Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cho năm học mới 2022 – 2023
Học sinh đang chuẩn bị bước vào năm học mới 2022-2023, bên cạnh áp lực về trường lớp, trang thiết bị dạy học, ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang nỗ lực giải quyết khó khăn về giáo viên nhằm đảm bảo đủ lực lượng giáo viên đứng lớp cho năm học mới.
Giáo viên và học sinh tại Trường Trung học cơ sở Sương Nguyệt Anh, Quận 8 (ảnh minh họa).
Thừa, thiếu giáo viên
Năm học 2022-2023, Thành phố Hồ Chí Minh tăng hơn 21.000 học sinh, kéo theo đó là nhu cầu về trường, lớp, giáo viên đứng lớp cũng tăng theo. Cụ thể, để đáp ứng yêu cầu dạy học trong năm học mới, thành phố cần tuyển hơn 5.200 giáo viên ở các bậc học, trong đó cấp Tiểu học nhiều nhất, với 2.355 giáo viên. Tuy nhiên, việc tuyển giáo viên rất khó khăn, nhất là những môn đặc thù và môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 như tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật…
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, hiện các trường Tiểu học trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng giáo viên Ngoại ngữ, Tin học, Âm Nhạc, Mỹ Thuật, Tổng phụ trách Đội… nhưng số ứng viên đăng ký ứng tuyển cũng không đủ chỉ tiêu. Trong khi đó, số lượng giáo viên Ngoại ngữ và Tin học đăng ký tuyển dụng để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo yêu cầu còn hạn chế, do chưa đảm bảo được các yêu cầu quy định về bằng cấp và chứng chỉ. Dù vậy, ngành cũng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp trước mắt và lâu dài để phấn đấu đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định. Đối với các cơ sở giáo dục gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên, cần xây dựng kế hoạch thực hiện môn học linh hoạt, phù hợp, sắp xếp thời khóa biểu khoa học để thực hiện phương án giáo viên dạy liên trường, dạy tại nhiều điểm trường.
Tình trạng thiếu giáo viên cũng diễn ra ở bậc học Mầm non, nhất là khối ngoài công lập. Năm học vừa qua, thành phố có 465 trường mầm non công lập, 844 trường dân lập và tư thục, 1.582 nhóm trẻ độc lập. Do là bậc học chịu ảnh hưởng đặc biệt nhất vì dịch COVID-19, so với năm học trước, số trẻ, trường và nhóm lớp đều giảm mạnh. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, không có khả năng hỗ trợ cho người lao động khi dịch COVID-19 kéo dài trong nhiều tháng. Ghi nhận ở một số quận, huyện tình hình tuyển dụng giáo viên ở bậc Phổ thông khá tốt khi số lượng đăng ký ứng tuyển khá dồi dào, nhưng việc tuyển giáo viên Mầm non khó khăn do lượng người đăng ký ứng tuyển không đủ số chỉ tiêu đề ra.
Năm nay là năm đầu tiên ngành giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc Trung học Phổ thông với khối lớp 10. Việc tuyển giáo viên cho một số môn học mới, như môn Nghệ thuật rất khó. Đây cũng là khó khăn chung của ngành giáo dục cả nước khi lượng người được đào tạo sư phạm ngành này ít, trong khi đó người học những trường đào tạo chuyên ngành về nghệ thuật muốn đi dạy lại vướng quy định về nghiệp vụ sư phạm. Việc thiếu giáo viên khiến cho nhiều trường Trung học Phổ thông không thể tổ chức dạy được môn này ngay trong năm học mới.
Mặt khác, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 10 với quy định bên cạnh các môn bắt buộc, học sinh được đăng ký môn học tự chọn theo nguyện vọng, cũng dẫn đến tình trạng thừa giáo viên cục bộ ở một số trường. Như tại Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du (Quận 10), năm học mới này có 17 lớp 10. Nhưng học sinh thiên về chọn học các môn tự nhiên nên trường thừa cục bộ giáo viên 2 môn Giáo dục công dân và Công nghệ. Theo lãnh đạo nhà trường, trước mắt trường sẽ sắp xếp để giáo viên các môn này dạy thêm Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp và Giáo dục địa phương. Mặt khác, lớp 11 và 12 vẫn học theo chương trình cũ nên trong năm này giáo viên vẫn đủ số tiết dạy. Nhưng những năm sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai theo lộ trình ở các lớp 11 và 12 thì tình trạng thừa giáo viên cục bộ ở những môn này có thể tăng lên. Thực tế, việc sắp xếp giáo viên dư cục bộ dạy các Hoạt động giáo dục chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài là không phù hợp, bởi giáo viên không được giảng dạy đúng chuyên môn, sở trường của mình. Tình trạng này cũng diễn ra ở một số trường Trung học Phổ thông khác khi việc đăng ký học các môn tự chọn không đồng đều dẫn đến có giáo viên rất ít giờ dạy, ngược lại có thầy cô lại quá tải.
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở đang phối hợp với các trường đào tạo sư phạm trên địa bàn để giải quyết bài toán thiếu nguồn tuyển. Trong đó, Sở đặt hàng các trường đào tạo giáo viên các ngành còn thiếu; đồng thời, phối hợp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho những người học chuyên ngành khác để đủ điều kiện đi dạy học theo quy định. Còn trước mắt, Sở đã hướng dẫn các trường còn thiếu giáo viên chủ động liên kết để chia sẻ giáo viên thỉnh giảng hoặc ký kết hợp lao động ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu giảng dạy các bậc học. Trong đó phải đảm bảo giáo viên phải đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với cấp học.
Video đang HOT
Nghiên cứu thêm chính sách đãi ngộ
Thực tế, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng thiếu giáo viên kéo dài hiện nay là chính sách đãi ngộ chưa thu hút, thu nhập của giáo viên còn thấp. Chia sẻ về thực trạng này, ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau khi đào tạo sư phạm, nhiều người học lại chọn làm nghề khác chứ không chọn đi dạy dẫn đến nguồn tuyển giáo viên khó khăn, nhất là môn tiếng Anh và Tin học. Ở những địa phương ở xa như các huyện ngoại thành, việc tuyển giáo viên các môn này càng khó khăn hơn.
Đơn cử như môn Tiếng Anh bậc tiểu học là một trong những môn luôn thiếu giáo viên từ nhiều năm nay. Nhưng việc tuyển giáo viên rất khó, bởi người học có trình độ ngoại ngữ có rất nhiều lựa chọn khác ngoài đi dạy với mức thu nhập tốt hơn. Theo Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, lương của giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học mới ra trường khoảng chỉ hơn 3 triệu/tháng, trong khi số tiết dạy nghĩa vụ còn tương đối cao (23 tiết/tuần). Điều này khiến các quận huyện rất khó tuyển giáo viên hoặc giữ chân giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, đặc biệt ở các vùng xa xôi khó khăn. Ở các nơi này, việc tuyển giáo viên tiếng Anh đủ tiêu chuẩn hầu như là không thể thực hiện được, việc tuyển giáo viên mới và đào tạo lại để các giáo viên này có kỹ năng dạy tiếng Anh bậc Tiểu học phải tiến hành liên tục hàng năm, dẫn đến sự bất ổn về nhân sự.
“Mức 3 triệu đồng là tiền lương hằng tháng giáo viên được hưởng theo quy định. Bên cạnh đó, giáo viên còn có các khoản phụ cấp ưu đãi khác, tổng thu nhập mỗi tháng khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, khoản thu nhập này cũng là mức thấp trong giai đoạn hiện nay”, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2022-2023 của ngành giáo dục thành phố, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh đến vấn đề chăm lo đội ngũ nhà giáo. Theo Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên những năm qua, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyển dụng giáo viên. Nguồn tuyển dụng đầu vào hiện nay không còn yêu cầu hộ khẩu thành phố giúp công tác tuyển dụng thuận lợi hơn, tuyển được đội ngũ nhà giáo giỏi và yêu nghề. Thành phố rất trân trọng những nhà giáo, cá nhân đã nỗ lực vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn, thử thách để bám nghề, đóng góp vào thành tích chung của ngành giáo dục.
“Tuy nhiên, nếu cứ để các thầy cô giáo bươn chải với đời sống hàng ngày thì không thể yên tâm dạy học. Trước hết, việc nâng cao thu nhập cho nhà giáo là vấn đề cấp bách hiện nay. Trong khi chờ chính sách chung, thành phố tiếp tục nghiên cứu để có thể ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ, giúp đội ngũ thầy cô giáo đảm bảo cuộc sống, yên tâm cống hiến, đặc biệt đối với những khu vực còn nhiều khó khăn”, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên lưu ý các ngành liên quan.
Triển khai chương trình giáo dục mới thế nào khi còn thiếu giáo viên?
Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Giải pháp tạm thời
Chỉ còn 3 ngày nữa, năm học 2022 - 2023 sẽ chính thức bắt đầu. Công tác chuẩn bị cho năm học mới cơ bản đã được các địa phương hoàn tất để sẵn sàng chào đón các em học sinh trở lại trường.
Năm học này cũng là năm đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở cả ba cấp: Tiểu học ở lớp 1, 2, 3, THCS ở lớp 6, 7 và THPT ở lớp 10.
Tuy đã có nhiều nỗ lực chuẩn bị đội ngũ giáo viên, nhưng nhiều địa phương đến thời điểm này vẫn còn giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ngay trước thềm năm học mới.
Một tiết học của cô và trò Trường Tiểu học Đông Thái (quận Tây Hồ, Hà Nội).
Tại tỉnh Bình Dương, năm học 2022 - 2023, tỉnh đưa vào sử dụng thêm 11 trường, trong đó một trường THCS và 10 trường mầm non ngoài công lập. Số học sinh dự kiến tăng 29.000, tập trung tại các địa bàn có nhiều khu công nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bình Dương thông tin, để theo kịp mức tăng của sĩ số học sinh, Bình Dương cần tuyển bổ sung hơn 3.000 giáo viên, trong đó tiểu học cần 1.200 giáo viên, THCS cần 1.300 giáo viên, THPT cần 118 giáo viên và mầm non là 465 giáo viên.
Ngoài việc tham mưu cho tỉnh về tuyển dụng giáo viên trong năm học mới, bà Hằng cho biết, giải pháp tình thế vẫn phải hợp đồng ngắn hạn, rà soát những viên chức gốc sư phạm đang làm ở các vị trí khác để chuyển sang giảng dạy.
Trao đổi với phóng viên, ông Lưu Văn Xuân, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay, để triển khai chương trình mới, căn cứ vào tình hình đội ngũ, cơ sở vật chất, trường đã tổ chức cho học sinh chọn các tổ hợp môn tự chọn. Từ đó, phân phối học sinh theo lớp, nhóm lớp theo đúng yêu cầu, nguyện vọng của học sinh.
Theo ông Xuân, số học sinh lựa chọn môn Âm nhạc, Mỹ thuật rất ít. Trong khi đó, mặc dù số giáo viên hiện có của trường đủ theo biên chế nhưng lại không có giáo viên Âm nhạc và Mỹ thuật. Vì vậy nhà trường không bố trí dạy 2 môn học này.
"Thay vào đó, trường tính toán, sắp xếp cho số học sinh lựa chọn môn Âm nhạc, Mỹ thuật học tập trung tại một điểm cùng học sinh của các trường khác trên địa bàn cũng lựa chọn 2 môn học này", ông Xuân cho hay.
Khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, khó có thể đảm bảo chất lượng dạy và học khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Để tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-TTg về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông.
Trong đó, Chỉ thị yêu cầu, Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được phân bổ hàng năm bảo đảm về số lượng và chất lượng.
Đồng thời, có giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là những môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Rà soát, tính toán nhu cầu giáo viên các cấp học, nhất là với các môn học mới để có phương án bố trí nguồn lực và đặt hàng đào tạo với các cơ sở đào tạo giáo viên bảo đảm nguồn tuyển dụng giáo viên hàng năm của địa phương.
Chỉ thị cũng yêu cầu Bộ Nội vụ trên cơ sở đề xuất của Bộ GDĐT về số lượng thừa, thiếu giáo viên của từng trường, từng cấp học, môn học, rà soát cơ chế, chính sách phân bổ biên chế giáo viên phù hợp hiệu quả; tuyển dụng theo lộ trình sát thực tiễn, trong đó ưu tiên những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
"Các bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, phối hợp chặt chẽ với Bộ GDĐT và các địa phương để xây dựng cơ chế, chính sách, phương án giải quyết, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các khó khăn trong giáo dục; ưu tiên các nguồn lực dành cho phát triển giáo dục và đào tạo thực hiện đúng quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu", Chỉ thị nêu rõ.
TP.HCM thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học vì giáo sinh chọn đi làm thay vì đi dạy Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, TP đang thiếu giáo viên Tiếng Anh và Tin học bởi sau khi đào tạo, thông thường giáo viên sẽ lựa chọn đi làm việc bên ngoài thay vì đi dạy. Chiều 11-8, tại họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, ông Hồ...