Khắc phục sai phạm trong công tác tuyển sinh ở Thanh Hóa
Ngày 23/11, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đang triển khai kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện đã thực hiện tuyển bổ sung 39 học sinh cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, đủ điều kiện theo học tại trường.
Học sinh huyện Quan Hóa tìm chọn, đọc sách ở thư viện.
Trước đó, huyện Quan Hóa tiến hành kiểm tra công tác xét tuyển đối tượng tuyển sinh vào lớp 6 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện năm 2022.
Kết quả cho thấy, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ban hành kế hoạch tuyển sinh không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; tham mưu, đưa ra tiêu chí ưu tiên tuyển sinh không đúng quy định tại Điều 20 Thông tư 01/2016/TT-BGDDT và hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở năm học 2022-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.
Trong 33 học sinh có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn đăng ký dự tuyển, chỉ tuyển được 17 học sinh; có 43 học sinh ngoài vùng đặc biệt khó khăn vẫn được tuyển, theo học tại trường.
Kết luận kiểm tra chỉ rõ, 43 học sinh tuyển không đúng đối tượng quy định tại Điều 18 Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tại Công văn số 845/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 13/4/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình tuyển sinh có những sai sót như không có hồ sơ niêm yết công khai kết quả xét tuyển sinh, không có quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của Ủy ban nhân dân huyện, không lưu trữ hồ sơ các thí sinh không trúng tuyển.
Từ việc tuyển sinh không đúng quy định, dẫn đến Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Quan Hóa chi trả 131.707.237 đồng không đúng đối tượng hưởng lợi cho 43 học sinh.
Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Quan Hóa cho hay, đã nộp, hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền nêu trên. Ngành giáo dục và đào tạo huyện cùng các phụ huynh, đơn vị trường học đã sắp xếp, bố trí cho 43 học sinh học tập tại các trường trung học cơ sở thuộc xã, thị trấn nơi cư trú.
Video đang HOT
Tuyển sinh đại học năm 2023: Nhiều trường giảm dần phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT
Hiện đã có một số trường đại học trên cả nước công bố thông tin tuyển sinh 2023. Trong đó, nhiều trường sẽ tổ chức kỳ thi riêng, đánh giá tư duy, năng lực...
Những trường có "lối đi" riêng trong tuyển sinh đại học 2023
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM lưu ý, thí sinh được đăng ký nhiều diện nếu thỏa mãn điều kiện, mỗi diện xét tối đa 20 nguyện vọng. Các nguyện vọng được xét theo thứ tự ưu tiên, nguyện vọng 1 là ưu tiên nhất, mỗi mã ngành chỉ đăng ký một tổ hợp có điểm cao nhất. Phí xét tuyển là 15.000 đồng/1 nguyện vọng.
Năm 2022, lần đầu tiên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh đầu vào theo tiêu chuẩn riêng của mình. GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng mỗi trường có đặc thù riêng. Để trở thành thầy cô, thí sinh phải hiểu, phải biết, phải trình bày được ý tưởng đến người khác, mặt khác tự luận thể hiện khả năng để tiếp cận, diễn giải cho người khác hiểu được nên nhà trường tổ chức kỳ thi riêng, qua đó biết ngay được khả năng trình bày của thí sinh như thế nào.
Xu hướng xét tuyển giảm dần phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT là điều các trường đang hướng tới. Trong đó các kỳ thi riêng được nhiều trường sử dụng kết quả do chất lượng tin cậy, không chỉ đánh giá kiến thức mà đòi hỏi thí sinh phải có tư duy trong làm bài, áp lực thời gian...
Tuy nhiên, không phải tất cả các thí sinh đều có điều kiện tham gia các kỳ thi riêng này nên theo các chuyên gia, để đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh, các trường vẫn cần đa dạng phương thức xét tuyển.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Đại học năm học 2022 - 2023 là hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2023. Đồng thời, xác định phương hướng, định hướng tuyển sinh từ năm 2025. Trong đó, đặc biệt lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh đưa ra những phương thức tuyển sinh phức tạp, gây khó khăn cho thí sinh.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố là sự tích hợp giữa các quy định chung trong Quy chế Tuyển sinh của Bộ (Thông tư 08) và những yêu cầu đặc thù của trường.
Về cơ bản, Quy chế Tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân kế thừa toàn bộ quy định về đối tượng tuyển sinh, điểm cộng ưu tiên, quy định tuyển thẳng, phương thức xét tuyển... từ Quy chế Tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Trong đó có nội dung đáng chú ý là từ năm 2023, điểm cộng ưu tiên khu vực sẽ chỉ được áp dụng 2 năm đối với những thí sinh được hưởng. Đó là năm tốt nghiệp và năm kế tiếp.
Nói về phương hướng tuyển sinh Đại học chính quy năm 2023 và từ năm 2025, PGS.TS Bùi Đức Triệu cho biết, trong thời gian tới Nhà trường sẽ giữ chỉ tiêu tuyển sinh ổn định ở mức như hiện nay với phương thức xét tuyển chủ yếu sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp, tinh giản theo hướng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp.HCM hoặc của các trung tâm khảo thí độc lập (nếu có) kết hợp Chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT, IELTS...).
Điểm cộng ưu tiên đối tượng đối với thí sinh dưới 23 điểm được giữ nguyên; thí sinh từ 23 điểm trở lên sẽ giảm dần và được tính theo công thức:
Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] Mức điểm ưu tiên khu vực.
Chính vì vậy, điểm thuận lợi cho trường là tất cả các hình thức đào tạo (chính quy, vừa học vừa làm, sau ĐH) đều được thể hiện trong một Quy chế.
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, do Trường không tổ chức thi tuyển nên Quy chế tuyển sinh của trường không có nội dung này.
PGS Triệu cho rằng việc Bộ GD&ĐT khẳng định Quy chế tuyển sinh do Bộ ban hành năm 2022 có tính ổn định lâu dài, nên sẽ không còn tình trạng năm nào cũng ban hành quy chế như thời gian qua, sẽ giúp các trường chủ động công bố Đề án tuyển sinh sớm đến với thí sinh. Như vậy, thí sinh sẽ chủ động hơn trong lựa chọn xét tuyển nguyện vọng.
Ngày 15/11, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp.HCM, cho biết nhà trường vừa thông báo kế hoạch xây dựng đề xuất mở ngành đào tạo trong năm tuyển sinh 2023. Cụ thể nhà trường này dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức gồm: Xét tuyển học bạ THPT, xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Tp.HCM, xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT sẽ yêu cầu các trường bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp.
Các điểm mới được thực hiện từ năm 2023 nhằm tạo công bằng
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2022 - 2023, Bộ GD&ĐT nêu rõ, địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023 - 2024 và từ năm 2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh. Kết quả thi có độ tin cậy, sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Để làm được nhiệm vụ trên thì các Sở GD&ĐT cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở GD&ĐT trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương.
Về nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, các Sở GD&ĐT cần tăng cường quán triệt Quy chế và hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT; Nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức các khâu của kỳ thi.
Trước mắt, các Sở GD&ĐT cần tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực; bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đồng thời, chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi thi phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.
Sở GD&ĐT cần chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; Xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi; nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có).
Theo dự thảo quy chế, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên KV chỉ được hưởng trong năm mà các em tốt nghiệp THPT. Nhưng theo quy chế chính thức, các em được hưởng chính sách ưu tiên KV trong 2 năm: Năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và năm kế tiếp. Nhưng quy định này cũng chỉ bắt đầu thực hiện với thí sinh tốt nghiệp năm 2022.
Với ưu tiên đối tượng, Bộ GD&ĐT vẫn giữ 2 nhóm đối tượng ưu tiên như từ trước đến nay, mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 1 đến 4) là 2,0 điểm; mức điểm ưu tiên ấp dụng cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 5 đến 7) là 1,0 điểm (cũng đều theo thang điểm 30).
Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định. Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách thì chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.
Tuy nhiên, từ năm 2023 trở đi, điểm ưu tiên đối với thí sinh sẽ giảm dần khi thí sinh đạt tổng điểm 3 môn ở mức khá giỏi (22,5 điểm) trở lên. Cụ thể, nếu thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30), mức điểm ưu tiên mà thí sinh được hưởng được tính theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] x mức điểm ưu tiên theo KV, theo đối tượng của thí sinh.
Theo Bộ GD&ĐT, với công thức tính điểm ưu tiên như trên sẽ không xảy ra bất kỳ trường hợp nào điểm chuẩn trên 30 điểm, vì khi thí sinh đạt 30 điểm/3 môn nghĩa là điểm ưu tiên của các em sẽ bằng 0.
Tuyển sinh 2023: Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM giảm chỉ tiêu xét học bạ Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM dự kiến điều chỉnh tỉ lệ tuyển sinh giữa các phương thức xét tuyển đồng thời mở mới nhiều ngành trong kỳ tuyển sinh 2023. Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh 2022. ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP...