Khắc phục bệnh thành tích trong việc dạy và học
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản số 551/SGDĐT-VP ngày 26/2/2018 gửi Trưởng phòng Giáo dục các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, từng bước khắc phục bệnh thành tích.
Khắc phục bệnh thành tích trong dạy và học là yêu cầu nghiêm ngặt của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Ảnh minh họa.
Văn bản nêu rõ, trong những năm qua, toàn ngành GD&ĐT Hà Nội đã có nhiều nỗ lực cố gắng khắc phục hạn chế, tồn tại, từng bước đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích tại một số đơn vị, trường học, cụ thể: thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thi và kiểm tra đánh giá xếp loại; thiếu chặt chẽ trong thực hiện quy trình bình chọn, suy tôn, xếp loại thi đua, khen thưởng làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, uy tín của ngành và sự công bằng trong giáo dục.
Nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tiếp tục khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị rà soát sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định, yêu cầu không còn phù hợp, dễ dẫn đến bệnh thành tích trong giáo dục đồng thời xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục cho từng học kỳ, từng năm học, bảo đảm thực chất, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
Cùng đó, Sở yêu cầu các đơn vị không được tổ chức các hoạt động giáo dục trái qui định, gây áp lực cho người dạy, người học và cha mẹ học sinh; không lấy kết quả các kỳ thi, các hoạt động giao lưu do địa phương tổ chức để đánh giá xếp loại thi đua, xét khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị (bao gồm tất cả các cuộc thi và hoạt động giao lưu không do Bộ GD&ĐT phát động, tổ chức).
Đồng thời Sở yêu cầu các đơn vị hiện tốt kỷ cương, nền nếp, quy chế dân chủ ở cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng tại đơn vị. trường học; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và bệnh thành tích trong giáo dục; Xây dựng và công khai các tiêu chí thi đua cụ thể, thiết thực, có đầy đủ cơ sở khoa học, minh chứng rõ ràng, phù hợp với thực tế, đặc thù của từng địa phương, đơn vị; thành tích của đơn vị, cá nhân được đánh giá bằng sự tiến bộ của chính đơn vị, cá nhân đó; ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng, công khai minh bạch.
Các đơn vị cũng cần đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông tới người dạy, người học, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về yêu cầu dạy và học thực chất; cổ vũ, động viên tôn vinh gương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học, tạo môi trường lành mạnh và sự đồng thuận trong nhà trường và cả xã hội để phát triển giáo dục.
Theo Laodongthudo.vn
Vĩnh Long nâng cao chất lượng tư vấn tâm lí
Sở GD&ĐT Vĩnh Long yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT, THCS&THPT, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa và thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống bạo lực học đường.
ảnh minh họa
Trong đó yêu cầu lãnh đạo các trường học chủ động phối hợp với cơ quan công an, ban đại diện cha mẹ học sinh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội,... xây dựng kế hoạch phối hợp, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau mang tính chất bạo lực và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
Phối hợp với công an địa phương tổ chức ít nhất 1 buổi nói chuyện chuyên đề về các nội dung liên quan tới bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên; xây dựng quy chế phối hợp hoạt động làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến học sinh. Các trường học cung cấp cho cơ quan chức năng danh sách những học sinh thường xuyên vi phạm nội quy để phối hợp giải quyết.
Thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường tiểu học, THCS, THPT; bố trí cán bộ, giáo viên chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) làm công tác tư vấn tâm lý. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường, giúp học sinh tự tin và có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, tạo ra sự cân bằng tâm lý, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Sở GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các trường thành lập bộ phận thường trực và trực tiếp chỉ đạo thực hiện các biện pháp cần thiết để chủ động xử lý khi phát sinh vụ việc...
Theo Giaoducthoidai.vn
Lớp học đặc biệt của Thiếu tá mang quân hàm xanh ở Khánh Hòa Gần 15 năm qua, người dân ở phường Vĩnh Phước (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã quen với hình ảnh thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (Đồn Biên phòng Cầu Bóng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa) hang đêm miệt mài dạy chữ cho tre em có hoàn cảnh khó khăn. Từ đây, nhiều cuộc đời, nhiều số phận đã...