Khách hàng kiện Thế Giới Di Động dù sản phẩm đã hết hạn bảo hành
Không được hỗ trợ đổi mới sản phẩm vì đã quá thời hạn bảo hành, một khách hàng tại Điện Biên đệ đơn khởi kiện Thế Giới Di Động.
Ngày 23/8, ông Vũ Mạnh Hải, sinh năm 1981, ngụ tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã đệ đơn kiện lên Tòa án nhân dân Quận 1, TP.HCM vào ngày 23/8. Đơn vị bị khởi kiện trong đơn của ông Hải là Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động. Ông Hải cho rằng mình nhận phải một sản phẩm có tuổi thọ thấp và chính sách chăm sóc khách hàng thiếu chuyên nghiệp.
Khách hàng gửi đơn khởi kiện Thế Giới Di Động và Apple.
Theo ông Vũ Mạnh Hải, ngày 10/5/2020, ông Hải mua một tai nghe Bluetooth AirPods 2 với giá 5 triệu đồng ở cửa hàng Thế Giới Di Động, địa chỉ tại phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hơn một năm sau, vào ngày 15/6, tai nghe của ông Hải gặp lỗi không thể kết nối với điện thoại. Ông Hải cho biết mình đã liên hệ cửa hàng Thế Giới Di Động phường Mường Thanh để được hỗ trợ đổi trả, bảo hành nhưng nhân viên Thế Giới Di Động “không có thiện ý” hỗ trợ khách hàng.
Video đang HOT
Khi đến trực tiếp đại lý Thế Giới Di Động, ông Hải được quản lý cửa hàng cho biết sản phẩm đã quá hạn bảo hành 30 ngày nên không được đổi trả, bảo hành.
“Đáng nhẽ, sau khi kiểm tra tình trạng tai nghe, nhân viên phải thông báo lỗi cho tôi, cách thức để khắc phục và chi phí sửa chữa. Tuy nhiên, thứ tôi nhận lại chỉ là chiếc tai nghe bị hỏng của mình”, ông Mạnh Hải viết trong đơn khởi kiện gửi lên tòa án.
Ông Hải yêu cầu công ty Thế Giới Di Động có trách nhiệm kiểm tra, khắc phục vấn đề của sản phẩm và bồi thường thiệt hại số tiền 5 triệu đồng.
“Tôi muốn gửi thông điệp rằng mình là khách hàng, nếu nhận được sản phẩm chất lượng kém thì mình có thể khởi kiện, đòi lại quyền lợi”, ông Vũ Mạnh Hải trả lời PV . Ông Hải cho biết sẽ tiếp tục kiện Apple lên tòa án quốc tế nếu không thành công.
Trả lời PV , đại diện Thế Giới Di Động cho biết đã ghi nhận trường hợp của khách hàng Vũ Mạnh Hải. Theo Thế Giới Di Động, sản phẩm AirPods 2 của ông Hải được bảo hành một năm kể từ ngày mua. Vì thiết bị gặp lỗi sau khi hết thời gian bảo hành theo chính sách của Apple nên cửa hàng không thể xử lý.
Công ty cũng cho biết phòng Chăm sóc khách hàng của Thế Giới Di Động đã hai lần liên hệ với ông Vũ Mạnh Hải vào các ngày 21/6 và 27/6 để trao đổi, giải thích về chính sách bảo hành.
Đồng thời, nhân viên cũng thông tin rằng nếu khách hàng có nhu cầu, Thế Giới Di Động sẽ nhận sản phẩm và chuyển đến hãng để kiểm tra, khắc phục lỗi hoặc đổi mới có bù phí. Tuy nhiên, ông Hải từ chối và cho biết sẽ tự liên hệ với phía Apple.
Đối với các sản phẩm Apple, ngoài thời hạn bảo hành 1 năm, người mua có thể chọn thêm các gói bảo hành mở rộng. Tùy thiết bị mà gói bảo hành có thể gia hạn được hoặc không. Đối với AirPods, gói Apple Care có giá khoảng 29 USD, bảo hành rơi vỡ trong phạm vi 2 năm.
LG ngày càng gần gũi với Apple
Kế hoạch đầu tư vào tấm nền OLED mới nhất của LG phản ánh nhu cầu gia tăng từ Apple.
LG đang củng cố quan hệ đối tác với khách hàng Apple, khi các công ty con của tập đoàn ngày một cung ứng nhiều linh kiện hơn cho gã khổng lồ Mỹ. LG Display sẽ mở rộng các nhà máy ản xuất tấm nền OLED cỡ nhỏ và cỡ trung cho thiết bị Apple.
Nhà máy LG Display tại Paju.
Trong hồ sơ nộp lên nhà chức trách hôm 17/8, LG Display vạch ra kế hoạch đầu tư 3,3 nghìn tỷ won từ nay đến năm 2024 cho các nhà máy sản xuất tấm nền OLED tại Paju. Nó sẽ nâng công suất sản xuất tấm nền OLED cỡ nhỏ và cỡ trung của LG Display từ 30.000 đơn vị mỗi tháng lên 60.000.
LG Display từ chối bình luận về các vấn đề liên quan tới khách hàng. Tuy nhiên, nguồn tin cho biết, tấm nền cỡ nhỏ sản xuất tại đây là để cung ứng cho iPhone, iPad thế hệ mới của Apple, do công ty tăng cường sử dụng màn hình OLED. Lần đầu Apple trang bị màn hình OLED cho iPhone là vào năm 2017 với iPhone X. Tất cả các mẫu iPhone 12 ra mắt năm 2020 đều dùng loại này. "Táo khuyết" cũng được cho là sẽ đưa OLED lên iPad 2022.
LG tụt hậu so với Samsung về tấm nền OLED cỡ nhỏ dù có thế mạnh về tấm nền OLED cỡ lớn cho tivi. Họ là nhà sản xuất tấm nền duy nhất có năng lực sản xuất đại trà TV OLED cỡ lớn. Trong khi đó, Samsung thống trị thị trường OLED cỡ nhỏ với khoảng 80% thị phần.
Cuộc đua dự đoán sẽ nóng lên với kế hoạch đầu tư mới của LG Display. Các đối thủ Trung Quốc như BOE cũng đang tăng tốc. BOE đang xây một nhà máy sản xuất tấm nền OLED cỡ nhỏ tại Trùng Khánh, sản lượng dự kiến đạt 115 triệu tấm nền mỗi năm. Tuy nhiên, BOE chỉ cung ứng OLED cho iPhone tân trang, cho thấy họ vẫn chưa thể nâng cấp chất lượng tấm nền của mình.
Một nguồn tin trong ngành nhận xét: "Chiến lược của người chơi Trung Quốc là sản xuất đại trà tấm nền với giá thấp hơn, song tấm nền của họ hiện đi sau cả về chất lượng lẫn sản lượng. Dù vậy, điều đó không đồng nghĩa chúng tôi không phải lo lắng về đối thủ Trung Quốc do họ có thể bắt kịp nhanh chóng".
OLED được xem là màn hình thế hệ mới do mỏng hơn, nhẹ hơn và chất lượng hình ảnh tốt hơn LCD. Các công ty Trung Quốc đã "ăn" vào lợi nhuận của các công ty LCD Hàn Quốc nhờ giá rẻ hơn. Một số nhà quan sát cho rằng, việc Trung Quốc đứng đầu thị trường OLED chỉ là vấn đề thời gian.
Apple cũng đang tận dụng quan hệ với LG khi tập trung hơn vào thị trường Hàn Quốc. Nhà bán lẻ hàng hóa điện tử Best Shop của LG đã bắt đầu bán sản phẩm Apple từ tuần này. LG cần những sản phẩm mới để bán tại Best Shop sau khi rút khỏi thị trường smartphone. Do đó, bắt tay với LG sẽ mang đến kênh bán hàng mới cho Apple. Trước đây, thiết bị của họ chỉ bán tại cửa hàng và đại lý chính hãng.
Các công ty con của LG là đối tác lâu năm của Apple. LG Display cung ứng tấm nền, LG Innotek cung ứng mô-đun máy ảnh, còn LG Energy Solution cung ứng pin.
Khách hàng đổ xô tích trữ chip vì lo ngại căng thẳng địa chính trị Khách hàng của công ty gia công chip TSMC (Đài Loan) trải qua tình trạng khan hiếm bán dẫn kéo dài do căng thẳng địa chính trị và nhu cầu leo thang đột biến. Trong cuộc họp qua điện thoại hôm 15/4, CEO TSMC C.C.Wei cho biết, việc khách hàng đổ xô tích trữ chip là kết quả của căng thẳng địa chính...