Khai mạc Hội nghị Trung ương 9
Trong 3 ngày làm việc, hội nghị sẽ xem xét tờ trình quy hoạch Ban chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026; lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư…
Sáng 25/12, Hội nghị Trung ương 9 khai mạc tại Hà Nội và dự kiến làm việc tới 27/12.
Tại hội nghị lần này, Trung ương sẽ xem xét tờ trình quy hoạch Ban chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026; lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nội dung khác.
Về quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khoá tới, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình cho biết một trong những điểm mới của quy trình lần này so với trước đây là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm trực tiếp của các cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu các cấp trong việc xem xét, phát hiện, giới thiệu nhân sự của địa phương, cơ quan, đơn vị mình vào quy hoạch cấp chiến lược.
Ảnh: Đoàn Bắc.
Việc quy hoạch đã được tiến hành trước đó với bốn bước từ cơ sở theo kế hoạch của Bộ Chính trị. Ba độ tuổi được quy hoạch là dưới 55, dưới 50 và dưới 45. Trong đó, nhóm dưới 45 tuổi thì không yêu cầu phải giữ chức vụ hiện hành và được xem là diện cán bộ tạo nguồn cho các khóa tiếp theo, có thể tham gia làm nhân sự dự khuyết Trung ương.
Với nội dung lấy phiếu tín nhiệm,theo Quy định 262 của Đảng, việc này được tiến hành vào năm thứ 3 (giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp). Trên phiếu có ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với 3 mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.
Theo quy định, Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm có danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư. Bộ Chính trị chủ trì việc lấy phiếu tín nhiệm.
Sau khi các Ủy viên Trung ương ghi phiếu, bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu sẽ làm việc và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương.
Video đang HOT
Những người có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp. Những người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
“Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ”, Quy định 262 nêu.
Nhật Lâm
Theo Zing.vn
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Lấy phiếu tín nhiệm không phải để truy trách nhiệm, thay cán bộ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải là để truy trách nhiệm hay thay cán bộ ngay. Cái chính ở đây là có răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, sai thì phải sửa, thấy khuyết điểm thì rút kinh nghiệm.
Chiều 24/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm báo kết quả kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Không đủ năng lực tốt nhất nên từ chức
Phát biểu tại đây, cử tri Trần Ngọc Toán (phường Tràng Tiền) đồng tình với việc kỳ họp thứ 6 vừa qua Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Theo ông Toán, qua việc lấy phiếu tín nhiệm, từng đại biểu Quốc hội cũng như cử tri đánh giá được sự rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực, vai trò trách nhiệm của mỗi vị tư lệnh bộ, ngành.
Cử tri Trần Ngọc Toán - phường Tràng Tiền phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri
Qua lấy phiếu tín nhiệm, bản thân họ thể hiện lòng tự trọng có đủ năng lực, uy tín để đảm đương được chức vụ đó hay không. "Nếu thấy không còn khả năng, không đủ năng lực thì nên thực hiện văn hóa từ chức là tốt nhất", cử tri Toán nói.
Tuy nhiên, ông Toán băn khoăn khi tỷ lệ % các mức tín nhiệm của từng chức danh được lấy phiếu tín nhiệm quá chênh lệch. Qua đó, cử tri nhận thấy chưa thực sự thuyết phục, vẫn còn tình trạng nể nang.
"Một số vị tư lệnh bộ ngành, nhân dân chưa hài lòng mà vẫn đạt tỷ lệ cao, đáng lẽ họ còn phải đạt tỷ lệ thấp nữa", ông Toán nói và đề nghị Quốc hội nghiên cứu có nên mở rộng phạm vi để cử tri bỏ phiếu tín nhiệm tại các đơn vị họ ứng cử hay không.
Cùng mối quan tâm, theo cử tri Lưu Huy Vinh (phường Thành Công, quận Ba Đình), lấy phiếu tín nhiệm là chủ trương đúng, có tác dụng rất tốt. Nhưng qua theo dõi kết quả 3 lần lấy phiếu tín nhiệm, ông Vinh cho rằng, cần quy định rõ hơn về tiêu chí đánh giá cán bộ.
"Đây là công việc hết sức khó khăn vì nếu theo cảm tính, thích người này, không thích người kia, hoặc do cảm tình nể nang thì sẽ không đánh giá đúng cán bộ", ông Vinh nói.
Cử tri Vinh nêu cụ thể, tại kỳ họp thứ 6, kết quả lấy phiếu tín nhiệm có cán bộ trái ngược nhau hoàn toàn như Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo có 140 phiếu tín nhiệm cao, nhưng có 137 phiếu tín nhiệm thấp hay Bộ trưởng Giao thông Vận tải có 142 tín nhiệm cao, nhưng có 107 tín nhiệm thấp...
"Điều này thể hiện phần nào việc đánh giá tín nhiệm của đại biểu Quốc hội có phần chưa thấy chính xác, ý kiến trái chiều nhau còn quá cao", ông Lưu Huy Vinh nhận định.
Trung ương sắp lấy phiếu tín nhiệm
Lắng nghe ý kiến của cử tri, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý, đừng gọi là "bỏ phiếu tín nhiệm" mà là lấy phiếu tín nhiệm.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, mục đích của lấy phiếu tín nhiệm là thăm dò tín nhiệm. Trên cơ sở lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, sắp tới Trung ương cũng lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư.
"Lấy phiếu không phải cốt là để truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giải thích, lấy phiếu tín nhiệm có tính răn đe, ngăn ngừa giáo dục, cảnh tỉnh là chính. Còn người được lấy phiếu tín nhiệm mà có số phiếu tín nhiệm thấp trên 50% thì phải xử lý và đã có quy định.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, chúng ta không mong phải thay cán bộ mà cốt là để thấy sai để sửa, thấy khuyết điểm để rút kinh nghiệm.
"Tôi nói nhiều lần rồi, kể cả trong đấu tranh phòng chống tham nhũng cũng thế, xử lý một vài người để cứu muôn người, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe. Bác Hồ cũng nói chặt một cái cành để cứu cả cái cây. Tốt nhất là không phải chặt, dùng thuốc chữa được thì cố gắng", ông Nguyễn Phú Trọng nói.
Còn tại sao lại có 3 mức tín nhiệm (tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp) mà không phải 2 mức tín nhiệm (tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giải thích, nếu chỉ 2 mức tín nhiệm thì độ rủi ro "nói thật là hơi cao quá".
"Giả sử độ một nửa phải thay thì lấy ai làm, thay kịp không? Có khi mình chỉ nghe một thông tin này thôi chưa chắc đã chính xác thì đã cho ông này phiếu thấp thì nguy hiểm lắm", người đứng đầu Đảng, Nhà nước cho biết, vấn đề này đã bàn nhiều rồi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, với 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp, mà "anh nào tín nhiệm thấp cũng là buồn lắm rồi, chứ không phải không buồn đâu, cũng tâm trạng lắm rồi". Trong khi có những ngành khách quan là khó như giáo dục khó vô cùng, y tế khó vô cùng.
"Có làm mới biết cũng gian nan lắm, phải thông cảm chia sẻ nên chỗ này phải rất thận trọng", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Quang Phong
Theo Dantri
Hội nghị TƯ 9: "Không để lọt những người cơ hội chính trị, xu nịnh" Trước thềm Hội nghị Trung ương 9, ông Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã trao đổi với báo chí về công tác nhân sự Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Khắc phục cho được những sơ hở, hạn chế Ông Nguyễn Thanh Bình khẳng định: Trong suốt quá trình...