Khác lạ với hình mặt cười, mặt mếu chấm điểm cấp tiểu học
Sau thông tư 30 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, nhiều trường đã khắc dấu để nhận xét bài vở theo biểu tượng cho sẵn.
Thành viên Diệp Bích trên diễn đàn dành cho giáo viên học cấp 1 chia sẻ về những dòng khắc dấu: “Chữ viết có tiến bộ”, “Con cần cố gắng hơn nữa”, “Bài làm tốt cô khen”, “Viết cẩn thận con nhé”….
Hàng loạt các hình ảnh mặt cười, mặt mếu kèm theo lời “cô chê”, “cô khen”… được các cửa hàng khắc dấu sáng tạo cho trường học lựa chọn. Các mẫu đóng dấu với màu sắc chủ đạo là xanh và đỏ ưa nhìn. Các mẫu đỏ biểu tượng cho lời khen tốt, mẫu xanh dành cho lời nhắc nhở học sinh cần làm bài tốt hơn. Mỗi con dấu có giá dao động từ 60.000-90.000 đồng.
Thành viên Hạnh Koj chia sẻ về mẫu khắc dấu của nhà trường trong loạt “cô khen” bao gồm: “Có nhiều tiến bộ”, “Bài làm đạt yêu cầu”…
Hiện tại nhiều trường tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội đã sử dụng mẫu khắc như trường Nam Thành Công, Ngôi Sao, Nguyễn Tri Phương, Dịch Vọng A, Hoàng Hoa Thám….
Video đang HOT
Hình ảnh chụp lại của một con dấu khắc lời “cô khen” cùng mặt cười.
Biểu tượng mặt cười trong vở học sinh của trường tiểu học Nam Thành Công.
Lời nhận xét “chưa hoàn thành”, “hoàn thành” của giáo viên trường tiểu học Nam Thành công.
Bên cạnh những lời khắc dấu sẵn, tại nhiều trường giáo viên vẫn sử dụng cách nhận xét trực tiếp được viết bằng tay. Hình ảnh này chụp lại lời: “Viết đúng chỉnh tả, thanh huyền viết chưa đúng lắm”. Trên mạng xã hội, nhiều thành viên cho rằng nếu khắc dấu sẵn sẽ tạo ra những lời phê không có cảm xúc, còn viết tay sẽ tốn nhiều thời gian và tạo áp lực cho giáo viên với khối lượng công việc nhiều lên.
Theo Zing
Người mẫu Việt Nam bao giờ mới ra được "biển lớn"?
Ngoại ngữ và vốn kiến thức văn hóa là hai yếu tố cơ bản để người mẫu Việt Nam tự tin tham gia những chương trình biểu diễn tại nước ngoài.
Là một nhà thiết kế Việt Nam, nhiều người sẽ thích chọn người mẫu thể hiện tác phẩm nghệ thuật của mình mang vẻ đẹp Á Đông, nhuần nhị, gần gũi khán giả. Thế nhưng, để người mẫu Việt Nam chạm tay đến thị trường quốc tế với những chương trình biểu diễn lớn thì chừng ấy thôi sẽ không bao giờ đủ. Điều đó được bù đắp không phải bằng vẻ đẹp cá tính, góc cạnh, sắc sảo...mà cao hơn nữa là tính chuyên nghiệp.
Ngoại ngữ và vốn kiến thức văn hóa là hai yếu tố cơ bản để người mẫu Việt Nam tự tin tham gia những chương trình biểu diễn tại nước ngoài. Vì thế mà từ lâu, đào tạo người mẫu hướng ra thị trường quốc tế là mục tiêu được công ty MTS, Hà Nội hướng đến.
Người mẫu Minh Tiệp - Giám đốc công ty đào tạo người mẫu MTS cho biết: ""Người mẫu phải đẹp từ tâm hồn đến hình thể" là một slogan của chúng tôi. Chúng tôi đưa ra tiêu chí cho các bạn người mẫu ít nhất phải có trình độ cao đẳng trở lên, tốt nhất là đại học. Người mẫu của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc trình diễn catwalk mà chúng tôi luôn gửi các bạn ra nước ngoài để casting. Chúng tôi luôn hướng các bạn ra thị trường nước ngoài và đó là mục tiêu lớn nhất của chúng tôi".
Vẻ đẹp Á đông là một lợi thế của người mẫu Việt, nhưng khi ra thị trường thời trang quốc tế thì phải chuyên nghiệp, có phong cách.
Người mẫu phải đẹp lên từng ngày, phải chuyên nghiệp không còn là chuyện trông mong xa vời. Cách đây không lâu, tại Hà Nội, chương trình biểu diễn thời trang "Đẹp Fashion Runway 3" giới thiệu những bộ sưu tập mang tính ứng dụng cao đã thu hút đông đảo khán giả. Bằng sự biểu diễn chuyên nghiệp của người mẫu kết hợp với sân khấu thân thiện, những bộ sưu tập thời trang công sở và thời trang biểu diễn đã gần hơn với công chúng.
Nhà báo Trinh Nguyễn, báo Thanh Niên cho rằng: "Nếu nói từ góc độ chất lượng của người mẫu thì đã có một cú hích rất lớn. Các bạn người mẫu bây giờ đẹp hơn trước rất nhiều. Nó như một dòng chảy chung và trong một tổng hòa là khi mọi thứ đang phải chuyên nghiệp thì người mẫu cũng như thế. Tôi nghĩ là "Đẹp Fashion Runway 3" là một show thời trang ứng dụng mới nhất vừa mới tổ chức thì thực sự đã quá lâu rồi Hà Nội mới có một show diễn chuyên nghiệp là lớn như thế. Khi chúng tôi xem cũng cảm thấy ngỡ ngàng".
Nhà thiết kế Vũ Thảo - người vừa đoạt giải thưởng sáng tạo của Hội đồng Anh với dự án Kilomet 109 - thiết kế và sản xuất những bộ quần áo từ chất liệu tự nhiên. Với một quy trình hoàn toàn khép kín từ việc sản xuất các loại nguyên liệu như tơ, lụa, bông hữu cơ, the, đũi... Vũ Thảo đã thiết kế nên những trang phục mang hơi thở hiện đại đan xen những yếu tố truyền thống bằng cách sử dụng hoa văn thổ cẩm của đồng bào các dân tộc, thì khâu giới thiệu sản phẩm là điều rất quan trọng. Hiện diện chủ yếu ở thị trường nước ngoài nên tiêu chí của chị khi chọn người mẫu không chỉ đơn thuần là chuẩn về số đo 3 vòng mà còn phải hiểu được giá trị của lao động, phải tôn lên vẻ đẹp các mẫu thiết kế hay truyền tải những thông điệp thú vị.
Một tác phẩm của nhà thiết kế Vũ Thảo trong dự án Kilomet 109
"Những người mẫu được đào tạo bài bản và có nghề thực sự sẽ trụ được lâu hơn. Mình cho rằng làm nghề người mẫu, mặc dù liên quan rất nhiều đến hình thức nhưng không chỉ là sắc đẹp. Bạn phải có tâm huyết, bạn phải trau dồi và phải có kiến thức thực sự. Làm nghề người mẫu không đơn giản tý nào. Các bạn không chỉ đi catwalk giỏi là đủ đâu. Nếu thế sẽ rất hời hợt" - Nhà thiết kế Vũ Thảo cho biết.
Quay trở lại với việc đào tạo người mẫu, việc hướng ra thị trường quốc tế đang là mục tiêu gần và rất thiết thực. Tại Việt Nam, việc tổ chức biểu diễn, quảng cáo thời trang ở nước ngoài thực sự chưa nhiều, mới chỉ dừng lại ở những chương trình hợp tác, giao lưu văn hóa mà chưa có nhiều sự chủ động từ phía những cơ sở đào tạo, từ cá nhân những người mẫu.
Nhà thiết kế áo dài Đức Hùng cho rằng, ở Việt Nam có nhiều người mẫu đủ tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, muốn làm việc trong môi trường quốc tế thì bản thân những người mẫu phải có khả năng làm việc độc lập, chịu áp lực và khả năng tự quảng bá, giới thiệu cho chính mình.
Nhà thiết kế áo dài Đức Hùng cho biết thêm: "Người mẫu Việt Nam chạm được vào thời trang quốc tế là một điều khó khăn chứ không hề đơn giản. Bản thân các người mẫu quốc tế phải vật lộn rất nhiều đối với một thị trường mà họ đang hành nghề. Sức ảnh hưởng của các nhà thiết kế trên thế giới mạnh khủng khiếp bởi vì họ là những người cầm chịch trong tất cả sự định hướng về thời trang. Sức ảnh hưởng mạnh đến đâu thì người mẫu được họ lựa chọn quan trọng đến đấy".
Bây giờ, có nhiều người đưa ra cách gọi người mẫu hạng A, hạng B hay hạng C căn cứ vào tính chuyên nghiệp của họ. Sự phân loại ấy chỉ mang tính tương đối và mỗi người đều có cơ hội thể hiện, nâng tầm hình ảnh cá nhân của mình trong từng chương trình biểu diễn. Sự đánh giá ấy còn phụ thuộc cách nhìn nhận của công chúng. Tuy nhiên, để người mẫu có thể từng bước sánh vai với khu vực và quốc tế và bước chân vào ngành công nghiệp thời trang đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự hoàn thiện mình, để người mẫu Việt Nam thực sự đẹp lên từng ngày, có phong cách chứ không chỉ dừng lại ở cách gọi tên của khán giả./.
Theo VOV - Trung tâm Tin
Cộng đồng FIFA và PES 'dậy sóng' sau lời nhận xét của 1 hardcode gamer Đây là nhận định của một game thủ FIFA đứng hạng thứ 5 thế giới. Câu Tweet gây xôn xao cộng đồng FIFA và PES "Tôi đã chơi FIFA trong suốt 20 năm, nhưng lạy chúa, PES 15 hay hơn FIFA 15 nhiều", Terrance Dware - game thủ FIFA hạng 5 thế giới đã viết trên Twitter của mình sau khi tham dự...