Khách hàng không về quê, nhà bán lẻ di động bán xuyên Tết
Một số nhà bán lẻ di động hoạt động xuyên suốt mùa Tết Nguyên đán 2022 vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, người lao động không về quê.
Giữa giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, nhiều địa phương có quy định cách ly khắt khe khiến nhiều người dân quyết định không về quê đón Tết Nguyên đán 2022. Trước tình hình này, một số nhà bán lẻ điện tử thực hiện mở bán xuyên Tết.
Trao đổi với PV , ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện truyền thông nhà bán lẻ CellphoneS cho biết hệ thống mở cửa bán hàng xuyên suốt những ngày nghỉ Tết. Theo đó, nhà bán lẻ này sẽ hoạt động ở 20 cửa hàng, chiếm khoảng 30% tổng số chi nhánh. Ngoài ra, những địa chỉ này sẽ mở cửa tại chỗ, phục vụ trực tiếp thay vì hỗ trợ trực tuyến, giao hàng sau Tết như các năm trước.
Khách hàng không về quê, nhà bán lẻ di động bán xuyên Tết.
Tương tự CellphoneS, hệ thống Minh Tuấn Mobile cũng thông báo sẽ mở cửa nhiều chi nhánh để phục vụ xuyên Tết. “Việc hoạt động trong dịp Tết một phần đảm bảo công việc và thu nhập cho nhân viên của hệ thống. Đồng thời, chúng tôi mở cửa để phục vụ đông đảo người dùng không về quê trong dịp Tết Nguyên đán 2022″, ông Đào Hải, đại diện Minh Tuấn Mobile trả lời PV .
“Lý do chúng tôi quyết định mở cửa dịp tết một phần vì khó khăn trong việc đi lại ở thời gian dịch bệnh, nhiều địa phương yêu cầu cách ly người di chuyển từ vùng dịch về. Bên cạnh đó, nhiều người chọn ở lại vì ngại lây bệnh cho người thân, kiếm thêm thu nhập trong dịp Tết”, ông Huy nói.
Trong khi đó, chuỗi bán lẻ lớn, nhiều chi nhánh trên toàn quốc như FPT Shop vẫn ngừng hoạt động trong dịp Tết. “Hệ thống cửa hàng sẽ đóng cửa từ chiều ngày 29 Tết (31/1) và mở cửa lại từ mùng 4 Tết (4/2)”, đại diện FTP Shop chia sẻ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhà bán lẻ này vẫn phục vụ khách mua hàng trực tuyến. Theo đó, người dùng có nhu cầu để lại thông tin trên website hoặc tổng đài. Khi hoạt động trở lại sẽ có nhân viên hỗ trợ giao hàng.
Trao đổi với PV , các đại lý cho biết cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự và hàng hóa để phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán. “Tại đại lý, 60% nhân viên năm nay ở lại thành phố, không về quê nên việc mở bán dịp Tết khá thuận lợi”, ông Huy chia sẻ.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, giãn cách kéo dài, nhu cầu mua sắm mặt hàng điện tử của người dùng không tăng trưởng mạnh. Theo một số đại lý, lượng hàng bán ra thời gian này thấp hơn giai đoạn tháng 10/2021, sau giãn cách xã hội ở các địa phương.
Theo thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường GfK, lượng điện thoại bán ra trong tháng 10/2021 tại Việt Nam là khoảng 400.000 thiết bị. Trong đó, khu vực thành phố Hà Nội đạt khoảng 160.000 máy, TP.HCM là 240.000 sản phẩm. So với thời điểm thị trường đi xuống vào tháng 8/2021, lượng smartphone bán ra tăng hơn 5 lần.
Thành tích này đánh dấu bước tăng trưởng của thị trường sau thời kỳ giãn cách kéo dài do dịch Covid-19 tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Lượng máy đến tay người tiêu dùng trong tháng 10 vượt cả doanh số mùa mua sắm cuối năm 2020, giai đoạn thường có sức mua tốt nhất.
Apple, Samsung, Xiaomi tăng cường mở chuỗi bán hàng riêng tại Việt Nam
Apple, Samsung đang hợp tác với các nhà bán lẻ tại Việt Nam để tăng cường mở các cửa hàng chuyên biệt chỉ bán sản phẩm của hãng. Xiaomi cũng không đứng ngoài.
Vào ngày 17/1 sắp tới, hàng loạt cửa hàng Samsung Premium Store (SPS) sẽ được khai trương tại Hà Nội và TP.HCM. Đây là các cửa hàng do Samsung uỷ quyền, các nhà bán lẻ đứng sau thực hiện khâu vận hành.
Các cửa hàng SPS sẽ chỉ bán sản phẩm của Samsung, song các nhà bán lẻ có quyền đặt hệ thống nhận diện thương hiệu của họ bên cạnh. Chẳng hạn, 5 cửa hàng sắp khai trương sẽ có thêm tên thương hiệu SamCenter và MTSmart, đều do hai nhà bán lẻ quen thuộc trên thị trường đứng sau.
Theo các nguồn tin, phía Samsung sẽ đẩy mạnh mô hình cửa hàng dạng này trong năm 2022 tại Việt Nam.
Bên trong cửa hàng MTSmart sắp khai trương.
Trước khi mở SPS, Samsung có mô hình SES (Samsung Experience Store) cũng hoạt động theo hình thức như trên, nhưng tên thương hiệu của nhà bán lẻ không được xuất hiện trong cửa hàng. Khách hàng khi bước vào cửa hàng SES sẽ cho rằng, cửa hàng do Samsung sở hữu, không thấy biết rằng đội ngũ nhân viên đều của nhà bán lẻ.
Nói với PV , đại diện SamCenter cho hay mô hình SPS ngoài việc trưng bày sản phẩm còn đặt mục tiêu doanh thu. Do đó, các nhà bán lẻ vận hành sẽ chủ động tung các chương trình khuyến mại, giảm giá để bán hàng.
Trong khi đó, phía MTSmart cho biết, hiện mới mở một cửa hàng SPS, nếu thấy tiềm năng sẽ tiếp tục đầu tư mạnh hơn. Tuy nhiên ông tin tưởng về tên tuổi của thương hiệu Samsung và ngôi vị số 1 thị trường của hãng sẽ kéo khách hàng đến với cửa hàng chuyên biệt.
Mô hình SPS khá mới mẻ với Samsung tại Việt Nam nhưng trước đó Apple đã mở các cửa hàng tương tự, gọi là Mono Store, là các cửa hàng tách biệt chỉ bán sản phẩm của Apple. Hiện nay các nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động, ShopDunk đang gấp rút mở mới các Mono Store dạng này, dưới các tên thương hiệu TopZone và ShopDunk.
Hình ảnh cửa hàng iLuxe sắp hoàn thiện.
Cuối tuần này, cửa hàng iLuxe đi theo mô hình của Mono Store cũng sẽ ra mắt tại TP.HCM. Cửa hàng này có diện tích khoảng 180 mét vuông, bày bán hầu hết các sản phẩm chính hãng của Apple. Nói với PV , đại diện iLuxe cho hay trong năm 2022 sẽ mở thêm nhiều cửa hàng ở Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ...
Dường như các hãng đang có trào lưu mở mới các cửa hàng chuyên biệt chỉ bán sản phẩm của họ. Hồi tuần trước, Xiaomi đã kết hợp cùng Digiworld mở Xiaomi Zone ở Vạn Hạnh Mall (TP.HCM). Nói với PV , ông KM Leong - CEO Xiaomi Đông Nam Á - cho hay sẽ mở rộng các cửa hàng Xiaomi trên toàn khu vực lên đến 1.000 trong năm 2022, tăng mạnh so với con số 150 hiện tại.
Ông Phạm Tuấn Anh, đại diện chuỗi ShopDunk, đánh giá các cửa hàng chuyên biệt của các hãng sẽ giúp người dùng có được trải nghiệm xuyên suốt các sản phẩm, được tư vấn nhiệt tình hơn bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản.
"Ngoài ra khi vào các cửa hàng chuyên biệt, khách sẽ tránh được trường hợp nhân viên các hãng khác chèo kéo để mua sản phẩm", ông Tuấn Anh nói với PV . Ông cũng nhấn mạnh rằng các cửa hàng chuyên biệt của một hãng cũng giúp hãng lắng nghe ý kiến khách hàng tốt hơn, liền mạnh hơn khi so với các kênh bán lẻ đại trà.
Trong khi đó, đại diện iLuxe đánh giá các cửa hàng chuyên biệt của Apple nói riêng và của các hãng khác nói chung sẽ giúp người sử dụng có không gian trải nghiệm thoải mái trước khi mua. Đặc biệt, những khách hàng đã trung thành với một thương hiệu sẽ có xu hướng đến các cửa hàng chuyên biệt của thương hiệu đó để tham quan được toàn bộ hệ sinh thái, và trải nghiệm được đầy đủ sản phẩm hơn so với cửa hàng thông thường.
Mới khai trương hồi tháng 10 nhưng đến thời điểm viết bài này, Thế Giới Di Động đã mở được 16 cửa hàng TopZone ở các tỉnh thành khác nhau. Theo một số thông tin, trong tháng này chuỗi này sẽ khai trương một cửa hàng APR (Apple Premium Reseller) lớn nhất của họ tại Hà Nội.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh, cho hay mỗi cửa hàng TopZone hiện nay mang về cho chuỗi này trên 25 tỷ đồng/tháng, tức cao hơn khoảng 5 lần so với một cửa hàng Điện máy Xanh trung bình. Sau khi mô hình này đi vào ổn định, sự mới mẻ giảm bớt, lãnh đạo Thế Giới Di Động kỳ vọng mỗi cửa hàng TopZone có thể mang về 8-10 tỷ đồng/tháng.
Ông Phạm Tuấn Anh dự báo khi Apple, Samsung, Xiaomi làm thành công mô hình các cửa hàng chuyên biệt, các hãng khác có thể sẽ nhảy vào. Hiện nay, hầu hết các hãng đều có cửa hàng trải nghiệm và trưng bày sản phẩm, song các cửa hàng này chỉ mới dừng ở mức cho khách tham quan, chưa đặt nặng doanh thu so với mô hình mới mẻ mới xuất hiện gần đây.
Apple đã làm được gì trong 15 năm qua? Trong những năm qua, Apple đã không ít lần tái định nghĩa các thiết bị trong ngành công nghiệp di động. Dù vậy, đôi lúc hãng cũng gặp không ít khó khăn với các sản phẩm của mình. *Bài viết được Dân trí lược dịch theo quan điểm của cây viết Mark Spoonauer từ trang Toms Guide. Tôi vẫn nhớ cảm xúc khi...