Khách ‘nhỏ giọt’ khi Sa Pa, Mù Cang Chải thông báo an toàn
Các điểm du lịch phía Bắc như Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì, Sa Pa… đón khách trở lại sau bão số 3, nhưng lượng khách chưa khả quan do nhiều người còn e ngại nguy cơ mất an toàn.
Sa Pa cùng nhiều điểm du lịch phía Bắc thông báo đón khách trở lại sau bão số 3. Ảnh: Topas Ecolodge.
Sáng 17/9, trao đổi với Tri Thức – Znews, bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch thị xã Sa Pa, Lào Cai cho biết sau ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3, đến nay tình hình thời tiết tại địa bàn xã đã ổn định, hệ thống giao thông cơ bản được đảm bảo. Các điểm du lịch, vui chơi bắt đầu hoạt động trở lại.
“Sau khi kiểm tra các điều kiện an toàn, các điểm du lịch tại Sa Pa cơ bản đã mở cửa lại hết. Hiện chỉ có 3 điểm du lịch đang tạm dừng là thung lũng Mường Hoa, Sín Chải và đồi hoa hồng cổ. Đây là 3 điểm du lịch có địa hình phức tạp, cần có thời gian để đánh giá lại mức độ an toàn, trước khi đưa khách đến”, bà Vượng nói.
Theo đó, khu du lịch cáp treo Fansipan Legend khôi phục từ ngày 13/9. Các khu, điểm du lịch như Thác Bạc, Vườn đá Tả Phìn, Thung lũng xanh, Vườn hồng mộng mơ, Suối Vàng – thác Tình Yêu, Hàm Rồng, Cát Cát khôi phục từ ngày 14/9.
Trung tâm thị xã SaPa không bị ảnh hưởng nhiều từ bão số 3. Ảnh: Sun Group.
Trưởng phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch thị xã Sa Pa cho biết các điểm du lịch đã mở cửa trở lại, song thời điểm này Sa Pa vẫn chưa đón được nhiều khách. Phần lớn nằm ở tâm lý khách du lịch đang e ngại tình hình bão lũ, sạt lở.
Ngoài ra, tháng 9 là thời điểm tệp khách học sinh, sinh viên bắt đầu đi học. Hơn nữa, cả nước đang hướng về bà con vùng lũ, tập trung đi cứu trợ nên du lịch bị ảnh hưởng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, xã vẫn đón nhiều khách du lịch quốc tế, chủ yếu là các tour đã lên lịch trước.
Tương tự, bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, cho biết tỉnh vẫn mở cửa đón khách như bình thường. Tuy nhiên, lượng khách đến các điểm du lịch còn nhỏ giọt sau ảnh hưởng của bão.
Video đang HOT
“Phần đông mọi người đang quan tâm đến câu chuyện đi cứu trợ bà con bị thiệt hại sau bão”, bà Tình chia sẻ với Tri Thức – Znews.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết thêm hiện nay còn một số điểm có nguy cơ sạt lở như tuyến đường 4 huyện cao nguyên đá: đường từ Mèo Vạc xuống sông Nho Quế, đường Thuận Hòa – Thái An, đường Đồng Văn – Mèo Vạc. Khu dân cư ở thành phố Hà Giang và Xín Mần giao thông đã đi lại bình thường.
“Trong đợt bão vừa rồi, tuyến đường đến huyện Hoàng Su Phì chỉ bị sạt cục bộ ở một vài điểm nhỏ, Hà Giang đã xử lý, hiện tại đường đi đã thông thoáng. Các điểm du lịch ngắm lúa chín ở Hoàng Su Phì, thảo nguyên Suôi Thầu (huyện Xín Mần) đang đẹp và sẵn sàng đón du khách”, bà Tình cho biết.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở cũng khuyến cáo du khách nên cập nhật tình hình thời tiết liên tục. Khi đi qua những cung đường có biển cảnh báo nguy cơ sạt lở cần phải cận trọng chú ý.
Cuối tháng 9 – nửa đầu tháng 10 là dịp thích hợp đi “săn lúa vàng” ở Mù Cang Chải. Hiện địa phương này cho biết đã sẵn sàng đón khách trở lại sau ảnh hưởng của bão số 3. Ảnh: Tuấn Nguyễn Travel.
Tại Yên Bái, điểm du lịch hút khách Mù Cang Hải có thời tiết nắng ráo, các thửa ruộng bậc thang đang vào mùa chín rộ. Anh Giàng A Chay, người dân bản địa kiêm hướng dẫn viên tại Mù Cang Chải, cho hay: “Địa phương có ảnh hưởng sau bão Yagi, nhưng không lớn. Một số tuyến đường bị sạt lở một chút nhưng đã được chính quyền xử lý. Hiện tại đường đi từ Hà Nội lên Mù Cang Chải thông thoáng, không có trở ngại. Các nhà xe cũng đã nhận đón khách trở lại”.
Anh Giàng A Chay cập nhật thêm thời tiết tại Mù Cang Chải khá tốt, các dịch vụ vui chơi ngoài trời như check in, thăm lúa, dù lượn… đều hoạt động bình thường.
Được biết, Mù Cang Chải đang là điểm đến “hot” nhất miền Bắc đợt cuối tháng 9 cho đến giữa tháng 10 nhờ xu hướng du khách thích đi nghỉ dưỡng, chụp ảnh check in “săn lúa chín” tại các ruộng bậc thang.
Trong khi đó, sau nhiều ngày mưa lớn do ảnh hưởng của bão Yagi, hiện tại Cao Bằng thời tiết đã tạnh ráo, trời quang. Khu du lịch thác Bản Giốc cho biết các hoạt động du lịch tham quan diễn ra bình thường. Lưu ý đường vào thác có nguy cơ sạt lở gần đèo Mã Phục, có thể chọn các tuyến đường khác như qua thị trấn Trà Lĩnh.
Tại Ninh Bình, đại diện Phòng Khách hàng, Khu du lịch Sinh thái Tràng An cho biết điểm đã mở cửa đón khách trở lại từ ngày 9/9. Tuy nhiên, thời điểm này khách chỉ đi tham quan khu vực bên ngoài và dừng chân tại hai điểm tâm linh là đền Trình và đền Trần. Du khách chưa thể tham quan các hang động do ngập nước.
Cung quy hoạch triển lãm tỉnh Quảng Ninh ngày 8/9 tan hoang sau bão số 3. Ảnh: Việt Linh.
Trước đó, các hoạt động du lịch tại TP Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung cũng dần phục hồi trở lại. Trao đổi với Tri Thức – Znews sáng 13/9, ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), cho biết những ngày qua, đơn vị chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành địa phương khẩn trương tập trung lực lượng khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. 3/5 tuyến tham quan vịnh đã mở cửa phục vụ khách trở lại.
Cụ thể, các điểm mở đón khách gồm:
Tuyến 1: Điểm tham quan Thiên Cung – Đầu Gỗ;
Tuyến 2: Điểm tham quan Sửng Sốt, Hang Luồn, Ti Tốp;
Tuyến 5: Trừ hang Ba Hang.
Bên cạnh đó, các điểm lưu trú nghỉ đêm cũng đã đủ điều kiện để đón khách gồm hòn 587, nhà Lát, Hang Luồn; điểm trung chuyển xuồng cao tốc hòn Cát Lán. Thời gian đón khách từ ngày 13/9.
Tại Hải Phòng, các tuyền đường đã thông suốt trở lại. Những cơ sở lưu trú ít bị ảnh hưởng ở Cát Bà đã sớm đón khách. Từ ngày 12/9, địa phương đã tổ chức bán vé cho du khách lưu trú qua đêm trên tàu tại các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Tại quận Đồ Sơn, các tuyến đường giao thông đã thông suốt từ 14/9. Điện, nước, mạng viễn thông… cũng đã được cấp trở lại tại hầu hết khu vực trên địa bàn Đồ Sơn, nhất là khu du lịch.
Tuy nhiên, sau ảnh hưởng từ bão số 3, Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2024 lùi 10 ngày so với kế hoạch, dự kiến diễn ra vào ngày 21/9 (tức 19-8 Âm lịch).
Lên Mù Cang Chải mùa lúa chín
Lên miền Tây Bắc mùa thu, cũng là bắt đầu mùa lúa chín sẽ thấy những thửa ruộng bậc thang chuyển màu đẹp đến ngỡ ngàng.
Ruộng bậc thang ở vùng núi phía Bắc có nhiều nơi đẹp, như Hoàng Su Phì, Xín Mần (Hà Giang), Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai)..., nhưng đẹp và quyến rũ nhất là những "bậc thang" ở Mù Cang Chải (Yên Bái).
Những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải khoe sắc trong nắng thu.
Kiệt tác từ thiên nhiên và bàn tay con người
Theo quốc lộ 32 từ Hà Nội lên Yên Bái, qua xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn) và bắt đầu với cung đèo Khau Phạ - một trong "Tứ đại đỉnh đèo" miền Bắc để lên Mù Cang Chải với quãng đường khoảng 300km, những thửa ruộng bậc thang bắt đầu hiện ra ở thung lũng Cao Phạ (xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải). Qua đèo, trước khi lên tới thị trấn, qua các xã Púng Luông, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, những bậc thang đang chuyển màu từ xanh sang vàng, và có cả những gam màu nâu đỏ của những thửa ruộng đã gặt, làm nên những bức tranh đầy sắc màu của thiên nhiên và con người vô cùng ấn tượng.
Mù Cang Chải là huyện phía Tây tỉnh Yên Bái, nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Địa hình núi cao và hiểm trở do bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình của toàn huyện là 40o, có nơi lên tới 70o. Ruộng bậc thang là cách thức để con người thích ứng với thiên nhiên ở địa hình đồi núi dốc để tạo nên những thửa ruộng bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác lúa nước. Nhìn từ xa, những thửa ruộng trên triền đồi, núi như những bậc thang. Tới gần mới thấy những "bậc thang" này cao cả mét, uốn lượn miên man, như vươn tới trời, qua đó mới thấy sự bền bỉ, nhẫn nại đáng khâm phục của con người.
Những thửa ruộng bậc thang cao thấp trùng điệp nối nhau tạo nên cảnh quan hùng vĩ mà lãng mạn, đẹp đến nao lòng và choáng ngợp, nhất là vào mùa lúa chín. Vào đúng vụ lúa chín, những "bậc thang" ở Mù Cang Chải không chỉ đẹp với sắc màu, mà còn sống động bởi hoạt động thu hoạch của nông dân. Đặc điểm địa hình, khí hậu và thủy văn khác biệt ở nơi đây khiến cho lúa chín không đều nên thời gian lúa chín và thời gian thu hoạch kéo dài hàng tuần, thậm chí cả tháng, khiến cho cảnh quan càng thêm sinh động.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải không chỉ là tư liệu về phương thức sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây (dân tộc Mông chiếm tới 90%) mà còn chứa đựng một bề dày văn hóa bản địa lâu đời; là di sản đặc sắc, là kiệt tác tạo nên bởi thiên nhiên và bàn tay con người từ hàng trăm năm qua. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh thắng quốc gia vào năm 2007, tập trung ở các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình, với diện tích khoảng 330ha trong tổng số 2.200ha trên toàn huyện. Năm 2019, Danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
Năm 2018, tạp chí nổi tiếng Telegraph của Anh đã công bố 12 địa danh ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới; trong đó, ruộng bậc thang Mù Cang Chải là một trong hai đại diện của Việt Nam lọt vào danh sách này.
Đặc sắc lễ hội mùa lúa chín
Trong những năm gần đây, Mù Cang Chải là điểm đến "hot" của du lịch miền Bắc. Mù Cang Chải là thiên đường bát ngát dành cho những người yêu du lịch thiên nhiên, dân phượt và những nhiếp ảnh gia cùng những người yêu thích chụp ảnh. Nhận thức rất rõ điều ấy, chính quyền địa phương, những người làm quản lý du lịch đã nghiên cứu, đầu tư để Mù Cang Chải trong mùa lúa chín trở thành một thương hiệu đặc sắc.
Đầu tiên là Festival dù lượn, được tổ chức lần đầu vào năm 2012 tại đèo Khau Phạ (xã Cao Phạ), bên thung lũng Cao Phạ trập trùng lúa chín. Hoạt động này đã thành sự kiện thường niên, thu hút hàng trăm người chơi dù lượn trong nước và quốc tế tham gia. Điểm nhảy dù này được đánh giá là một trong 5 điểm nhảy dù lượn đẹp nhất thế giới. Hình ảnh "bay trên mùa vàng" đã trở nên quen thuộc ở Mù Cang Chải. Để tổ chức tốt các điều kiện cho việc bay dù lượn, huyện Mù Cang Chải đã đầu tư xây dựng các chòi xem cho khách, điểm tập kết cho phi công và những địa điểm dừng đỗ xe, phục vụ ẩm thực.
Từ năm 2015, vào tháng 9 hằng năm, đúng mùa lúa chín, tại Mù Cang Chải diễn ra Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Yên Bái. Lễ hội có nhiều hoạt động thú vị như đêm trình diễn nghệ thuật dân tộc, Festival khèn Mông, triển lãm ảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải và bản sắc văn hóa dân tộc Mông; không gian chợ quê đặc sản vùng cao; trải nghiệm làm nông cùng người dân trên ruộng bậc thang... Bên cạnh đó, còn có nhiều trò chơi dân gian như hội chọi dê, ném còn, nhảy sạp, ném pao, đẩy gậy, bắn nỏ... Các hoạt động mang đậm màu sắc dân gian và văn hóa bản địa giúp du khách hòa mình vào không khí lễ hội và mùa vàng Mù Cang Chải mà chẳng muốn về...
Đã đi Cát Cát và muốn tìm điểm đến mới thì tới bản Ý Linh Hồ để thấy Sa Pa chơi hoài không chán Nếu đã đi thung lũng Mường Hoa, đỉnh Hàm Rồng hay bản Cát Cát thì bạn vẫn chưa khám phá hết Sa Pa, phải tới bản Ý Linh Hồ để thấy Sa Pa chơi hoài không chán, ngày càng có nhiều điểm mới mẻ dù vẫn là bản sắc ấy. Thời gian gần đây, bản Ý Linh Hồ nổi lên là một bản...