Khắc phục chứng xuất tinh khô
Tôi năm nay 55 tuổi, phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã 4 năm. Gần đây, chuyện quan hệ vợ chồng của tôi có dấu hiệu không ổn: tôi không xuất tinh được hoặc chỉ xuất rất ít, sau đó có cảm giác đau tức khó chịu. Tôi nên đi khám ở đâu? Bệnh này có chữa được không?
Nguyễn V.V.A (Quảng Ninh)
Hình ảnh minh họa
Theo những dấu hiệu anh miêu tả, có thể anh mắc chứng xuất tinh ngược dòng hay còn gọi là xuất tinh khô. Đây là một tình trạng rối loạn xuất tinh ở nam giới, trong đó tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài thông qua niệu đạo khi xuất tinh. Khi đó, mặc dù vẫn đạt cực khoái, tinh dịch xuất ra ngoài sẽ rất ít hoặc không có. Nếu để ý, anh sẽ thấy hiện tượng sau xuất tinh khô là đi tiểu nước tiểu đục, có lợn cợn trắng do có tinh dịch lẫn trong nước tiểu. Căn bệnh đái tháo đường có thể khiến cho các cơ vùng cổ bàng quang bị tổn thương, các chức năng của chúng cũng không còn được như cũ. Khi nam giới xuất tinh, các cơ ở cổ bàng quang không thể co thắt gây ra xuất tinh ngược dòng. Ngoài ra, nguyên nhân gây xuất tinh ngược dòng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà người nam giới uống, do di chứng sau phẫu thuật đại tràng, u phì đại tuyến tiền liệt, do thói quen quan hệ không tốt như kìm nén xuất tinh, thường xuyên thủ dâm. Biến chứng lớn nhất của xuất tinh ngược dòng là gây vô sinh. Ngoài ra, xuất tinh ngược dòng có thể gây tâm lý lo lắng, mặc cảm ở nam giới. Nó khiến người đàn ông bị đau tức bộ phận sinh dục, phần nào gây ra tâm lý ngại quan hệ, gây ảnh hưởng tới hạnh phúc chăn gối. Ngoài ra, việc tinh trùng ứ đọng bên trong bàng quang cũng dễ dàng gây ra các căn bệnh như viêm nhiễm bàng quang, viêm niệu đạo. Do đó, anh nên sớm đi khám tại các cơ sở nam khoa để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Với căn bệnh đái tháo đường, anh cần kiểm soát đường huyết và chủ động khám sức khỏe định kỳ. Rèn luyện sức khỏe với lối sống lành mạnh, thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao thể chất.
Theo suckhoedoisong.vn
Nhân sâm liệu có tốt cho phụ nữ mang thai?
Với quan niệm nhân sâm là vị thuốc bổ, quý hiếm, giúp sinh được những đứa con khỏe mạnh, thông minh, không mắc các bệnh sơ sinh... nhiều bà bầu sẵn sàng chi một số tiền lớn để bồi bổ cho con nhưng không hề biết rằng, thực chất việc ăn nhân sâm không hề tốt cho mẹ bầu.
Nhân sâm là thực phẩm quý hiếm đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ vì nó đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như tăng khả năng miễn dịch, giảm căng thẳng và hạn chế mệt mỏi. Thế nhưng, liệu nhân sâm có tốt cho phụ nữ mang thai không?
Nhân sâm
Video đang HOT
Nhân sâm là một loại thảo dược được tìm thấy ở cả châu Á và châu Mỹ. Từ xa xưa, nhân sâm đã nổi tiếng vì những lợi ích thần kỳ đối với sức khỏe như cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sự tập trung. Nhân sâm Mỹ thường được sử dụng để giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường típ 2. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, nhân sâm là thảo mộc có tính "nóng" tự nhiên. Trong khi đó, phụ nữ mang thai lại ở trong tình trạng âm huyết suy, dương khí thịnh. Do đó, phụ nữ mang thai ăn nhân sâm sẽ bị dư khí, gây hỏa vượng nhưng lại mắc bệnh thiếu máu. Vì vậy, nhân sâm không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Các loại nhân sâm thường gặp
Hiện nay, có 2 loại nhân sâm được sử dụng phổ biến:
Nhân sâm châu Á (Panax Ginseng) là một trong những vị thuốc quan trọng trong bài thuốc truyền thống của người Trung Quốc và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Việt Nam từ hàng ngàn năm nay.Nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolis) được trồng chủ yếu ở Bắc Mỹ, đặc biệt là Canada.
Rễ, củ sâm có chứa các chất hóa học hoạt động được gọi là ginsenosides, đóng vai trò là thành phần dược liệu chính của sâm. Mặc dù bằng chứng còn hạn chế, nhưng sâm vẫn được biết đến với các tác dụng:
Tăng cường hệ miễn dịchCải thiện các triệu chứng mãn kinhGiảm chấn thương cơ sau khi tập thể dụcĐiều trị rối loạn cương dươngTăng cường trí nhớ, ngăn ngừa mất trí nhớ và các chức năng tâm thầnCải thiện tiêu hóaĐiều trị ung thưGiảm đường huyết ở những người bị tiểu đườngPhòng ngừa và hạn chế các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúmTại sao bạn nên tránh dùng nhân sâm trong thai kỳ?
Nhân sâm thường không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai vì một số lý do sau:
1. Dị tật bẩm sinh
Các nhà khoa học tại trường Đại học Hồng Kông đã dùng nhân sâm thí nghiệm trên những con chuột đang mang bầu. Mỗi con chuột được tiêm 30 mg/ml hợp chất ginsenoside Rb1, một hợp chất có nhiều trong nhân sâm. Việc tiêm này diễn ra đến ngày thứ 9 thì các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân tay có dấu hiệu phát triển không bình thường. Điều này chứng tỏ rằng phụ nữ mang bầu không nên ăn nhâm sâm bởi sẽ gây dị tật cho trẻ ngay khi ở trong bụng mẹ.
2. Ra máu
Nhân sâm Hàn Quốc có đặc tính chống đông máu, vì vậy nếu phụ nữ mang thai dùng thì có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng trong quá trình sinh con và sau khi sinh xong.
3. Gây tiêu chảy
Một tác dụng phụ thường gặp ở phụ nữ mang thai uống trà nhân sâm đó là tiêu chảy. Sau khi uống, bạn có thể bị tiêu chảy từ 2 - 3 lần/ngày. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nếu bạn bị tiêu chảy sau khi uống, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức và uống nhiều nước để giúp cơ thể tránh bị mất nước.
4. Rối loạn giấc ngủ
Theo các chuyên gia, nhân sâm được xem là một trong những yếu tố gây rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai. Ngoài việc khiến cho bà bầu khó ngủ, nó còn khiến cho bà bầu thường thức dậy nhiều lần trong đêm. Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và khiến tâm trạng thay đổi thất thường.
5. Khô miệng
Phụ nữ mang thai uống trà nhân sâm thường gặp phải chứng khô miệng. Nguyên nhân của tình trạng này là do các enzyme có trong nhân sâm khiến các tuyến nước bọt hoạt động kém.
Ngoài ra, khô miệng cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của thai kỳ bên cạnh các triệu chứng như lo âu, căng thẳng... Nếu bạn dùng nhân sâm trong thời gian này thì các triệu chứng này sẽ trở nên tồi tệ hơn.
6. Mất cân bằng lượng đường trong máu
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao nhưng đa phần không ai biết về điều này. Bà bầu ăn nhân sâm có thể dẫn đến mất cân bằng lượng đường, gây chóng mặt và hạ nhịp tim. Cả hai triệu chứng này đều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
7. Gây nhức đầu
Nhân sâm có thể gây đau đầu, đau cơ ở mặt và cổ của phụ nữ mang thai. Điều này có thể khiến các triệu chứng mang thai như ốm nghén, thay đổi tâm trạng càng trở nên trầm trọng hơn.
Nhân sâm có an toàn trong thời gian cho con bú?
Độ an toàn của nhân sâm vẫn chưa được xác định rõ ràng nếu sử dụng trong thời gian cho con bú. Trong thời gian chờ đợi các nghiên cứu được thực hiện, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh dùng cho đến khi bạn cai sữa hoàn toàn.
Các loại trà thảo mộc khác
Hiện nay, phần lớn các loại trà thảo dược vẫn chưa được chứng minh đầy đủ về độ an toàn cho phụ nữ có thai. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên thận trọng khi dùng. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng trà thảo mộc quá nhiều vì một số loại trà có thể gây kích thích tử cung, tạo nên những cơn co thắt và dẫn đến sảy thai. Để an toàn, nên tránh sử dụng các loại trà thảo mộc trong thời gian mang thai, trừ khi được bác sĩ khuyến cáo.
Nhân sâm không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, trong thời gian này, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi nhé.
Theo hellobacsi.com
Rối loạn cương dương - Chứng bệnh khó nói Chứng rối loạn cương dương giờ không còn là vấn đề của riêng những quý ông lớn tuổi nữa, nó có thể xảy ra với bất cứ độ tuổi nào. Rối loạn cương dương là một rối loạn chức năng trong chuyện ấy ở nam giới có biểu hiện dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng...