Khách mở cửa thoát hiểm để xuống máy bay cho… dễ
Chiếc Airbus 321 của Vietnam Airlines vừa về tới sân đỗ Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đã bị bung phao trượt khi một hành khách đang nhiên mở cửa thoát hiểm với lí do để xuống máy bay cho dễ.
Đại diện Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã xác nhận vụ việc trên xảy ra đối với chuyến bay VN 1265 chiều 25/8 vừa qua.
Hành vi mở cửa thoát hiểm của hành khách đi máy bay đã lặp đi lặp lại nhiều lần
(ảnh minh họa: Internet)
Theo đó, chuyến bay VN 1265 chặng VII – SGN từ Vinh đi TP.HCM hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h20. Khi máy bay vừa vào tới sân đỗ nhà ga thì cả phi hành đoàn và toàn bộ hành khách trên chuyến bay đã được phen giật mình khi phao trượt thoát hiểm bất ngờ bung ra.
Hành khách Lưu Ngọc Vinh ngồi ở ghế 28E được xác định là người đã mở cửa thoát hiểm và gây ra sự cố. Ngay lập tức tổ bay đã lập biên bản vi phạm đối với hành khách Vinh và bàn giao cho Cảng vụ hàng không miền Nam xử lý theo quy định.
“Với suy nghĩ có đông người nên mở thêm cửa để xuống máy bay cho dễ, nhưng không ngờ đó lại là cửa thoát hiểm.” – đại diện Vietnam Airlines cho biết lí do vị khách này giải thích về hành vi của mình khi bị lập biên bản.
Sự việc bất đắc dĩ xảy ra khiến chiếc Airbus 321 của Vietnam Airlines phải nằm lại sân bay Tân Sơn Nhất gần 9 tiếng đồng hồ để bộ phận kỹ thuật xử lý và thực hiện cuốn phao thoát hiểm.
Video đang HOT
Trên thực tế, đã có không ít chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines phải ghi nhận những tình huống trớ trêu do hành vi mở cửa thoát hiểm của hành khách đi máy bay.
Dù sau đó hành khách có biện giải đó là vô tình hay vì không biết nhưng những sự cố này đã gây thiệt hại rất lớn cho hãng khai thác bởi lịch trình bay bị gián đoạn và chi phí cuộn phao trượt lên tới 200 triệu đồng/lần.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, mức phạt kịch khung cho hành vi mở cửa thoát hiểm máy bay là 20 triệu đồng. Theo Cục này, cửa thoát hiểm máy bay chỉ được mở trong trường hợp khẩn cấp và có sự hướng dẫn của tổ bay. Tuy đã được tuyên truyền, hướng dẫn nhiều nhưng hành vi mở cửa thoát hiểm máy bay thời gian gần đây vẫn liên tục xảy ra, trong khi đó mức xử phạt hành chính hiện nay chưa đủ sức răn đe để làm thay đổi nhận thức và hành vi vi phạm của hành khách.
Theo VNE
Khi xe gặp nạn: Thoát hiểm bằng cách nào?
Dù trên thành xe có giá để búa nhưng không có búa
Những vật dụng bảo hộ trên xe khách như búa thoát hiểm, bình xịt cứu hỏa, dây an toàn... dường như đang bị quên lãng, khi hầu hết các xe khách từ xe của tư nhân đến xe của các công ty vận tải đều không có.
Nhiều ý kiến cho rằng, số người thiệt mạng trong vụ xe khách bị lũ cuốn trôi ở Hà Tĩnh có thể không lớn như vậy nếu ngay khi xảy ra tai nạn, những người trên xe có thể đập được nhiều ô cửa kính để thoát ra ngoài, chứ không phải chỉ một ô cửa duy nhất.
Hiện nay, dường như bản thân các nhà xe và hành khách đang quên đi những dụng cụ bảo hộ trên xe khách, những vật dụng tuy nhỏ nhưng sẽ rất hữu ích khi xe xảy ra sự cố, như búa thoát hiểm, bình xịt chữa cháy, dây an toàn... Đặc biệt là với những chiếc xe khách đời mới, kính xe được làm khá dày, khó vỡ và thường là loại kính liền, thành một khối với thân xe.
Búa thoát hiểm dùng đập vỡ kính xe trong trường hợp khẩn cấp, nó có đầu nhọn, thậm chí có thêm lò xo để gia tăng lực khi sử dụng. Búa nhỏ, nhẹ và tiện sử dụng khi cần. Thông thường, búa khẩn cấp được trang bị kèm theo xe và được gắn trên thành xe, bên trong khoang hành khách.
Tuy nhiên, thực tế trên các xe khách chạy liên tỉnh, đường dài hiện nay đều thiếu hoặc không có những vật dụng bảo hộ đó.
Chúng tôi lên một xe khách chạy tuyến Hà Nội - Thanh Hóa, BKS 29T-89..., của HTX Dịch vụ vận tải thương mại TP, loại xe 47 chỗ, chiếc xe còn khá mới.
Trên khung cửa sổ xe, vị trí được thiết kế để đặt búa thoát hiểm, chỉ còn lại giá để búa, còn búa thì đã mất từ bao giờ, toàn bộ dây bảo hiểm dành cho hành khách đều không có.
Khi chúng tôi vặn hỏi, tài xế tên Lê Văn Huy biện bạch: "Khi đưa xe vào chạy một thời gian thì không còn thấy những chiếc búa ấy nữa, có thể do bị rơi, cũng có khi hành khách thấy nó "xinh xinh" nên lấy xem, rồi bỏ túi luôn. Thay rồi lại mất, biết bao nhiêu cho đủ. Với lại, để đấy cũng đâu có dùng tới".
Trên kính xe cũng có dán chữ "cửa thoát hiểm" nhưng dòng chữ khá mờ, khách đi xe phải để ý mới thấy được. Hơn nữa, dù biết là cửa thoát hiểm nhưng cũng chẳng ai biết thoát hiểm bằng cách nào, làm sao để thoát ra ngoài qua cái cửa kính đấy.
"Cửa thoát hiểm" - nhưng thoát hiểm bằng cách nào?
Khi chúng tôi hỏi một số hành khách đang đi trên xe về búa thoát hiểm, và cách thoát hiểm, họ đều tỏ ra ngơ ngác vì không biết chúng tôi hỏi cái gì.
"Tôi cũng không rõ lắm về cái này, đi một số xe có thấy nhưng cũng không để ý lắm, nó đâu liên quan đến mình. Lâu nay đi xe chỉ lên đi vậy thôi, chứ đâu có thấy ai nói gì đâu mà biết", anh Trịnh Văn Quý, một hành khách trên xe cho biết.
Không chỉ thiếu búa thoát hiểm, trên xe chúng tôi đi còn không có cả dây an toàn ở các hàng ghế của hành khách. Gần 40 hành khách trên xe đều không có ai thắt dây an toàn. Chỉ duy nhất tài xế có dây an toàn, có lẽ vì đây là yêu cầu bắt buộc với tài xế xe ô tô khi tham gia giao thông.
"Theo thiết kế xe nào cũng có, nhưng nói thật, dân ta đi xe có bao giờ thắt dây an toàn đâu. Có khi mình bắt họ thắt, đến lúc mình quay đi họ lại tìm cách tháo ra ấy chứ. "Thượng đế" không thích mà mình vẫn ép họ thì khác nào đuổi họ đi xe khác. Khách không dùng thì tháo đi cho gọn, để cũng đâu làm được gì", tài xế Huy cho biết thêm.
Ngoài việc thiếu các trang bị cứu hộ khi cần, các xe khách hiện nay cũng không hề có bất cứ chỉ dẫn, hay hướng dẫn nào cho các "thượng đế" của mình, làm sao để thoát hiểm khi xe xảy ra sự cố, những dụng cụ hỗ trợ nào cần dùng...
"Nói mấy cái đấy với hành khách, khác nào bảo họ xe của tôi không an toàn, có thể xảy ra sự cố bất kể lúc nào. Như thế ai còn dám đi xe của mình", tài xế Huy biện minh.
Theo khảo sát của chúng tôi, tại hai bến Giáp Bát và Nước Ngầm một số xe chất lượng cao chạy tuyến liên tỉnh có trang bị búa thoát hiểm ở thành cửa kính xe. Tuy nhiên, những chiếc búa này lại được đặt ở vị trí khuất, sau những tấm rèm cửa, nên rất khó thấy nếu không chủ ý tìm kiếm. Như một số xe chạy tuyến Hà Nội - Thái Bình, Hà Nội - Thanh Hóa, Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Hà Tĩnh...
Còn hầu hết các xe khách hiện nay đều "lãng quên" dây an toàn, chúng bị nhà xe tháo bỏ, hoặc đẩy xuống gầm ghế cho khỏi... vướng. Theo các quy định an toàn xe khách hiện nay, chỉ bắt buộc thắt dây an toàn đối với người ngồi ở hàng ghế đầu của xe, các hàng ghế sau thì không bắt buộc, nên nhiều nhà xe bỏ qua thiết bị này.
Theo Bee
Bến "cóc" giữa phố trung tâm Gần đây, mục Đường dây nóng Báo Hànộimới nhận được nhiều phản ánh của người dân về sự tồn tại từ nhiều năm nay của một "bến cóc" tại địa chỉ số 6 phố Nguyễn Trường Tộ (phường Nguyễn Trung Trực - quận Ba Đình), liền kề với cổng Trường THCS Nguyễn Công Trứ, gây lộn xộn, mất trật tự ATGT, ảnh hưởng...