Khách hủy tour hàng loạt vì Covid-19, doanh thu du lịch lữ hành TP.HCM quý 1/2020 giảm tới 40%
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, quý 1/2020, doanh thu du lịch lữ hành của thành phố ước tính đạt 4.505 tỷ đồng, giảm 39,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 tại TP.HCM ước tính đạt 94.619 tỷ đồng, giảm 9,9% so với tháng trước và giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 64.574 tỷ đồng, giảm 1,4% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.943 tỷ đồng, so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước có mức giảm tương ứng là giảm 59% và giảm 68,4%. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 554 tỷ đồng, tỷ lệ này lần lượt là giảm 64% và giảm 77,4%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 26.549 tỷ đồng, giảm 14% và giảm 20,7%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1 năm 2020 ước tính đạt 316.909 tỷ đồng, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
Phân theo loại hình kinh tế và ngành kinh tế của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý 1 năm 2020 như sau:
Chia theo loại hình kinh tế: khu vực kinh tế nhà nước ước tính đạt 19.212 tỷ đồng, chiếm 6,1% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, giảm 0,6%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 244.785 tỷ đồng, chiếm 77,2%, giảm 1,1%; khu vực kinh tế có vốn nước ngoài với tổng giá trị đạt 52.912 tỷ đồng, chiếm 16,7%, giảm 4,6%.
Chia theo ngành kinh tế:
Thương nghiệp ước tính đạt 201.623 tỷ đồng, chiếm 63,6% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Các trung tâm thương mại, siêu thị tung ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút người tiêu dùng đến mua sắm, tuy nhiên do ảnh hưởng vì tâm lý sợ dịch bệnh nên người dân hạn chế đi lại. Trong đó, lương thực, thực phẩm chiếm 17,6% trong doanh thu bán lẻ, tăng 13%; may mặc chiếm 6,5%, tăng 6,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình chiếm 19%, tăng 7,6%; xăng dầu chiếm 8,2%, tăng 4,6%.
Video đang HOT
Dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 19.793 tỷ đồng, chiếm 6,2% tổng mức và giảm 30,3% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp ngành lưu trú đã triển khai các nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền cho khách lưu trú về việc chủ động phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, một số khách sạn trên địa bàn đã tạm ngưng nhận khách lưu trú từ ngày 16/3 đến ngày 5/4 nhằm hưởng ứng chương trình phòng chống dịch Covid 19 từ Bộ Y tế Việt Nam, đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng. Trong khi đó, hoạt động ăn uống chịu ảnh hưởng kép từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt trong giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 và từ dịch bệnh Covid, tiệc cưới, hội nghị được nhiều khách dời về cuối năm nhằm hạn chế tụ tập đông đúc. Các quyết định về tạm dừng hoạt động vui chơi, giải trí, nhà hàng và quán bar được triển khai quyết liệt nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế lây lan dịch bệnh.
Du lịch lữ hành ước tính đạt 4.505 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng mức và giảm 39,9% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động du lịch là một trong những ngành chịu tổn thất nặng nề từ dịch bệnh do tình hình dịch bệnh đã lan rộng trên 165 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khách du lịch hủy tour hàng loạt do tâm lý lo sợ dịch bệnh, Chính phủ các nước trên thế giới đã kêu gọi người dân hạn chế đi lại và đóng cửa các địa điểm du lịch. Ngoài ra, từ sau khi có ca nhiễm là nhân viên hướng dẫn du lịch thì các đơn vị lữ hành cũng đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm tra sức khỏe cho khách du lịch và hạn chế nhận tour.
Dịch vụ khác ước tính đạt 90.989 tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng mức và giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 63,4% trong tổng số, giảm 9,7%; giáo dục chiếm 4,7%, giảm 25,4%; nghệ thuật vui chơi giải trí chiếm 6,9%, giảm 15,4%; y tế chiếm 4,7%, tăng 0,9%…
Hoàng An
Doanh nghiệp Việt kinh doanh ra sao sau khi về tay người Thái?
Người Thái đang dần dần tham gia vào nhiều lĩnh vực trên thị trường Việt Nam, từ sản xuất đến tiêu dùng...
Doanh nghiệp Việt ra sao từ khi về tay người Thái? Ảnh: VOA
Những cuộc thâu tóm của người Thái không thể kể đến các thương vụ lớn như Sabeco và Nhựa Bình Minh. Vậy những doanh nghiệp này ra sao kể từ khi về tay người Thái?
Sabeco làm giàu cho tỷ phú Thái
Cuối năm 2017, Tổng CTCP Bia-Rượ-u-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) chính thức về tay Tập đoàn Thaibev của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhak. Theo báo cáo được công bố vào ngày 30/09, Tập đoàn Thaibev hiện đang sở hữu 53,58% vốn cổ phần Sabeco. Và Sabeco cũng trở thành động lực tăng trưởng chính cho tập đoàn Thaibev trong niên độ tài chính 10/2018-09/2019.
Cụ thể, trong niên độ tài chính trên, Tập đoàn Thaibev ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận với mức tăng trưởng 16% về doanh thu và hơn 33% về lợi nhuận ròng. Đáng chú ý, đối với mảng Bia quốc tế, doanh thu bán hàng của Sabeco tăng trưởng 44%, đóng góp chính trong kết quả kinh doanh của Thaibev. Thaibev cho biết nếu ngoại trừ Sabeco thì doanh thu bán hàng ở mảng này giảm so với cùng kỳ do hoạt động ở một số nước Asean suy yếu.
Về phần mình, Sabeco luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm. Xét trong 7 quý gần nhất, biên lãi gộp của Sabeco luôn trên mức 20%. Lãi sau thuế luôn duy trì ở mức cao và duy trì mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Gần nhất, quý III/2019, doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ cũng như từ hoạt động tài chính của Sabeco đều ghi nhận kết quả tích cực. Tổng kết quý III/2019, Sabeco ghi nhận hơn 1.400 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng hơn 41% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, lãi sau thuế cũng tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước.
Về triển vọng của Sabeco trong tương lai, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá kế hoạch tái tung bia 333 trong thời gian tới tiếp tục củng cố sức mạnh cho danh mục thương hiệu của Sabeco. VCSC cho rằng định vị của 333 có thể sẽ dần được cao cấp hóa để giúp Sabeco tăng cường sự hiện diện trong phân khúc cận cao cấp/cao cấp. Ngoài ra, giá bán tăng và tối ưu hóa chi phí tiếp tục hỗ trợ biên lợi nhuận của mảng bia. VCSC dự báo biên lợi nhuận gộp mảng bia sẽ tăng lên 30,6% trong quý IV/2019 Việc biên lãi gộp tăng này sẽ đến từ giá bán/cơ cấu sản phẩm cải thiện, các giải pháp tối ưu hóa chi phí cũng như giá nguyên liệu thô thuận lợi hơn trong năm 2020.
Nhựa Bình Minh nhờ người Thái mà "thay đổi cuộc chơi"
Đối với ngành Nhựa, người Thái cũng không đứng ngoài cuộc chơi khi sở hữu vốn cổ phần tại 2 "ông lớn" là Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh.
Cụ thể, trước đây, Tập đoàn Siam Cement Group - SCG của Thái Lan đã nắm cổ phần ở cả Nhựa Tiền Phong (HNX: NTP) và Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP). Năm 2018, SCG lựa chọn BMP để làm công ty hạ nguồn trong chuỗi giá trị ngành nhựa của mình bằng cách thoái vốn khỏi NTP, đồng thời mua lại cổ phần kiểm soát tại BMP thông qua đợt thoái vốn của SCIC. Tập đoàn SCG của Thái Lan hiện tại nắm giữ hơn 54,4% cổ phần của BMP thông qua Nawaplastics Industries, đây là công ty con của Tập đoàn SCG.
Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) đánh giá, với việc là mắt xích cuối trong chuỗi giá trị ngành nhựa của SCG, BMP có thể tận dụng được lợi thế về mặt quản trị và cách thức điều hành mạng lưới phân phối của công ty mẹ. Bên cạnh đó, SCG còn có dự án hóa dầu Long Sơn (LSP), được khởi công từ tháng 02/2018 (100% sở hữu của SCG) tại Vũng Tàu, dự kiến hoàn thành 2023. Khi hoàn thành, LSP được hứa hẹn sẽ là nhà cung cấp lớn cho BMP hạt nhựa PVC, HDPE, góp phần giúp BMP có thể chủ động hoàn toàn nguồn nguyên vật liệu mà không phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Việc định hướng trong tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào cũng phần nào thể hiện ở kết quả kinh doanh của BMP trong những giai đoạn qua. Xét trong 7 quý gần nhất, BMP có kết quả kinh doanh khá ổn định, biên lợi nhuận luôn đạt trên mức 22,9%, mặc dù có thấp hơn so với NTP nhưng vượt trội hơn về tính ổn định. Quý III/2019, BMP ghi nhận hơn 120 tỷ đồng lãi sau thuế, nhích nhẹ hơn 4% so với cùng kỳ năm trước.
Không chỉ dừng lại ở r-ượu bia và nhựa, gần đây, dư luận bắt đầu xôn xao với thông tin người Thái nắm giữ hơn 34% vốn cổ phần tại Nhà máy nước Sông Đuống và có số lượng người trong ban quản trị "áp đảo" so với người Việt.
Theo Nhipcaudautu.vn
PXC tiếp tục thua lỗ nặng, âm vốn, treo 120 tỷ nợ vay quá hạn tại OceanBank Phát triển Đô thị Dầu khí cho biết do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, việc thanh toán nợ vay phụ thuộc vào chuyển đổi thành công dự án Bạc Liêu Tower. CTCP Phát triển Đô thị Dầu Khí (UPCoM: PXC) tiếp tục không ghi nhận doanh thu trong quý 3/2019, đây là quý thứ 4 trống doanh thu liên...