Khai giảng chương trình thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Lễ khai giảng của 120 tân học viên các chương trình sau ĐH tại Khoa Quản trị và Kinh doanh – ĐHQGHN, trong đó có chương trình thạc sĩ mới là Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp diễn ra hôm nay (27/12).
PGS.TS Hoàng Đình Phi – Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh đánh trống khai giảng.
Đây là chương trình thạc sĩ mới được đội ngũ các nhà khoa học của Khoa Quản trị và Kinh doanh sáng tạo, giữ bản quyền, triển khai tuyển sinh từ đợt 2 năm 2020.
Tính sáng tạo của chương trình được thể hiện ở việc lần đầu tiên tại Việt Nam, các nhà khoa học và giảng viên của Khoa Quản trị và Kinh doanh – ĐHQG Hà Nội xác định nội hàm của khái niệm “ entrepreneurship” là “phát triển doanh nghiệp” với ý nghĩa khoa học và nội dung nghiên cứu bao quát từ chính sách thúc đẩy hình thành doanh nghiệp mới tới tinh thần khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp mới, sáng tạo mô hình kinh doanh mới, quy trình mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới…
Kết cấu nội dung chương trình tích hợp được các tri thức liên ngành từ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh tới quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp.
Video đang HOT
Trao giấy khen cho các học viên tiêu biểu.
Các nhà khoa học và giảng viên Khoa Quản trị và Kinh doanh chủ động nhập khẩu tri thức vad sáng tạo tri thức thông qua hỗ trợ chuyên môn của ĐH Queensland (UQ của Úc), Trường Kinh doanh Ipad (Pháp), cùng sự hợp tác của nhiều nhà khoa học và giảng viên trong và nước ngoài. Phương pháp này giúp cho HSB tiết kiệm được nhiều thời gian và rất nhiều chi phí, trong khi vẫn có thể chủ động đổi mới và sáng tạo một chương trình đào tạo sau đại học theo mã ngành mới để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của tất cả các bên liên quan.
Với số học phí vừa phải và thời gian học phù hợp, các học viên của chương trình MOTE lần đầu tiên có cơ hội được hướng dẫn học tập và nghiên cứu các tri thức liên ngành cập nhật và kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới về quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp. Với nguyên tắc và cam kết đảm bảo chất lượng dạy và học theo cách tiếp cận lý luận, phát triển tri thức liên ngành và ứng dụng cụ thể vào thực tiễn công tác…, các học viên có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn và thăng tiến trong nghề nghiệp.
Trao bằng khen cho các tân thạc sĩ.
Dịp này, Khoa Quản trị và Kinh doanh cũng trao bằng tốt nghiệp cho 110 tân thạc sĩ các chương trình đào tạo. Trong đó có 40 tân thạc sĩ chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, 45 tân thạc sĩ chương trình thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống và 22 tân thạc sĩ chương trình thạc sĩ Khoa học Quản trị Kinh doanh.
Khoa Quản trị và Kinh doanh là mô hình trường đào tạo về kinh doanh và quản trị đầu tiên tại Việt Nam được ĐHQG Hà Nội trao cho quyền tự chủ cao trong quản trị và quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính.
Hiện nay, đơn vị này đã trở thành một thương hiệu uy tín và dẫn đầu Việt Nam với các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, các khóa đào tạo quản trị điều hành và các hoạt động tư vấn cho cả khu vực công và tư với hơn 13.000 cựu học viên; trong số đó có nhiều người đang giữ chức vụ Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch và các CEO nổi tiếng của Việt Nam.
Trường ĐH Kinh tế Huế trao bằng tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ khóa 2018-2020
Chiều ngày 28/11, Trường Đại học Kinh tế Huế trao bằng cho 5 tân tiến sĩ, 107 tân thạc sĩ các lớp K19 khóa 2018-2020 và các khóa trước.
Cũng trong dịp này, nhà trường đã khen thưởng cho 21 tân Thạc sĩ đã có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và phong trào lớp. Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định rằng, thành công của các tân Tiến sĩ, tân Thạc sĩ ngày hôm nay là niềm tự hào của nhà trường, đồng thời việc có được tấm bằng ngày hôm nay đã thể hiện và minh chứng cho sự kiên trì và lòng say mê học tập, đã giúp các học viên vượt qua một chặng đường gian nan và đầy thử thách để đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Đồng thời, PGS Trần Văn Hòa khẳng định: "Kết quả của ngày hôm nay cũng là minh chứng cụ thể cho những nỗ lực của Trường Đại học Kinh tế Huế đã có nhiều chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Giám đốc và các ban chức năng của Đại học Huế.
PGS.TS Trần Văn Hòa trao bằng Thạc sĩ cho các học viên.
Thành công của các anh chị mới chỉ là bước đầu trên con đường khoa học. Những kiến thức được nhà trường trang bị là tiền đề quan trọng, bước đầu để các tiến sỹ, thạc sỹ tiếp tục học tập, rèn luyện và vận dụng vào trong cuộc sống, công tác, để trở thành những nhà quản lý kinh tế giỏi, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị và địa phương".
PGS.TS Trần Văn Hòa lần lượt trao bằng cho các tân Tiến sĩ.
Trường Đại học Kinh tế Huế được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học từ năm 1999. Đến nay, đã đào tạo được 2.821 thạc sĩ và hiện có 415 học viên đang theo học ở 3 chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh và Kinh tế chính trị. Về đào tạo trình độ tiến sĩ, đến nay đã đào tạo được 26 tiến sĩ và hiện có 14 nghiên cứu sinh đang theo học.
Chặng đường 20 năm đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ của Học viện Biên phòng "Sau 20 năm đào tạo sau đại học, HVBP đã có 101 giảng viên có trình độ Tiến sĩ; trong đó, 21 đồng chí có học hàm Phó Giáo sư, 1 đồng chí có học hàm Giáo sư, đáp ứng yêu cầu hướng dẫn nghiên cứu sinh" - Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp nhấn mạnh. Năm 2000, Học viện Biên phòng (HVBP) đã...