Khách sạn Phúc – Lộc – Thọ sừng sững giữa trời
Khách sạn mang hình ba vị thần Phúc – Lộc – Thọ khổng lồ ở tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) cao 10 tầng, là điểm check in rất hot.
Trung Quốc nổi tiếng với những công trình độc đáo và một trong số đó là khách sạn mô phỏng 3 bức tượng vị thần Phúc – Lộc – Thọ khổng lồ được đặt tại thành phố Sanhe, tỉnh Hà Bắc. Công trình từng thu hút sự chú ý của giới kiến trúc thế giới.
Năm 2011, khách sạn Tianzi Hotel đã được Kỷ lục Guinness thế giới công nhận là “tòa nhà có hình ảnh lớn nhất” và thường được gọi với biệt danh “Son of Heaven” (đứa con của trời). Trong tiếng Trung, “tianzi” cũng có ý nghĩa tương tự (thiên tử).
Nhìn từ xa, công trình rất nổi bật giữa các tòa nhà cao tầng xung quanh bởi hình dáng chẳng giống ai. Nhiều người lầm tưởng đây là một tượng thần khổng lồ nhưng thực chất bên trong là cả một khách sạn rộng lớn.
Các kiến trúc sư cố gắng làm các chi tiết làm tòa nhà thông thoáng hơn như cửa sổ, cửa thông gió ở các chi tiết trang trí hay ở khoảng trống giữa 3 “vị thần”.
Video đang HOT
Nhìn từ phía sau, khách sạn Tianzi cũng được thiết kế đồng nhất với mặt trước với gam màu sặc sỡ giống như “tà áo” của 3 vị thần. Tuy đã được bố trí nhiều cửa sổ nhưng tòa nhà vẫn gây cảm giác “bí bách”, kém thoáng khí.
Cửa ra vào khách sạn ở tầng 1. Trong văn hóa của người Trung Quốc, 3 vị thần Phúc – Lộc – Thọ luôn đi với nhau mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng và trường thọ.
Rất nổi tiếng nhưng khách sạn Tianzi Hotel khá khó tìm. Nhiều du khách muốn tới đây đều phải sử dụng hệ thống định vị vì vị trí đặc biệt.
Khách sạn cao 10 tầng, thu hút rất đông du khách tới đây tham quan check in từ bên ngoài nhưng không nhiều người lựa chọn đặt phòng.
Chuyện tình yêu phía sau bức ảnh 'Nụ hôn'
Khi bà Từ hôn môi chồng, ông vừa tỉnh lại sau cơn hôn mê ở tuổi 85. Nụ hôn của vợ giúp ông sống thêm một năm nữa.
Bức ảnh "Nụ hôn" được chụp trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Tỉnh dậy sau nhiều ngày hôn mê do tai biến, nhìn thấy vợ, ông Từ Quảng Dư miệng run run nói "Hãy hôn tôi". Người vợ - bà Từ Thanh Hoa- nước mắt đầm đìa, cúi xuống hôn môi chồng trìu mến.
Người chụp bức ảnh này là con trai của cặp vợ chồng già, nhiếp ảnh gia Từ Anh Hỷ ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc.
Bức ảnh "Nụ hôn" đã đạt giải đặc biệt tại Liên hoan nhiếp ảnh toàn Hong Kong năm 2018. "Sau nụ hôn của mẹ, điều kỳ diệu là cha tôi sống thêm được một năm nữa. Trước đó bác sĩ dặn gia đình chuẩn bị lo hậu sự cho ông", tác giả Anh Hỷ chia sẻ câu chuyện của cha mẹ mình.
Bức ảnh "Nụ hôn" của tác giả Từ Anh Hỷ ghi lại khoảnh khắc tình cảm của bố mẹ mình. Ảnh: sina.
Theo chia sẻ của Từ Anh Hỷ, cha mẹ anh là bạn thanh mai trúc mã, cùng lớn lên và đi học cùng nhau. Họ kết hôn năm bà 18 và ông 19 tuổi.
Bốn đứa con lần lượt ra đời. Suốt những năm tháng khó khăn, dù công việc bận rộn nhưng trưa nào ông Từ cũng đạp xe về nhà, bế con đến đơn vị của vợ để con được bú sữa mẹ.
"Làm mẹ đã vất vả rồi, để cô ấy ở lại cơ quan nghỉ ngơi, tôi là đàn ông cần giúp đỡ vợ", ông Từ giải thích mỗi khi có người thắc mắc tại sao không để bà về nhà. Với người đàn ông này, vợ vui là một niềm hạnh phúc.
Nhiếp ảnh gia Anh Hỷ nói rằng, cả cuộc đời anh chưa thấy cha mẹ cãi nhau dù chỉ một lần. Bốn người con khi trưởng thành, lập gia đình, mỗi khi có khúc mắc với bạn đời, họ đều noi gương ông bà, giúp bản thân bình tĩnh hơn: "Hãy nhìn vào tình yêu của cha mẹ mình", họ nói với nhau.
Ở tuổi ngoài 80, ông Từ luôn biến những ngày sống bên vợ trở nên lãng mạn. Có lần ông mua tặng vợ một đôi dép gót cao bằng nhựa "Hồi trẻ mẹ hay đi kiểu dép này. Bố luôn nhớ sở thích của mẹ", bà Thanh Hoa kể với con cháu.
Năm 2012, ông Từ đột quỵ sau một cơn đau tim, phải nằm liệt giường trong nhiều năm. Suốt thời gian này, bà Thanh Hoa một mình chăm sóc chồng, dù các con nhiều lần ngỏ ý đưa bố về chăm.
Hàng ngày bà đều tự mình tắm giặt, vệ sinh, đút cho chồng ăn, ngồi nắm tay ông tâm tình. Mỗi lần chồng nằm viện, bà đều mang theo chiếc giường gấp nhỏ để được nằm cạnh ông. Với ông Từ, vì sợ vợ lo lắng nên suốt những năm ốm liệt, ông không bao giờ kêu than, dù chỉ một lời.
Một lần trong viện, thấy mẹ ngủ gục trên giường bệnh, con cái kêu bà Thanh Hoa về nhà nghỉ ngơi. Khi tỉnh lại, câu đầu tiên ông Từ hỏi là về vợ. Không thấy bà, ông Từ khóc như một đứa trẻ, đòi gặp bằng được. Khi bà đến, ông bình tĩnh lại, nằm trong lòng bà nũng nịu. "Những năm bị bệnh, mẹ chăm bố tôi như một đứa trẻ", nhiếp ảnh gia Anh Hỷ chia sẻ.
Những ngày chồng rời viện, dù ông phải ngồi xe lăn, bà Thanh Hoa đi đâu cũng đẩy chồng theo, từ siêu thị hay đến các buổi văn nghệ của người cao tuổi trong phố. Bà nhớ tên từng viên thuốc chồng uống, không khi nào quên đo huyết áp cho ông dù khi đó đã ở tuổi ngoài 80.
Tháng 5/2016, ông Từ bị tai biến một lần nữa, các bác sĩ nói rằng "Gia đình chuẩn bị lo hậu sự".
Ngày nhập viện, ông Từ cảm nhận không qua khỏi, cố gọi tên vợ nhiều lần vì sợ rơi vào giấc ngủ dài. Bà Thanh Hoa ghé sát tai vào miệng chồng, nghe được ông nói: "Có khi lần này tôi ra đi trước bà".
Câu nói kết thúc, bà bật khóc. Ông môi run run, cố nói với vợ "Hôn tôi". Bà Thanh Hoa nhẹ nhàng nhắm mắt lại, đặt nụ hôn lên môi chồng. Nhìn cảnh này, mọi người xung quanh đều bật khóc. Con trai họ, Từ Anh Hỷ đã nhanh chóng ấn nút chụp khoảnh khắc quý giá này.
Ông Từ Quảng Dự và vợ, bà Từ Quảng Hoa những ngày điều trị trong viện do bị tai biến. Ảnh: sina.
"Một bức ảnh không có quá nhiều màu sắc, tại sao nó lại cảm động đến vậy", nhiều người đặt câu hỏi khi chiêm ngưỡng bức ảnh. "Bởi vì đó là hai vợ chồng già, họ sống rất hạnh phúc và yêu thương nhau đến cuối đời", một độc giả bình luận khi bức ảnh "Nụ hôn" được đăng tải lên trang web của cuộc thi nhiếp ảnh Hong Kong năm 2018.
Ông Từ còn sống thêm một năm nữa sau nụ hôn của vợ. "Đó là kỳ tích", các bác sĩ chữa trị cho ông nhận định. Trước ngày mất vào tháng 5/2018, ông vẫn cố ăn được bát mì do vợ nấu. "Không ngày nào là tôi không nhớ tới ông ấy", bà Thanh Hoa chia sẻ quãng thời gian sau này của mình.
Khi "Nụ hôn" đạt giải đặc biệt, một thành viên ban giám khảo chia sẻ rằng, sở dĩ họ trao giải cho bức ảnh này là bởi câu chuyện tình yêu đẹp chứa đựng sau nó.
"Tình yêu của ông bà Từ giống như hầu hết người dân Trung Quốc, bình thường và đơn giản. Nhưng chúng tôi luôn cảm động về tình yêu này bởi sự ấm áp và quý giá của nó", người này chia sẻ.
Với bà Thanh Hoa, gần 3 năm sau ngày chồng mất, hàng ngày bà vẫn làm việc nhà chăm chỉ và giữ gìn sức khỏe. "Mỗi ngày còn lại trên đời, tôi đều cố gắng sống tốt như tâm nguyện của ông ấy", bà nói.
50 ngày trước kỳ thi gắt gao nhất Trung Quốc, giáo viên giảng bài cho học sinh ngay tại hành lang Các em học sinh cuối cấp tranh thủ thời gian tự học vào buổi tối nhờ giáo viên giải đáp câu hỏi khó ngay tại hành lang trường học. Tại Trung Quốc, các trường trung học đang chạy đua gấp rút bồi dưỡng kiến thức cho học sinh trong thời điểm 50 ngày nữa sẽ diễn ra kỳ thi đại học vô cùng...