Khách hàng không về quê, nhà bán lẻ di động bán xuyên Tết
Một số nhà bán lẻ di động hoạt động xuyên suốt mùa Tết Nguyên đán 2022 vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, người lao động không về quê.
Giữa giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, nhiều địa phương có quy định cách ly khắt khe khiến nhiều người dân quyết định không về quê đón Tết Nguyên đán 2022. Trước tình hình này, một số nhà bán lẻ điện tử thực hiện mở bán xuyên Tết.
Trao đổi với PV , ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện truyền thông nhà bán lẻ CellphoneS cho biết hệ thống mở cửa bán hàng xuyên suốt những ngày nghỉ Tết. Theo đó, nhà bán lẻ này sẽ hoạt động ở 20 cửa hàng, chiếm khoảng 30% tổng số chi nhánh. Ngoài ra, những địa chỉ này sẽ mở cửa tại chỗ, phục vụ trực tiếp thay vì hỗ trợ trực tuyến, giao hàng sau Tết như các năm trước.
Khách hàng không về quê, nhà bán lẻ di động bán xuyên Tết.
Tương tự CellphoneS, hệ thống Minh Tuấn Mobile cũng thông báo sẽ mở cửa nhiều chi nhánh để phục vụ xuyên Tết. “Việc hoạt động trong dịp Tết một phần đảm bảo công việc và thu nhập cho nhân viên của hệ thống. Đồng thời, chúng tôi mở cửa để phục vụ đông đảo người dùng không về quê trong dịp Tết Nguyên đán 2022″, ông Đào Hải, đại diện Minh Tuấn Mobile trả lời PV .
“Lý do chúng tôi quyết định mở cửa dịp tết một phần vì khó khăn trong việc đi lại ở thời gian dịch bệnh, nhiều địa phương yêu cầu cách ly người di chuyển từ vùng dịch về. Bên cạnh đó, nhiều người chọn ở lại vì ngại lây bệnh cho người thân, kiếm thêm thu nhập trong dịp Tết”, ông Huy nói.
Trong khi đó, chuỗi bán lẻ lớn, nhiều chi nhánh trên toàn quốc như FPT Shop vẫn ngừng hoạt động trong dịp Tết. “Hệ thống cửa hàng sẽ đóng cửa từ chiều ngày 29 Tết (31/1) và mở cửa lại từ mùng 4 Tết (4/2)”, đại diện FTP Shop chia sẻ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhà bán lẻ này vẫn phục vụ khách mua hàng trực tuyến. Theo đó, người dùng có nhu cầu để lại thông tin trên website hoặc tổng đài. Khi hoạt động trở lại sẽ có nhân viên hỗ trợ giao hàng.
Trao đổi với PV , các đại lý cho biết cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự và hàng hóa để phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán. “Tại đại lý, 60% nhân viên năm nay ở lại thành phố, không về quê nên việc mở bán dịp Tết khá thuận lợi”, ông Huy chia sẻ.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, giãn cách kéo dài, nhu cầu mua sắm mặt hàng điện tử của người dùng không tăng trưởng mạnh. Theo một số đại lý, lượng hàng bán ra thời gian này thấp hơn giai đoạn tháng 10/2021, sau giãn cách xã hội ở các địa phương.
Theo thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường GfK, lượng điện thoại bán ra trong tháng 10/2021 tại Việt Nam là khoảng 400.000 thiết bị. Trong đó, khu vực thành phố Hà Nội đạt khoảng 160.000 máy, TP.HCM là 240.000 sản phẩm. So với thời điểm thị trường đi xuống vào tháng 8/2021, lượng smartphone bán ra tăng hơn 5 lần.
Thành tích này đánh dấu bước tăng trưởng của thị trường sau thời kỳ giãn cách kéo dài do dịch Covid-19 tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Lượng máy đến tay người tiêu dùng trong tháng 10 vượt cả doanh số mùa mua sắm cuối năm 2020, giai đoạn thường có sức mua tốt nhất.
Nhà bán lẻ công nghệ thay đổi để thích ứng sau dịch
Các nhà bán lẻ lớn nhỏ như FPT Shop, Thế Giới Di Động, CellphoneS đều có những thay đổi mạnh sau dịch nhằm mở ra những cơ hội kinh doanh mới.
Hệ thống CellphoneS vừa chính thức khai trương 12 trung tâm laptop - smarthome tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM. Trước đó, Thế Giới Di Động và FPT Shop đã mở các cửa hàng tập trung bán máy tính xách tay.
Bên trong cửa hàng laptop - smarthome của CellphoneS.
Lý giải nguyên nhân mở chuỗi chuyên về laptop, CellphoneS nhận định trong năm 2020 - 2021, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhu cầu học tập và làm việc tại nhà tăng cao, ngành hàng laptop tại chuỗi này đạt doanh số gấp 5 lần so với năm trước.
Bên cạnh đó, trong xu hướng chuyển dịch sang cuộc sống bình thường mới, nhu cầu mua máy tính xách tay sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nếu nhìn sang thị trường Thái Lan với dân số bằng 70% Việt Nam nhưng số lượng thiết bị laptop nhỉnh hơn Việt Nam 10%, cho thấy dư địa cho thị trường laptop Việt Nam còn đủ để mở rộng thêm.
Riêng ngành hàng smarthome (thiết bị nhà thông minh) đang trở thành xu hướng mới trong thời đại số hoá đi sâu vào cuộc sống. Bên cạnh yếu tố dịch bệnh, mọi người ở nhà nhiều hơn, nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh, phục vụ cuộc sống hàng ngày cũng càng trở thành xu hướng mới rõ rệt trong 2 năm qua.
Trong năm 2021, CellphoneS ghi nhận sự tăng trưởng mạnh ở nhóm hàng nhà thông minh mới: Máy lọc không khí, thiết bị mạng, robot hút bụi... gấp 3-5 lần so với cùng kỳ 2020.
Trong khi CellphoneS nhảy vào laptop và smarthome, FPT Shop tiếp tục mở rộng dải sản phẩm bằng việc khai trương 3 trung tâm laptop - PC (máy tính để bàn) tại thị trường Hà Nội. Song song với bán laptop, chuỗi này mở rộng thêm mảng máy tính và lắp ráp máy tính.
Đây đều là những cửa hàng chuyên biệt, tập trung bày bán máy tính xách tay, máy tính lắp ráp theo yêu cầu, linh kiện lắp ráp máy tính (như Mainboard, CPU, VGA, RAM, ổ cứng, thùng máy, tản nhiệt, màn hình, ổ đĩa quang...) và phụ kiện PC (như tai nghe, bàn phím, chuột...).
Các sản phẩm máy tính lắp ráp của FPT Shop.
"Mảng kinh doanh máy tính lắp ráp và những sản phẩm mà khách hàng có thể tự chọn cấu hình chính là mảnh ghép còn lại để chúng tôi hoàn thiện định vị mua laptop & PC đến FPT Shop" - ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc khối Viễn thông Di động hệ thống FPT Shop chia sẻ.
Những động thái trên cho thấy rõ xu hướng các nhà bán lẻ công nghệ dịch chuyển và tìm cách thích ứng với nhu cầu thị trường sau đại dịch, trong bối cảnh điện thoại đã và đang bão hoà.
Trong số những chuỗi làm mới mình sau dịch, ông lớn Thế Giới Di Động vẫn dẫn trước về khả năng mở mới. Hồi tháng 10, họ chính thức mở chuỗi TopZone chuyên bán sản phẩm Apple, được kỳ vọng đóng góp doanh thu và nguồn khách mới trong giai đoạn tiếp theo.
Sau đó, chuỗi này âm thầm mở thêm loạt chuỗi mới ở mức độ thử nghiệm, chưa công bố chính thức, gồm BlueSport chuyên bán đồ thể thao, BlueJi chuyên về trang sức, BlueFashion bán hàng thời trang, và BlueKids phục vụ mẹ và bé.
Thế Giới Di Động đã bắt đầu xây dựng các cửa hàng riêng chuyên bán đồ thể thao, mẹ và bé, và BlueFashion ở khu vực TP.HCM. Riêng các cửa hàng BlueJi được đặt bên trong các cửa hàng bán đồ công nghệ hiện hữu.
Các cửa hàng thử nghiệm của Thế Giới Di Động hiện thực hoá những phát biểu hồi tháng 10 của lãnh đạo công ty, cho hay sẽ mở rộng quy mô bán lẻ sang nhiều lĩnh vực khác bên cạnh đồ công nghệ.
Những thay đổi của mảng bán lẻ công nghệ tại Việt Nam gần đây cho thấy rõ xu hướng thích ứng với tình hình kinh doanh mới sau đại dịch, đồng thời mở ra cơ hội cho một số ông lớn trong việc trở thành nhà bán lẻ đa ngành. Rất có thể trong thời gian tới, ngành này sẽ có những dịch chuyển mới khác biệt so với trước.
Nhà bán lẻ công nghệ đua nhau giảm giá ngày Black Friday Hầu hết các nhà bán lẻ công nghệ tại Việt Nam đều chạy chương trình giảm giá cho ngày Thứ Sáu Đen, giảm mạnh nhất ở các mặt hàng phụ kiện, sau đó đến điện thoại. Khác với các sàn thương mại điện tử tập trung giảm giá mạnh nhất vào ngày 11/11 hàng năm, các nhà bán lẻ công nghệ tại Việt...