Khai mạc cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc vào ngày mai – 10/3
Ngày mai 10/3, tại T.P Vinh (Nghệ An) sẽ khai mạc Cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2017 – 2018 Khu vực phía Bắc.
Các dự án đạt giải Ba chung cuộc trong Cuộc thi KHKT quốc gia năm học 2016 -2017 khu vực phía Bắc
Diễn ra từ 10 – 13/3, cuộc thi KHKT khu vực phía Bắc năm nay có 34 đơn vị tham gia dự thi, trong đó có 30 sở GD&ĐT các tỉnh, 4 trường đại học có dự án, sản phẩm dự thi.
Năm nay, ở khu vực phía Bắc có 249 dự án tham gia dự thi; tăng 9 dự án so với năm học 2016 – 2017. Trong đó: cấp THPT có 198 dự án của 375 học sinh thực hiện; Cấp THCS có 51 dự án của 100 học sinh thực hiện. Các dự án dự thi ở 22 lĩnh vực.
Cuộc thi khu vực phía Nam sẽ diễn ra từ ngày 17 – 20/3 tại T.P Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Tại khu vực phía Nam sẽ có 34 đơn vị tham gia dự thi; Gồm 32 sở GD&ĐT, 2 trường đại học.
Video đang HOT
Có 239 dự án tham gia dự thi khu vực có phía Nam, tăng 22 dự án so với năm học 2017 – 2018. Trong đó, cấp THPT có 203 dự án với 353 học sinh thực hiện, cấp THCS: 36 dự án với 64 học sinh thực hiện. Các dự án dự thi ở 22 lĩnh vực.
Bộ GD&ĐT ban hành quy chế và tổ chức Cuộc thi Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học từ năm học 2012 – 2013, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ trong học sinh trung học cả nước; Góp phần tích cực đổi mới giáo dục phổ thông định hướng phát triển năng lực học sinh theo tinh thần Nghị Quyết 29/NQ-TW;
Hàng năm có trên 10.000 dự án tham gia dự thi khoa học, kĩ thuật cấp cơ sở; cuộc thi cấp quốc gia có trên 400 dự án với gần 800 học sinh của 63 tỉnh/thành phố, các trường trung học trực thuộc và các trường THPT chuyên thuộc các Đại học, trường Đại học tham dự.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tranh cãi "nảy lửa" xung quanh việc bỏ cộng điểm nghề khi tuyển sinh lớp 10
"Kỹ năng trong bộ môn giáo dục hướng rất cần thiết nhưng nhiều học sinh chỉ đăm đăm suy nghĩ việc mình học nghề được xếp loại gì và được cộng bao nhiêu điểm chứ không hề chú tâm vào môn học và ý nghĩa thực sự của nó", ông Nguyễn Quang Tùng cho hay.
Học sinh học nghề cắm hoa
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Đáng chú ý Bộ GD&ĐT lấy ý kiến cơ sở về việc không sử dụng kết quả các cuộc thi do các địa phương, đơn vị tổ chức làm căn cứ tuyển sinh đầu cấp.
Vì thế, có thể sắp tới học sinh có chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở GD&ĐT tổ chức ở cấp THCS cũng được cộng điểm khuyến khích khi tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10.
về điều này, một phụ huynh xin được giấu tên : "Con gái tôi năm nay học lớp 8 trường THCS Khương Thượng (Đống Đa) cũng đã đi học nghề cắm hoa ở trường gần hết một học kỳ. Nói thật, nếu không phải do quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc các cháu được cộng điểm thi tuyển sinh vào 10 nếu có chứng chỉ nghề thì tôi sẽ không cho con đi học.
Bởi lẽ, vừa lãng phí tiền của mà gia đình tôi định hướng học hết THPT con sẽ đi du học nên việc học nghề là không thật cần thiết. Vì thế, nếu Bộ GD&ĐT định thay đổi thì tôi mong rằng có lộ trình nhất định để đảm bảo quyền lợi cho các học sinh".
Trái ngược với ý kiến trên, ông Nguyễn Quang Tùng- Hiệu trưởng THCS Lomonoxop cho hay: "Tôi hiểu được sự phản đối về việc bỏ cộng điểm nghề khi học sinh thi tuyển sinh vào 10 của các bậc phụ huynh.
Trước sự thay đổi mới đương nhiên sẽ có những người phải hi sinh quyền lợi nhưng nếu chúng ta không dám làm thì không bao giờ tiến bộ được. Tôi mong các phụ huynh chỉ nghĩ đơn giản thế này: Chúng ta sẽ vẫn duy trì việc học nghề ở bậc THCS chỉ thay đổi là trước kia các con được cộng điểm khi tuyển sinh vào 10 thì giờ không được cộng điểm nữa.
Thực tế, những kỹ năng trong bộ môn giáo dục hướng nghiệp như: Cắm hoa, điện, thêu thùa...rất cần cho học sinh sau này. Nhất là những học sinh ở thành phố dường như không phải làm gì nên những kỹ năng như khâu vá, kiến thức cơ bản về điện...các con dường như không biết. Còn việc duy trì một cuộc thi tốt nghiệp nghề để cộng điểm vào cấp 3 thực sự rất cồng kềnh và tốn kém.
Đó là chưa kể, nhiều học sinh chỉ đăm đăm suy nghĩ việc mình học nghề được xếp loại gì và được cộng bao nhiêu điểm khi tuyển sinh chứ không hề chú tâm vào môn học và ý nghĩa thực sự của nó. Đó cũng là một biểu hiện của bệnh hình thức trong giáo dục. Vì vậy, tôi ủng hộ dự thảo mới này của Bộ GD&ĐT".
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho hay: "Bộ GD&ĐT đưa việc bỏ cộng điểm nghề trong tuyển sinh vào lớp 10 vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và THPT là để lấy lại mục đích và ý nghĩa của việc giáo dục hướng nghiệp cũng là để chấn chỉnh tình trạng loạn các cuộc thi ở địa phươngtheo lối hình thức gây mệt mỏi cho phụ huynh và học sinh".
Theo Infonet.vn
Các cuộc thi không tổ chức cấp tỉnh năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Hòa Bình hướng dẫn tổ chức một số cuộc thi năm học 2017-2018. ảnh minh họa Theo đó, Sở GD&ĐT không tổ chức thi cấp tỉnh các cuộc thi sau: Giải toán trên máy tính cầm tay; Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy...