Khai giảng năm học mới ở Mỹ như thế nào?
Nhiều trường học ở Mỹ không tổ chức lễ khai giảng. Trong ngày đầu tiên của năm học mới, học sinh và sinh viên lên lớp bình thường.
Mỹ không có ngày “toàn dân đưa trẻ đến trường”. Ngày bắt đầu năm học mới tại mỗi nơi khác nhau.
Brian Kanner (giữa) đưa hai con Alex và Jasmine tới trường.
Armineh Balian (phải) chụp ảnh kỷ niệm cho con gái Emily trong ngày đầu tiên bé đến lớp tại trường Tiểu học Mountain View ở vùng Tujunga (Mỹ).
Tại nhiều nơi, năm học mới bắt đầu sau Ngày Lao động Mỹ (diễn ra vào thứ hai đầu tiên của tháng 9).
Video đang HOT
Tuy nhiên, tại một số nơi khác, dấu mốc này rải rác từ giữa đến cuối tháng 8. Ít trường bắt đầu từ cuối tháng 7.
Theo GS Ngô Như Bình, chủ nhiệm chương trình tiếng Việt tại Đại học Harvard, nhiều trường ở Mỹ không có lễ khai giảng.
“Tôi nhớ ngày đưa con gái đến trường nhập học lớp 1, khi đó, cháu mới từ Nga sang. Hôm ấy, tôi đưa con gái vào thẳng lớp học”, ông nói.
Ông cho hay khi đến nơi, cô giáo niềm nở ra đón. Cô nói vợ chồng ông hãy yên tâm để con ở lại và hẹn giờ đón con về.
Sau đó, cô giáo dắt tay con gái ông vào lớp.
Các cấp học khác cũng tương tự. Các em lên lớp như bình thường.
Joshua Thomton, học sinh lớp 6, đang đùa nghịch với các bạn cùng lớp trong thời gian ăn trưa tại một trường nam sinh ở thành phố Los Angeles.
Sinh viên Mỹ bước vào khuôn viên trường trong ngày đầu tiên của năm học mới.
Angela Diaz lướt qua một cuốn sách trong thư viện của trường trong ngày khai giảng.
Theo Zing
Ngày tựu trường giản dị ở Trung Quốc vài chục năm trước
Ngày khai trường của học sinh Trung Quốc trước đây diễn ra đơn giản. Trẻ em háo hức tới trường, nhận sách vở mới và giáo viên ghi tên từng em trong lớp.
Zhang Guifang (nữ) và Zhang Dayun cùng xem sách giáo khoa trong ngày đầu tiên bước vào lớp 1 ngày 1/9/1956 ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Không giống như ngày tựu trường (5/9) của học sinh tại Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu năm học mới vào ngày 1/9 (hoặc thứ hai đầu tiên của tháng 9 nếu ngày mùng 1 rơi vào thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật).
Giáo viên Han Zemin (trái) đang viết tên học sinh mới tại trường Tiểu học số 1 quận Dongsi, Bắc Kinh, Trung Quốc. Vào ngày này, rất đông cha mẹ đưa con tới trường để động viên và khích lệ các bé.
Qin Chongjing, học sinh lớp 4, tươi cười khi nhận sách mới trong ngày tựu trường ở trường Tiểu học Ciyun, Hợp Phì, thủ phủ của tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc năm 1991. Thông thường, sau lễ khai giảng, nhà trường phát sách giáo khoa và vở mới cho các bạn nhỏ.
Bức ảnh chụp vào năm 1991 ghi lại khoảnh khắc học sinh chèo thuyền tới trường ở tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc. Người Trung Quốc rất coi trọng lễ nghĩa nên ngay từ những ngày đầu tiên, thầy cô và cha mẹ đã dạy trẻ đạo lý, dù tài giỏi vẫn phải lấy lễ nghĩa làm đầu.
Các học sinh dân tộc thiểu số Tây Tạng đang ngồi học tại trường Y tế Tây Tạng thuộc vùng Shannan, khu tự trị Tây Tạng năm 1992.
Lu Yineng, bé gái lớp 2, nắm tay bạn mới ở trường Tiểu học Aiju, thành phố Thượng Hải, miền Đông Trung Quốc. Những khoảnh khắc giản dị của các cô cậu học sinh non nớt sẽ được lưu giữ làm những kỷ niệm đầu đời. Chắc chắn ít ai quên được những giây phút thiêng liêng ấy.
Theo Zing
Có cần ngày khai giảng nữa không? Nhà báo Trương Anh Ngọc cho rằng khai giảng không còn cần thiết khi nó không phải ngày đầu tiên trẻ đến trường và không có ý nghĩa thực sự như ngày xưa. Hàng năm, 5/9 ở nước ta được quy định là ngày khai giảng, bắt đầu năm học mới. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, việc đi học thường bắt...