Khai giảng khóa II chương trình cử nhân quốc tế truyền thông và quảng cáo
Ngày 26/10, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền tổ chức lễ khai giảng khóa II, chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông.
Đây là chương trình được thực hiện theo phương thức nhượng quyền giữa Đại học Middlesex, Vương quốc Anh và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Và là chương trình đào tạo chất lượng cao, theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực thông thạo tiếng Anh, giỏi nghiệp vụ truyền thông đồng thời am hiểu tình hình thực tiễn tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo chính quy này giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Chương trình gồm 12 môn học mang tính thực hành và tích hợp cao do Đại học Middlesex xây dựng, bảo đảm chất lượng và cấp bằng.
Chương trình cử nhân quốc tế không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập chất lượng cao mà còn giúp Học viện Báo chí và Tuyên truyền đổi mới chương trình, phương thức đào tạo.
Được biết, hơn 20 sinh viên trúng tuyển vào chương trình đáp ứng các tiêu chí tối thiểu về tiếng Anh và vượt qua kỳ thi năng khiếu. Kỳ thi năng khiếu gồm bài viết song ngữ và phần phỏng vấn nhằm giúp thí sinh thể hiện đam mê và thế mạnh của mình về truyền thông.
Trong phần phỏng vấn, thí sinh phải chứng minh mình là người phù hợp với chương trình thông qua liên hệ bản thân, đánh giá và bày tỏ quan điểm về các vấn đề xã hội.
Phó giáo sư Trương Ngọc Nam – Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền trao giấy khen tới 3 sinh viên có kết quả học tập xuất sắc năm học 2016-2017 (Ảnh: Thùy Linh)
Theo Tiến sĩ Vũ Thanh Vân – Giám đốc chương trình cử nhân quốc tế cho biết: “Chương trình đặc biệt chú ý đến việc bảo đảm chất lượng sinh viên đầu vào.
Chỉ những sinh viên đạt chuẩn IELTS 6.0 mới đủ điều kiện học chuyên ngành. Sau 3 năm học, năng lực học tiếng Anh của sinh viên sẽ được cải thiện đáng kể cùng với việc tích lũy các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
Chương trình này theo quan niệm của chúng tôi là quá trình trải nghiệm học tập mà thành công của sinh viên chính là thành công của chúng tôi”.
Video đang HOT
Phát biểu tại lễ khai giảng, Phó giáo sư Trương Ngọc Nam – Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết:
“Là cơ sở đào tạo báo chí và truyền thông lớn của cả nước, Học viện Báo chí và tuyên truyền cần nắm bắt các xu hướng truyền thông mới và đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Thước đo chất lượng đào tạo của nhà trường chính là sinh viên ra trường có được việc làm trong lĩnh vực được đào tạo và có thể sống bằng nghề của mình.
Muốn như vậy, hoạt động của nhà trường phải gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp nhất là đối với những ngành nghề mang tính thực hành như nghề truyền thông”.
Thầy Nam cũng không khuyên các tân sinh viên rằng: “Học đại học thực chất là quá trình tự học, tự chủ mà thầy cô chỉ đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, khuyến khích để các em thành công.
Thầy hi vọng từ ngày hôm nay các em sẽ xác định mục tiêu của mình trong những năm học tập tại đây và nỗ lực, phấn đấu hết mình vì mục tiêu đó”.
Cũng tại lễ khai giảng, Giáo sư Carole Anne Upton – Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa Công nghiệp sáng tạo, Đại học Middlesex cho hay:
“Tôi hi vọng sự khởi đầu hợp tác giữa Học viện và Đại học Middlesex sẽ làm thay đổi cuộc sống, mang lại cho các em các kiến thức, kỹ năng cần thiết để nhận ra tiềm năng của chính mình và hoàn thành ước mơ của mình.
Tôi cũng hi vọng đây là sự khởi đầu một chương mới trong cuộc sống của các em…”
Theo GDVN
Bây giờ cử nhân, thạc sĩ đi làm công nhân nhiều quá
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh: "Cử nhân, thạc sĩ đi làm công nhân vì thiếu việc làm ngày càng đông đảo, đây là cảnh báo cho chúng ta về giáo dục".
Sáng 24/10, ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, các đại biểu làm việc thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017;
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 va kê hoach tai chinh - ngân sach nha nươc 3 năm quôc gia 2018 - 2020.
Giáo dục là lĩnh vực được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Đại biểu Lê Quân, đoàn Hà Nội (Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng: "Giáo dục nghề nghiệp có lãng phí. Chi phí đào tạo đại học cho một em sinh viên sau 3- 4 năm học rất lớn.
Chi phí nhà nước, xã hội và gia đình đầu tư cho các em ăn học phải hơn trăm triệu đồng để có bằng tốt nghiệp đại học, bằng nghề".
Đại biểu Quốc hội Lê Quân (đoàn Hà Nội) - ảnh Trinh Phúc.
Với chi phí đầu tư lớn như vậy nhưng theo vị đại biểu Quốc hội này: "Hiện đang tồn tại bất cập trong 5 năm qua số lượng tạo việc làm mới ở trình độ đại học, trình độ cao không phải nhiều.
Tình trạng, người học ra thất nghiệp trong khi một số vị trí việc làm ở các tập đoàn lớn lại khát nhân lực.
Với văn hóa, cách thức học khoa cử, người dân luôn luôn mong muốn học xong làm thầy.
Cách dạy và học hiện nay đang dẫn đến thực tế doanh nghiệp khát nhân lực chất lượng cao nhưng người tốt nghiệp thì không có việc".
Thêm một bất cập nữa trong đào tạo giáo dục theo ông Lê Quân: "Bình quân thu nhập của cử nhân ra trường đi làm 5- 7 triệu đồng/tháng.
Như vậy, phải mất rất nhiều năm đi làm thì sinh viên mới bù được khoản tiền bỏ ra cho đào tạo.
Đặc biệt, ở trình độ cao học, học xong lại ở trạng thái chờ việc gây lãng phí. Nếu quay lại làm những việc phổ thông, lao động giản đơn hơn thì không phù hợp.
Tôi cho rằng, nếu lộ trình đào tạo làm thợ mà người ta chăm chỉ, yêu lao động và chịu khó lao động thì có thể nâng nghề, dễ kiếm việc và mức thu nhập có thể nuôi được bản thân và gia đình.
Cần thay đổi nhận thức xã hội không phải trượt đại học mới học nghề".
Đại biểu Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại thảo luận. ảnh Trinh Phúc).
Cũng liên quan đến giáo dục, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng: Nên có đánh giá về kỳ thi quốc gia vừa qua. Có ý kiến cho là xuất hiện sự thiếu công bằng, cần chấn chỉnh. Nhất là không làm chảy máu nhân lực chất lượng cao.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (ảnh Trinh Phúc).
Liên quan đến giáo dục, đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, đoàn Hà Nội than phiền: "Chưa bao giờ cử nhân, thạc sĩ đi làm công nhân vì thiếu việc làm như hiện nay.
Những em học sinh giỏi trước đề cao giáo viên nay đổ xô thi công an quân đội là nghịch lý chưa bao giờ tồn tại ở nước ta.
Đây là cảnh báo cho chúng ta."
Theo GDVN
Nhà trường không kết nối doanh nghiệp, sinh viên khó kiếm việc Tình trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng cao một phần do các cơ sở đào tạo không kết nối tốt với doanh nghiệp. Đóng góp ý kiến cho hội thảo quốc tế "Tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường lao động cho thanh niên và sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp" ngày 23/10, nhiều giảng viên Đại học Sư...