Khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ giáo dục thể chất cho cán bộ giáo viên Lào
Ngày 29/10, tại Trường đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội diễn ra Lễ khai giảng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác giáo dục thể chất cho cán bộ giáo viên Lào.
Dự với chương trình Lễ khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác giáo dục thể chất cho cán bộ, giáo viên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Trường đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội có: Tiến sĩ Nguyễn Duy Quyết – Bí thư Đảng uỷ – Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội; Đại sứ quán Lào tại Việt Nam; Cục Hợp tác quốc tế – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Quyết – Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội phát biểu tại Lễ khai giảng. Ảnh: Minh Thủy.
Nối tiếp thành công của chương trình tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác giáo dục thể chất cho cán bộ giáo viên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào khóa 1 năm 2018 do Trường đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội tổ chức.
Các đại biểu hai nước Lào – Việt Nam cùng các học viên của lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Minh Thủy
Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chọn và giao nhiệm vụ cho Trường đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là thực hiện chương trình tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác giáo dục thể chất cho cán bộ, giáo viên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào – 1 trong 4 dự án ký kết giữa 2 nước Lào và Việt Nam.
Video đang HOT
Công Tiến
Theo giaoduc.net
Tập huấn dồn dập làm người tham gia, người dạy thay và học trò đều vất vả!
Thời điểm này, Bộ và Sở đang mở nhiều lớp tập huấn cho giáo viên nên đã dẫn đến rất nhiều khó khăn trong việc bố trí người dạy thay ở các nhà trường.
Chưa có năm nào Bộ Giáo dục và Đào tạo lại mở nhiều lớp tập huấn cho giáo viên trong thời điểm đầu năm học như năm nay. Vẫn biết, việc tập huấn là để chuẩn bị cho việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới trong 1- 2 năm tới nhưng sao không phải là tập huấn trong những ngày hè vừa qua?
Thời điểm này, đang là giữa học kỳ I, giáo viên cũng bận bịu cho việc dạy trên lớp và có nhiều bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhưng một số giáo viên cốt cán liên tục phải đi tập huấn theo giấy triệu tập của cấp trên, nên đành phải nhờ người thay thế công việc ở trường.
Các học giáo viên cốt cán tham gia tập huấn (Ảnh minh họa: moet.gov.vn)
Mùa hè có hơn 2 tháng nghỉ ngơi, thời điểm đó thì giáo viên rảnh rỗi, nếu ngành giáo dục điều động giáo viên đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn sẽ không làm ảnh hưởng đến công việc chung của nhà trường và không ảnh hưởng đến việc học của học sinh.
Vậy nhưng, một vài chuyên đề tập huấn trong dịp hè gần như lại chưa liên quan nhiều đến việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới.
Vì thế, bước vào đầu năm học này thì Bộ Giáo dục đưa ra kế hoạch bồi dưỡng cho 4.000 hiệu trưởng và 28.000 ngàn giáo viên cốt cán trong cả nước. Những ngày qua, các trường đại học sư phạm đã và đang bồi dưỡng một số lớp cho đội ngũ này.
Khi Bộ triển khai kế hoạch, tất nhiên Sở phải cử giáo viên tham dự, tham dự tập huấn xong thì đương nhiên Sở phải mở lớp bồi dưỡng, tập huấn lại cho địa phương mình. Thế là giáo viên liên tục được đi bồi dưỡng hết chuyên đề này lại đến chuyên đề khác.
Việc tập huấn thì giáo viên không ngại, không có ý kiến gì, bởi đó là công việc thường xuyên của họ, nhất là bồi dưỡng để lĩnh hội những nội dung, phương pháp của chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong những năm tới đây.
Nhưng tập huấn vào lúc nào cho phù hợp? Có lẽ nhiều giáo viên và cả lãnh đạo các nhà trường chưa tán thành với kế hoạch của Bộ và Sở vào thời điểm này.
Nhưng một số môn học mà giáo viên họ đã dạy đủ tiết hoặc thời khóa biểu trùng với những tiết mà giáo viên đi tập huấn nên việc bố trí người dạy thay sẽ khó khăn cho lãnh đạo nhà trường và giáo viên.Bởi khi bước vào năm học thì đương nhiên Ban giám hiệu nhà trường đã phân công nhiệm vụ cho các giáo viên, nên khi được triệu tập đi tập huấn cũng đồng nghĩa là nhà trường phải bố trí người dạy thế.
Nhiều khi bố trí giáo viên dạy thay không được, nhà trường đành phải cho học sinh nghỉ những tiết học đó, khi nghỉ học tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều lớp xung quanh. Bởi mấy chục học sinh trong một lớp mà không có giáo viên quản lý thì dù cho các em xuống sân chơi cũng rất ồn ào, ảnh hưởng đến việc giảng dạy chung của các lớp.
Nhiều giáo viên được bố trí dạy bù, họ cũng miễn cưỡng phải làm bởi nhiều khi công việc của họ sắp xếp đâu vào đấy cả rồi. Việc nhà cửa, đưa đón con cái đi học đã có lịch trình cụ thể. Khi phải dạy thế cho những giáo viên đi tập huấn nhiều ngày chắc chắn ảnh hưởng đến công việc gia đình của họ.
Khó nhất là đối với đội ngũ giáo viên tiểu học trong việc bố trí người dạy thay cho giáo viên đi tập huấn. Vì biên chế nhân sự đã được các cấp tính toán kỹ lưỡng. Mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên chủ nhiệm nên khi giáo viên đi tập huấn là không có người dạy thay.
Phân công cho giáo viên chuyên trông lớp thì họ phải dạy số tiết của họ theo quy định nên cũng chỉ những lúc họ không có tiết mới thay thế được. Vì vậy, nhiều khi các thành viên Ban giám hiệu nhà trường phải lên trông lớp và cho học sinh làm mấy bài tập chiếu lệ để "giết thời gian" cho học trò.
Trong khi đó, nhiều giáo viên phải đi tập huấn ở những tỉnh khác. Mỗi đợt tập huấn có thể chỉ 3- 5 ngày nhưng tính cả ngày đi, ngày về thành ra kéo dài cả tuần giáo viên không thể đi dạy được.
Phải nói rằng việc tập huấn từ đầu năm học đến nay đang gây ra những khó khăn nhất định cho các nhà trường và đội ngũ giáo viên.Bố trí thì cũng không thể nào hết được số tiết này nên nhiều giáo viên đi tập huấn xong rồi là về phải đi dạy bù cho học trò. Tất nhiên, thầy cô thêm vất vả mà học trò cũng chẳng sung sướng gì khi phải đi học bù trái buổi.
Vì thế, Bộ, Sở cần tính toán thời điểm tập huấn cho phù hợp. Tốt nhất là chỉ nên tập huấn chuyên môn cho giáo viên vào dịp hè.
Trong năm học thì chỉ nên tập huấn những chuyên đề nhỏ để tránh tính trạng giáo viên phải tập huấn liên miên, gây ra khó khăn trong việc bố trí thời gian, bố trí người dạy thay và thậm chí là dẫn đến tình trạng học sinh phải nghỉ học bất đắc dĩ khi không có thầy cô dạy lớp.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng vào năm học tới đối với lớp 1 nên vẫn còn nguyên vẹn cả mùa hè năm sau. Khoảng thời gian ấy có lẽ là triệu tập giáo viên đi tập huấn vẫn kịp và phù hợp nhất.
Hy vọng, lãnh đạo ngành giáo dục có những điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình dạy và học ở các nhà trường ở thời điểm này. Tránh tình trạng mở quá nhiều lớp tập huấn và triệu tập nhiều đợt trong năm học bởi như thế không chỉ làm khó cho giáo viên, nhà trường mà còn làm khổ thêm cả học trò.
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Chú trọng phát triển thể thao học đường Với sự quan tâm, đầu tư và phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), văn hóa - thể thao và du lịch (VH-TT&DL), công tác giáo dục thể chất và phong trào thể dục - thể thao (TDTT) trong trường học có bước phát triển mạnh mẽ. Qua đó, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh rèn...