Khai mạc Diễn đàn Xúc tiến chuyển giao công nghệ Việt Nam Lào 2018
Sáng 9/8, tại Viện quản lý Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lào, Thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra Lễ khai mạc Diễn đàn Xúc tiến chuyển giao công nghệ Việt Nam – Lào 2018 (TechConnect Việt Nam – Lào). Đây là sự kiện do Bộ KH&CNViệt Nam phối hợp với Bộ KH&CN Lào tổ chức.
Lãnh đạo Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ KH&CN Lào thăm quan khu trình diễn và giới thiệu công nghệ của hai nước Việt Nam – Lào
Đây là sự kiện kết nối các nhà nghiên cứu và phát triển công nghệ, doanh nghiệp, cơ quan quản lý về KH&CN của Việt Nam với các cơ quan chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Lào để thúc đẩy thương mại hóa, ứng dụng và đầu tư vào các công nghệ trong các lĩnh vực trọng điểm của Lào như: chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng tái tạo, xử lý môi trường, công nghệ thông tin.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh, thông qua Techconnect Việt Nam – Lào, hoạt động giữa hai Bộ KH&CN sẽ gắn bó chặt chẽ hơn. Sự phối hợp nghiên cứu của các nhà khoa học hai nước cũng được tăng cường.
Đánh giá cao về ý nghĩa của sự kiện, Bộ trưởng Bộ KH&CN Lào Boviengkham Vongdara nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Diễn đàn Xúc tiến và chuyển giao công nghệ Việt Nam – Lào được tổ chức nhằm thúc đẩy việc chuyển giao, nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng công nghệ cho mục tiêu chiến lược phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả.
Diễn đàn lần này có ý nghĩa quan trọng, có thể đáp ứng tốt cho mục tiêu chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của hai nước, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai bên Đồng thời, trao đổi tìm ra các dự án phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của hai nước, cũng như hội nhập khu vực và quốc tế. Đồng thời, Diễn đàn sẽ giúp tăng cường, thắt chặt truyền thống đoàn kết đặc biệt, hữu nghị từ lâu đời và quan hệ hơp tác chiến lược giữa hai nước.
Bộ trưởng Boviengkham Vongdara cũng bày tỏ hi vọng rằng, Diễn đàn vừa là cơ hội để hai bên trao đổi, hợp tác nghiên cứu cũng như hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực khoa học-công nghệ và sáng tạo giữa các bộ, ngành, giữa các doanh nghiệp, giữa các Viện nghiên cứu, giữa các trường đại học của hai nước, tập trung đưa khoa học, công nghệ trở thành động lực, then chốt vàtrụ cột vững chắc cho phát triển kinh tế-xã hội, từng bước đưa đất nước tiến lên công nghiệp, hiện đại.
Để những hoạt động này mang lại hiệu quả thiết thực và trở thành một sự kiện có ý nghĩa, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp phía Việt Nam tăng cường phối hợp chặt chẽ với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Vụ Đổi mới công nghệ của Lào và các đơn vị có liên quanđể triển khai các hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả Việt Nam và Lào.
Video đang HOT
TechConnect Việt Nam – Lào( 9-10/8), sẽ diễn ra các phiên Hội thảo chuyên sâu với các nội dung về giải pháp xúc tiến chuyển giao công nghệ Việt Nam – Lào, phát triển nông nghiệp bền vững, xử lý môi trường và công nghệ thông tin. Đặc biệt là hoạt động kết nối, gặp gỡ giữa các đối tác hợp tác chuyển giao công nghệ Việt Nam – Lào.
Cũng tại Lễ khai mạc, thông qua Bộ KH&CN Lào, Đoàn công tác Bộ KH&CN và các đơn vị Việt Nam tham dự Diễn đàn đã trao quà ủng hộ người dân tỉnh Attapeu. Được biết, ngay sau khi được tin xảy ra sự cố tại tỉnh Attapeu, Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức quan tâm theo dõi thông tin về sự cố trên với sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc dành cho nhân dân vùng chịu ảnh hưởng của sự cố.
Techconnect Việt Nam – Lào:
- 142 công nghệ của 23 đơn vị tham gia trình diễn, giới thiệu và kết nối. Riêng lĩnh vực nông nghiệp thu hút hơn 90 công nghệ, quy trình, sản phẩm công nghệ.
- 13 đơn vị tại Lào có nhu cầu kết nối, trao đổi trực tiếp với các đối tác Việt Nam về khả năng tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
- Những đơn vị có nguồn công nghệ sẵn sàng chuyển giao cho đối tác Lào gồm: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, các tỉnh có hoạt động hợp tác với Lào và các doanh nghiệp.
- Hoạt động Trưng bày diễn ra tại 25 khu trưng bày, giới thiệu các kết quả nghiên cứu, các công nghệ có tiềm năng thương mại hóa.
- Các công nghệ trình diễn thuộc lĩnh vực: Chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng tái tạo, xử lý môi trường, công nghệ thông tin.
Thu Hiền
Theo vietnamnet.vn
1 triệu euro để thiết lập khái niệm giáo dục về "Quản lý và tái chế nhựa"
Sáng nay 23/5, tại trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QGHN đã khởi động dự án đầu tiên về Quản lý và tái chế nhựa của Mạng lưới Đông Nam Á - châu Âu nhằm xây dựng năng lực đào tạo và tập huấn về tái chế nhựa tại Việt Nam và Lào.
Thời gian triển khai dự án dự kiến 3 năm với kinh phí 1 triệu euro.
Tham dự lễ khởi động dự án có Hiệp hội châu Âu, Đại sứ quán Áo, Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Đan Mạch, Bộ Khoa Học công nghệ, Bộ Công Thương và lãnh đạo ĐH QGHN.
Dự án quốc tế "Quản lý và tái chế nhựa" với sự tham gia của 04 đại học các nước là Đại học Tài nguyên và Khoa học Đời sống Vienna (Áo); Đại học công nghệ Dresden (Đức); Đại học Aalborg (Đan Mạch) và ĐH Quốc gia Lào. Việt Nam có 2 trường ĐH Tham gia là Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cùng các tổ chức hiệp hội, doanh nghiệp Châu Âu và Việt Nam.
Các đại biểu tham dự buổi khởi động dự án quốc tế "Quản lý và tái chế nhựa".
GS. Nguyễn Văn Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QGHN cho biết, dự án được thành lập dựa trên điều lệ Erasmus , với mục đích tạo kết nối giữa khu vực Đông Nam Á và Châu Âu trong việc đào tạo, tập huấn về vấn đề tái tạo nhựa Plastic tại Lào và Việt Nam. Dự án tập trung chính vào nghiên cứu chất lượng, độ an toàn và hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng.
Theo GS Nội, trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh ngày nay, đặc biệt tại Đông Nam Á, vấn đề tái tạo nhựa trở nên ngày một quan trọng. Việc tạo kết nối giữa các thành viên tại Đông Nam Á và Châu Âu về vấn đề cấp bách này là vô cùng cần thiết. Đây cũng là lí do chính chúng ta có sự tham dự của 10 thành viên là các trường đại học, các công ty tại Áo, Đức, Đan Mạch, Việt Nam và Lào.
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ các trường đại học ở Việt Nam và Lào trong việc hiện đại hóa và cải thiện giáo dục đại học tại các bậc đào tạo các kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên bằng cách thiết lập một khái niệm giáo dục về tái chế nhựa và quản lý chất thải; Nâng cao khả năng được tuyển dụng và tinh thần kinh doanh của sinh viên tốt nghiệp và cán bộ của các trường; Kết nối thế giới học thuật và công nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải.
Theo đó, hiện đại hóa chương trình giảng dạy hiện có; Thành lập hai trung tâm đào tạo khu vực dành cho các người làm việc trong ngành tái chế nhựa; thành lập mạng lưới đào tạo về tái chế chất thải; Chương trình đào tạo giảng viên; Đưa khái niệm phát triển bền vững vào môn học quản lý chất thải trong đào tạo Thạc sỹ; Nâng cao kỹ năng, trình độ cho các chuyên gia về quản lý chất thải, chuyển giao công nghệ.
Tại các trường đại học đối tác ở Việt Nam và Lào, chương trình giảng dạy hiện có sẽ được hiện đại hóa bằng cách giới thiệu các khóa học về quản lý chất thải hiện đại với sự nhấn mạnh vào việc tái chế nhựa như một thách thức mới.
Các học phần sẽ được xây dựng dựa trên kinh nghiệm sâu rộng của các trường đại học đối tác Châu Âu trong lĩnh vực này và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của các trường đại học và sinh viên mỗi quốc gia. Các học phần sẽ cung cấp cho sinh viên tất cả các khía cạnh của một nền giáo dục hiện đại và được quốc tế công nhận.
Các hoạt động này nhằm cải thiện khả năng tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp và chuẩn bị cho họ những thách thức trong tương lai liên quan đến quản lý chất thải (tập trung vào tái chế nhựa).
Bên cạnh các khía cạnh kỹ thuật, các kỹ năng kinh doanh như các vấn đề kinh tế, ví dụ: kế toán, quản trị kinh doanh, lập kế hoạch nhân sự và nguồn lực, phát triển kế hoạch kinh doanh, quản lý dự án sẽ được nhấn mạnh.
Ngoài ra, một chương trình Thạc sĩ về ô nhiễm và phòng ngừa ô nhiễm môi trường có thể được cập nhật trực tiếp bởi các mô-đun mới.
Bên cạnh đó, dự án sẽ xây dựng một khái niệm phát triển bền vững và đưa vào môn học quản lý chất thải trong các chương trình đào tạo Thạc sỹ đã có và sự phát triển chuyên môn liên tục được thiết kế riêng cho các học viên.
Khái niệm này xem xét các khóa đào tạo có thể được thực hiện bền vững như thế nào về các vấn đề hành chính và tổ chức - việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trong khái niệm này sẽ đảm bảo tính bền vững về tài chính; các khóa học được điều chỉnh trên cơ sở của Khung Tiêu chuẩn Quốc gia và định hướng nhu cầu.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Ưu tiên nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao Các cơ sở giáo dục ĐH phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công trình có tính ứng dụng cao. Nhóm sinh viên Trường đại học Sài Gòn (TP.HCM) nghiên cứu lắp ráp hệ thống băng chuyền tự động - Ảnh: TỰ TRUNG Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn...