Khai mạc cuộc thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên lần thứ nhất
Ngày 4-1, tại Trường Đại học Khánh Hòa, Tỉnh đoàn – Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh khai mạc cuộc thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên tỉnh Khánh Hòa lần thứ nhất – năm 2021.
Sinh viên Trường Đại học Khánh Hòa tham gia thi trực tuyến.
Cuộc thi dành cho đối tượng là sinh viên các trường cao đẳng, đại học và học sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh. Cuộc thi được chia làm 2 bảng, bảng sinh viên và bảng học sinh.
Video đang HOT
Nội dung thi được xây dựng theo dạng bài thi tiếng Anh IELTS giản lược, kiểm tra về từ vựng, ngữ pháp của thí sinh. Các thí sinh tham gia vòng thi tuần từ ngày 3 đến ngày 30-1; hình thức thi trực tuyến trên website OlympicEnglish.vn. 20 thí sinh có điểm thi cao nhất ở vòng thi tuần sẽ được chọn tham gia vòng thi chung kết cấp tỉnh.
Tại buổi khai mạc, hơn 100 sinh viên Trường Đại học Khánh Hòa đã tham gia thi. Cùng với đó, đoàn thanh niên các cấp sẽ triển khai cuộc thi đến học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025″ theo Quyết định số 2080 (năm 2017) của Thủ tướng Chính phủ; tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, sinh viên rèn luyện, trau dồi vốn tiếng Anh.
Tụt hạng chỉ số tiếng Anh: Cách thức thi cử khiến học sinh không cần học
Tiếp xúc và tuyển sinh các sinh viên mới tốt nghiệp đại học, nhận thấy trình độ tiếng Anh của phần lớn các em cũng không cải thiện nhiều so với mười năm về trước.
Phổ điểm môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Quan sát phổ điểm thi tốt nghiệp môn tiếng Anh trong khoảng 20 năm qua, tôi thấy năm nào điểm trung vị cũng dao động quanh mức 4 - 5 điểm.
Chúng ta chưa thành công trong việc dạy và học tiếng Anh vì nhiều yếu tố.
Đó có thể là chất lượng nhân sự liên quan đến các chương trình tiếng Anh còn yếu. Những người làm chính sách dạy và học tiếng Anh, chỉ đạo biên soạn SGK môn tiếng Anh cũng chưa thực sự giỏi và hiểu cách dạy và học tiếng Anh.
Cách triển khai các chương trình dạy và học môn tiếng Anh vẫn tiến hành như các đề án giải ngân, nặng tính hình thức và phong trào mà ít xét đến các hiệu quả thực tế. Sách giáo khoa dạy môn tiếng Anh trong hệ thống giáo dục phổ thông còn chịu quá nhiều ràng buộc trong quá trình biên soạn nên chất lượng rất kém.
Cách thức thi cử ở phổ thông, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT và thi vào đại học, tạo điều kiện cho các học sinh không cần khá ngoại ngữ vẫn có thể thi đỗ nên không cần học. Đội ngũ giáo viên môn tiếng Anh còn thiếu và yếu. Nhiều thầy cô chỉ có thể dạy từ vựng và ngữ pháp chứ không thực sự sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và trong công việc.
Thời lượng của môn học tiếng Anh trong nhà trường còn quá ít để có thể đạt ngưỡng có thể sử dụng được tiếng Anh trong đời sống thực. Môi trường xã hội chưa thực sự khuyến khích việc sử dụng tiếng Anh trong học tập và làm việc hằng ngày. Cơ chế tưởng thưởng và thăng tiến cho nhân sự thành thạo tiếng Anh còn nặng tính hình thức và chưa rõ ràng, nên thay vì giỏi tiếng Anh, nhân sự chỉ cần trình chứng chỉ môn học là có thể được.
Vậy làm cách nào để có thể cải thiện tình trạng này? Cốt lõi vẫn cần có chiến lược và chính sách đưa tiếng Anh vào sử dụng trong học tập và làm việc hằng ngày. Nếu không, việc dạy và học tiếng Anh sẽ chỉ như dạy và học một môn học thông thường, tập trung vào việc nhớ và hiểu từ vựng, ngữ pháp, chứ không phải là một thực hành ngôn ngữ hằng ngày, trong học tập và làm việc, để đạt được sự thành thạo như mong đợi.
Xóa bỏ "mặc cảm" với môn tiếng Anh Tiếng Anh là một trong những môn học được coi là bắt buộc và cần thiết dành cho học sinh, sinh viên (HSSV) hiện nay. Nhằm giúp các tân sinh viên tiếp cận phương pháp học tiếng Anh hiệu quả khi ngồi trên ghế giảng đường, Ban Chấp hành Đoàn Trường Đại học An Giang (ĐHAG), phối hợp thư viện trường tổ chức...