“Khách sạn” miễn phí trên đỉnh núi hơn 2.500m
Nếu đủ khả năng và can đảm leo lên một ngọn núi cao 2.530 m thuộc dãy Alpes ở nước Ý, bạn sẽ được ở miễn phí trong một “khách sạn” nhỏ làm bằng gỗ và thỏa sức nhìn ngắm phong cảnh hùng vĩ xung quanh.
Túp lều nằm trơ trọi trên dãy Alpes hùng vĩ. Ảnh: Caters News Agency
Để tưởng nhớ nhà leo núi Luca Vuerich bị tuyết lở đè chết trong khi leo lên một thác nước thuộc dãy Alpes – Ý, một nhóm 12 người, bao gồm gia đình và bạn bè của Vuerich cùng tình nguyện viên cứu hộ trên núi đã hì hục chế tạo túp lều được ghép bằng 30 mảnh gỗ trên đỉnh ngọn núi Foronon Buinz cao 2.530 m.
Công ty Diemmelegno (Ý) đảm nhiệm sản xuất một số bộ phận và khung lều với tính năng giúp nó không bị tích tụ tuyết. Ngay cả khi túp lều bị tuyết phủ dày vào mùa đông, cửa ra vào – đặt ở hướng Nam – sẽ hứng ánh mặt trời chiếu vào đủ làm tan chảy các mảnh băng trên lối đi. Đây là ý tưởng của kiến trúc sư Giovanni Pescamosca đến từ TP Udine, Đông Bắc nước Ý.
Vật liệu chế tạo túp lều là gỗ và thép. Ảnh: Caters News Agency
Túp lều được gia cố bằng thép, vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ với 9 giường ngủ dành cho du khách. Vật liệu được chuyển lên đỉnh núi bằng trực thăng và nhóm 12 người mất gần 1 ngày trời để hoàn thành túp lều.
Tuy nhiên, để được ở miễn phí trong túp lều này, bạn phải có đủ can đảm leo lên tới đỉnh ngọn núi cao 2.530 m. Ông Pescamosca cho biết: “Từ ngày mở cửa, túp lều đã trở thành một điểm đến cho những người yêu thích leo núi. Trong suốt mùa đông khắc nghiệt và mùa hè, đây là một nơi an toàn với cái nhìn toàn cảnh ngoạn mục qua những tảng đá đắm chìm trong sự im lặng của thiên nhiên”.
Trực thăng vận chuyển gỗ và thép lên đỉnh núi cao 2.530 m. Ảnh: Caters News Agency
Video đang HOT
Theo 24h
Ấn tượng thành phố nằm giữa rừng Amazon
Iquitos là một thành phố thuộc Peru và là thành phố lớn nhất thế giới không thể tiếp cận bằng đường bộ.
Thành phố Iquitos nằm ở lưu vực sông Amazon, ngay tại hợp lưu của sông Nanay và Itaya, sâu trong rừng rậm Amazon.
Thành phố đặc biệt này được bao quanh bởi các con sông và rừng nhiệt đới, vì vậy, nó gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Cách duy nhất để tiếp cận Iquitos là sử dụng máy bay hoặc thuyền.
Với dân số khoảng hơn 422.000 người, đây là thành phố lớn nhất thế giới không thể tiếp cận bằng đường bộ.
Khu vực này là nơi sinh sống từ ngàn năm nay của các bộ tộc bản địa và du mục săn bắn, hái lượm, trước khi các nhà truyền giáo châu Âu và người dân quanh sông Nanay, Amazonas và Itaya tới định cư.
Nhiều người cho rằng thành phố được thành lập bởi các nhà truyền giáo "Dòng Tên" từ thế kỷ 18, nhưng một vài người khác lại khẳng định thành phố được thành lập sau thế kỷ 19.
Tuy vậy, dù thành lập khi nào thì tới đầu thế kỷ 19, thành phố mới bắt đầu thu hút nhiều người nhập cư khi cây cao su được phát hiện tại đây.
Hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là các nam thanh niên trai tráng với hy vọng làm giàu từ cây cao su, đã tới định cư ở Iquitos.
Sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp sản xuất ô tô đã nâng cao nhu cầu sử dụng cao su trên toàn thế giới.
Nhiều thanh niên lập nghiệp ở thành phố này đã trở thành thương nhân và chủ ngân hàng. Họ kết hôn với phụ nữ bản địa hoặc phụ nữ trên khắp Peru tạo nên sự đa dạng dân tộc trong thành phố.
Những người nhập cư mang theo phong cách châu Âu, từ quần áo, âm nhạc, tới kiến trúc và nhiều yếu tố văn hóa khác du nhập vào Iquitos.
Thành phố đã trở nên sầm uất với ngành công nghiệp sản xuất cao su trong suốt một thời gian dài.
Sau năm 1912, sản lượng cao su giảm mạnh và cuộc sống của người dân bắt đầu gặp khó khăn.
Hiện nay, khi nhắc tới Iquitos, người ta thường nhắc tới những khu nhà ổ chuột xiêu vẹo chặn ngay trước quảng trường chính ở huyện Belén.
Một số được dựng lên trên những cây cọc khẳng khiu, số còn lại được làm thành nhà nổi.
Mặc dù không thể tiếp cận Iquitos bằng đường bộ, nhưng trong thành phố, các phương tiện giao thông đường bộ lại tương đối phổ biến. Người dân thường di lại bằng xe máy và motocarros - một loại xe gắn máy nhỏ, có gắn một cabin chở khách phía sau. Giao thông trong thành phố khá hỗn loạn, hầu hết mọi người đi lại theo ý thích và không mấy quan tâm tới các tín hiệu giao thông.
Năm 2012, thành phố thu hút khoảng 250.000 khách du lịch tới thăm. Hầu hết trong số họ đến đây bởi sức hút của rừng nhiệt đới Amazon nổi tiếng.
Nguyễn Bình (Theo Amusingplanet)
Nguồn Tổng hợp internet
Chinh phục những ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới Chinh phục được những ngọn núi cao và nguy hiểm nhất thế giới luôn là mơ ước của mọi nhà thám hiểm leo núi, bất chấp sự nguy hiểm và khó khăn mà chúng mang lại. 1. Eiger, Thụy Sĩ: Đỉnh núi khổng lồ này cao 3.970 m so với mực nước biển và được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1858....