Khách du lịch nước ngoài tới Nhật Bản gần như bằng 0
Theo thống kê, lượng khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản trong tháng 5 giảm 99,9% so với năm ngoái, nguyên nhân chính là do đại dịch Covid-19.
Theo ước tính của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, trong tháng 5 chỉ có 1.700 du khách nước ngoài tới Nhật. Con số này thấp hơn cả số du khách thấp nhất ghi nhận được trong tháng 4.
Số du khách nước ngoài giảm gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Nhật Bản do nước này hiện đang cấm người dân của 111 nước và lãnh thổ nhập cảnh để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Theo dự kiến, trong tháng 7, Nhật Bản có thể nới lỏng nhập cảnh đối với 1 số nước với mục đích thương mại, nghiên cứu. Tuy nhiên, việc tiếp nhận khách du lịch sẽ muộn hơn, có thể vào cuối năm nay hoặc sang đầu năm sau.
Không chỉ ngành du dịch, hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 5 cũng giảm mạnh.
Video đang HOT
Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 5 vào khoảng 39,1 tỷ USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm lớn nhất của Nhật Bản kể từ tháng 9/2009 sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Việc xuất khẩu sang Mỹ giảm 50,6%, xuất khẩu xe hơi và phụ tùng xe hơi sang Mỹ giảm trên 70%. Hoạt động xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) cũng giảm 33,8% và xuất khẩu xe hơi và phụ tùng xe hơi giảm mạnh. Chỉ có xuất khẩu sang Trung Quốc giảm tương đối ít với mức 1,9%.
Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 5 vào khoảng 46,9 tỷ USD, giảm 26,2% so với năm ngoái. Đây là mức giảm cao nhất kể từ tháng 10/2009 đến nay.
G7 'mạnh mẽ kêu gọi' Trung Quốc nghĩ lại về luật an ninh cho Hong Kong
Ngoại trưởng các nước G7 ngày 17/6 ra tuyên bố kêu gọi Trung Quốc cân nhắc lại luật an ninh cho Hong Kong, giữa lúc các quan chức cao cấp Mỹ - Trung đang có cuộc gặp.
"Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Trung Quốc xem xét lại quyết định", các ngoại trưởng G7 cho biết trong tuyên bố ngay trước khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đối thoại với quan chức cao cấp Trung Quốc Dương Khí Trì ở Hawaii, theo AFP.
Ông Dương nguyên là bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương.
Các ngoại trưởng G7 cho biết có "lo ngại sâu sắc" về luật an ninh mà Trung Quốc đang soạn thảo cho Hong Kong. Bắc Kinh vốn hứa hẹn cho Hong Kong sự tự trị, theo chủ trương "một quốc gia, hai chế độ", trước khi Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc năm 1997.
Một cuộc biểu tình phản đối luật an ninh tại Hong Kong. Ảnh: AFP.
Luật an ninh sẽ cấm các hoạt động mà phía Bắc Kinh cho là chống đối ở Hong Kong, thành phố đã chứng kiến biểu tình lớn nhiều tháng liền vào năm 2019, theo AFP. Biểu tình cũng bùng phát trở lại sau quyết định ban hành luật an ninh quốc gia.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã cho biết quy tắc một quốc gia, hai chế độ đã "đạt thành công chưa từng có ở Hong Kong", nhưng cũng đem lại "các rủi ro an ninh quốc gia đáng kể".
"Quyết định của Trung Quốc không phù hợp với Luật Cơ bản của Hong Kong và các cam kết quốc tế của Trung Quốc theo nguyên tắc của Tuyên bố chung Trung Quốc - Anh, vốn đã được nộp lên Liên Hợp Quốc và có tính ràng buộc pháp lý", thông cáo của các ngoại trưởng G7 cho biết.
"Chúng tôi cũng rất lo ngại hành động này sẽ tước đi và đe dọa các quyền tự do cơ bản của (người dân Hong Kong) đang được bảo vệ bởi sự thượng tôn pháp luật và một hệ thống tư pháp độc lập", thông cáo nói thêm.
G7 bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ.
Liên Hợp Quốc lần đầu mở cửa bỏ phiếu bầu các cơ quan chủ chốt Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu. Ngày 17/6 (theo giờ New York), Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức bỏ phiếu kín để bầu 5 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm...