động giáo dục).
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đặc biệt nhấn mạnh về ý nghĩa cuộc thi này.
Bởi theo ông Thưởng, đối với công tác giáo dục nói chung và người làm công tác giảng dạy nói riêng, nghiệp vụ sự phạm đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức, "truyền lửa" và hướng dẫn kỹ năng.
"Trình độ chuyên môn hết sức cần thiết nhưng nếu không có trình độ về nghiệp vụ sư phạm để truyền tải chuyên môn, để nắm bắt tâm tư, tình cảm, tâm lý người học, không có khả năng xử lý tình huống sư phạm thì trình độ chuyên môn đó không thể lan toả hết được. Chính vì thế một giảng viên giỏi cần hài hoà trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để kiến thức của mình tới được với người học", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ tại hội thi. Ảnh: Thanh Hùng
Theo Thứ trưởng Thưởng, ngoài kiến thức chuyên môn, người thầy giỏi còn phải có kiến thức tâm lý, bao gồm kiến thức tâm lý chung và tâm lý sư phạm, để nắm bắt tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh, cảm xúc, thái độ để những ứng xử phù hợp.
Kết quả hội thi do đó cũng là một căn cứ đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên, làm cơ sở để các cơ quan quản lý, các cơ sở giáo dục đại học điều chỉnh việc thực hiện giảng dạy. Cùng đó, có kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.
Các giảng viên tham dự hội thi sẽ được nhận chứng nhận và nếu đạt các yêu cầu của Hội thi sẽ đạt danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm. Đây là một hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh có ý nghĩa đối giảng viên.
Bóng hồng tài năng Bách khoa là dân IT sở hữu chiều cao 1m71 Ấn tượng với sự nhí nhảnh, xinh đẹp, sở hữu chiều cao 1m71, lại là một trong những "bóng hồng IT" hiếm hoi của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Thu Hường khẳng định: "Nữ sinh không thua kém gì nam sinh". Nguyễn Thị Thu Hường (2000) hiện đang là sinh viên năm ba, ngành Khoa học Máy tính trường Đại học...