Khai giảng lớp đào tạo liên thông đại học
Chiều qua 11-3, CATP Hà Nội đã phối hợp với Học viện CSND khai giảng lớp đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học hệ vừa học vừa làm niên khóa 2013 – 2016, tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ CATP.
Tham dự có Đại tá Cấn Văn Trúc – Phó Cục trưởng Cục Đào tạo (Bộ Công an); Đại tá, PGS, TS. Phạm Ngọc Hà, Phó Giám đốc Học viện CSND và Đại tá Đinh Văn Toản – Phó Giám đốc CATP Hà Nội cùng 127 học viên đến từ các phòng nghiệp vụ, đơn vị CATP.
Sau lời phát biểu thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chẽ trong công tác phối hợp, đào tạo giữa Học viện CSND và CATP Hà Nội của Đại tá Phạm Ngọc Hà, Đại tá Đinh Văn Toản đã cảm ơn lãnh đạo Cục Đào tạo, các nhà trường trong hệ thống CAND… đã giúp đỡ CATP huấn luyện, bồi dưỡng cho CBCS của đơn vị ngày càng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Đại tá Đinh Văn Toản chúc mừng 127 học viên đã đủ điều kiện theo học khóa đào tạo; đồng thời nhấn mạnh với học viên tầm quan trọng trong công tác bồi dưỡng, đào tạo từ đó mong muốn các học viên ra sức phấn đấu thi đua, học tập, rèn luyện để phục vụ hiệu quả cho công tác, nhiệm vụ chung CATP đã giao phó. Đại tá Đinh Văn Toản yêu cầu 127 học viên phát huy tinh thần tự giác, không ngừng phấn đấu, nỗ lực, rèn luyện, khắc phục khó khăn để đạt được thành tích cao trong công tác, học tập.
Theo ANTD
Video đang HOT
Lời giải nào cho bài toán "liên thông"?
Quy định mới về đào tạo liên thông lên ĐH vừa được Bộ GD&ĐT ban hành đang nhận được khá nhiều sự quan tâm từ dư luận. Một số ý kiến cho rằng, nên phân luồng đào tạo sớm học sinh ngay sau khi tốt nghiệp THCS để tiết kiệm thời gian và công sức, theo đó định hướng cho các em vào hệ Trung cấp chuyên nghiệp, nếu đã xác định học "liên thông".
Từ chuyện xiết chặt đào tạo liên thông...
Theo quy định mới ban hành của Bộ GD&ĐT về đào tạo liên thông lên Đại học, người có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Trung cấp nghề, CĐ, CĐ nghề muốn học liên thông lên CĐ, ĐH phải đủ điều kiện là tốt nghiệp sau 3 năm mới được thi tuyển liên thông. Trường hợp ngược lại, sinh viên sẽ phải thi các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành mình đăng ký học liên thông trong kỳ thi CĐ, ĐH của Bộ.
Trường Trung cấp Đa ngành Vạn Xuân tư vấn hướng nghiệp cho các học sinh phổ thông
Ngay khi công bố, quy định này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối, đặc biệt từ sinh viên đang theo học các trường Trung cấp, CĐ. Phần đông trong số họ cho rằng, nếu làm vậy, vô hình chung, thời gian học tập tại trường Trung cấp hay CĐ sẽ bị bỏ phí. Không kể đến, khoảng thời gian cách quãng 3 năm có thể làm nhiều người nản chí và từ bỏ giấc mơ ĐH của mình.
"Tôi nghĩ thời gian 36 tháng của quy định là quá lâu. Với khoảng thời gian đó, nếu tìm được việc làm phù hợp thì không chắc là sinh viên có động lực để quay lại học tiếp ĐH hay không?", bạn Trần Công Khải, sinh viên một trường CĐ tại Hà Nội băn khoăn.
Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT, do trước đây, quy định không chặt chẽ, nên việc học liên thông tràn lan, số lượng người học lên CĐ, ĐH qua đường này quá lớn. Nay, học sinh phải thi tuyển sinh bình thường. Quy định mới này nhằm nâng cao chất lượng đầu vào của các trường, tránh tình trạng học sinh có học lực yếu đi đường vòng qua "liên thông" để có bằng ĐH, còn các trường thì tranh thủ kiếm tiền từ nhu cầu của người học. Với việc siết chặt cả đầu vào lẫn đầu ra trong thời gian tới, đào tạo liên thông có thể thu hút sự lựa chọn của ít người học nhưng là việc cần làm, để cải thiện chất lượng đầu ra. Đây là điểm có lợi cho người học.
... đến giải pháp "nhảy cóc" qua THPT, liên thông lên ĐH
Thay vì phải học 3 năm ở cấp THPT, nhiều bạn trẻ ngay sau khi tốt nghiệp THCS có thể lựa chọn đăng ký học ngành mà mình yêu thích theo hệ Trung cấp chuyên nghiệp với thời gian tương tự, nếu đã xác định học "liên thông". Sau khi tốt nghiệp TCCN, sinh viên sẽ có khoảng thời gian đi làm thực tế trong 3 năm, trước khi thi tuyển liên thông lên ĐH hay CĐ (dự thi 3 môn: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề).
Nếu quy chiếu theo quy định mới ban hành của Bộ GD&ĐT, cách học liên thông này sẽ giảm tối đa thời gian là 3 năm cho sinh viên so với cách thông thường (vào học Trung cấp hoặc CĐ sau khi đã tốt nghiệp THPT).
Ông Nguyễn Quang Trung - Phó hiệu trưởng trường Trung cấp Đa ngành Vạn Xuân (Hà Nội) đánh giá, quy định của Bộ GD&ĐT thắt chặt hơn việc liên thông lên CĐ, ĐH sẽ tác động khá nhiều đến quyết định của các em học sinh trong việc chọn hướng theo đuổi nghề nghiệp tương lai. Qua đó, phân luồng hiệu quả số lượng học sinh mong muốn dự tuyển vào hệ Trung cấp chuyên nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp THCS, thay vì học tiếp lên cấp THPT.
"Với hệ Trung cấp chuyên nghiệp 3 năm, các em không chỉ có đủ thời gian tích lũy kinh nghiệm đi làm, mà còn đáp ứng được yêu cầu của Bộ GD đối với hình thức thi tuyển liên thông mới, trong khi tổng thời gian để hoàn thành chương trình học và nhận bằng ĐH vẫn không đổi so với trước", ông Trung giải thích thêm.
Trường Trung cấp Đa ngành Vạn Xuân tổ chức ngày hội việc làm kết nối Doanh nghiệp - học sinh
Qua tìm hiểu, trường Trung cấp Đa ngành Vạn Xuân là một trong những trường Trung cấp chuyên nghiệp đầu tiên ở Hà Nội được Sở GD thành phố cấp phép đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp 3 năm (dành cho đối tượng tuyển sinh THCS) từ nhiều năm nay với số lượng chỉ tiêu thuộc loại nhiều nhất. Hàng năm, số lượng tuyển sinh của trường theo hệ Trung cấp chuyên nghiệp 3 năm chiếm khoảng 55%, hệ Trung cấp chuyên nghiệp 2 năm chiếm khoảng 45%.
Bên cạnh đó, trường cũng đang làm khá tốt công tác hỗ trợ cho các sinh viên của mình được học liên thông từ Trung cấp lên ĐH hay CĐ với các trường ĐH nổi tiếng như Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, ĐH Điện lực, ĐH Bách khoa, ĐH Tài nguyên Môi trường...
Khánh Hưng (Nguồn: vxc.vn)
Trúng tuyển trường quân đội, thí sinh được quyền lợi gì? Cục Nhà trường -Bộ Quốc phòng cho biết, thí sinh trúng tuyển vào đào tạo sĩ quan được quân đội bảo đảm về ăn, ở, mặc, phụ cấp hàng tháng, không phải đóng học phí, được đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học tập. Sau từng năm học, những học viên...