Khắc khổ quá mức
Chính phủ Italia đã áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” khắc khổ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công song chính sách này đã đi quá đà, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
Thanh niên Italia biểu tình đòi việc làm và phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng
Phát biểu ngày 22-2, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Olli Rehn nhấn mạnh, Italia không cần phải áp dụng thêm các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” nhằm thực hiện các mục tiêu ngân sách của mình. Tuy nhiên, vị quan chức cấp cao của EC – cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) – cũng khuyến cáo, chính phủ sắp tới của Italia, được bầu sau cuộc tổng tuyển cử ngày 24 và 25-2, phải tiếp tục theo đuổi các chính sách củng cố tài khóa vốn đã được áp dụng khá hiệu quả dưới thời chính phủ kỹ trị của Thủ tướng Mario Monti.
Đây được xem là tuyên bố khá bất ngờ bởi trước nay, các quan chức của EU luôn lên tiếng thúc giục các nước thành viên rơi vào khủng hoảng nợ công hay ngấp nghé bên bờ vực khủng hoảng như Italia phải thi hành các chính sách kinh tế khắc khổ “thắt lưng buộc bụng”. Trong khi đó, dù chưa tới mức phải cầu cứu EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) như Hy Lạp, song nợ công của Italia cũng đã lên tới mức kỷ lục hơn 2.000 tỷ euro, tức là khoảng gần 128% GDP.
Video đang HOT
Chính vì tỷ lệ nợ công bị đẩy tới bên bờ vực của khủng hoảng trong khi lại tỏ ra bất lực, không thể ngăn cản điều tồi tệ này nên chính phủ của Thủ tướng Silvio Berlusconi đã phải sụp đổ hồi tháng 11-2011. Lên cầm quyền sau đó, chính phủ kỹ trị của Thủ tướng Monti đã thực thi ngay những chính sách kinh tế khắc khổ, trong đó tập trung vào tăng thuế đi đôi với cắt giảm chi tiêu công và phúc lợi xã hội.
Theo kế hoạch cắt giảm chi tiêu công trong 3 năm của chính quyền Thủ tướng Monti, chính phủ sẽ cắt giảm 10% đội ngũ công nhân viên chức thuộc khu vực nhà nước, cắt giảm ngân sách dành cho y tế và hành chính công. Thuế VAT của Italia cũng lên tới mức khá cao là 21%.
Những biện pháp kinh tế khắc khổ đã giúp Italia không rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, với dự báo sẽ tăng lên mức đỉnh 128,1% GDP vào cuối năm 2013 song sẽ giảm từ năm 2014. Thế nhưng, Italia đã phải trả những cái giá đắt cho việc thực thi chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
Dễ thấy nhất là con số thất nghiệp bị đẩy lên tới mức kỷ lục, khiến các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra tại Italia, trong đó không ít cuộc đã biến thành các cuộc bạo động đường phố. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Italia (ISTAT) công bố mới đây, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã lên tới mức kỷ lục là 11,1% và đáng lo ngại nhất là tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ lên tới con số kinh hoàng là trên 37%, đẩy gần 2 triệu thanh, thiếu niên đang sống trong tình trạng nghèo khổ.
Chính sách khắc khổ dù giúp Italia tạm thoát nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ công, song lại làm tổn thương tới nền kinh tế quốc gia này. Thất nghiệp gia tăng, thu nhập giảm… đã dẫn tới giảm mạnh nhu cầu chi tiêu, gây khó khăn thêm cho sản xuất giữa thời buổi suy thoái kinh tế.
Báo cáo mới của EC cho rằng GDP của Italia sẽ giảm 1% trong năm nay và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên 12% vào năm 2014. Đó là lý do khiến vị Phó Chủ tịch EC khuyên Italia không nên “thắt lưng buộc bụng” thêm nữa.
Theo ANTD
Dư chấn khủng hoảng nợ
Cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) tiếp tục gây ra những dư chấn nặng nề cho cả kinh tế và xã hội thế giới. Một trong những dư chấn đó là thất nghiệp trong giới trẻ đã lên tới mức kỷ lục.
Thanh niên Tây Ban Nha thất nghiệp biểu tình đòi cơ hội việc làm ở Thủ đô Madrid
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 4-9 cảnh báo tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn khi cuộc khủng hoảng đồng euro lan rộng và tác động tiêu cực đến các nền kinh tế mới nổi. Trong báo cáo nhan đề "Tổng quan việc làm toàn cầu: Triển vọng thị trường lao động ảm đạm cho giới trẻ", tổ chức này khẳng định, thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng việc làm trong giới trẻ.
Theo ILO, người trẻ tuổi trên thế giới có nguy cơ thất nghiệp cao gấp 3 lần so với người trưởng thành và có hơn 75 triệu thanh niên trên toàn cầu đang phải tìm kiếm việc làm. Tổ chức này cũng cảnh báo một thế hệ trẻ bị tổn thương khi đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao, công việc không ổn định ở các quốc gia phát triển, trong khi thanh niên ở thế giới thứ ba phải chịu cảnh nghèo đói kéo dài.
Số liệu điều tra, nghiên cứu trước đó của ILO cho biết, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp toàn cầu trong năm 2012 vẫn ở mức cao 12,7%, tăng 0,1% so với năm trước và sẽ tiếp tục ở đỉnh cao này ít nhất trong 4 năm tới. Theo ILO, nếu tính cả hơn 6 triệu thanh niên chọn giải pháp tiếp tục đi học hoặc từ bỏ thị trường lao động, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trên toàn cầu trong năm 2012 sẽ lên tới 13,7%. Tổng số thanh niên thất nghiệp trên thế giới năm 2012 này sẽ lên tới gần 75 triệu người ở độ tuổi từ 15 - 24 , tăng 4 triệu người so với năm 2007.
Báo cáo của ILO cũng nêu rõ rằng tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên trong độ tuổi từ 15 - 24 tại các nước phát triển, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU), đã tăng vọt. Trong đó, Hy Lạp và Tây Ban Nha là 2 nước có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên tới mức kỷ lục là tới 50%, tức là cứ 2 thanh niên thì có 1 người thất nghiệp.
ILO dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại các nước phát triển có thể lên tới 18% trong năm 2012, trước khi giảm xuống 16% vào năm 2016 song vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp 12,5% của năm 2007. Còn tại các nước đang phát triển, tình trạng thanh niên thất nghiệp cũng đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở Trung Đông và Bắc Phi, với tỷ lệ lên tới 26,9% trong năm 2012 và 29% vào năm 2016.
Nguyên nhân chính yếu dẫn tới sự gia tăng thất nghiệp của thanh niên thế giới, theo ILO, là do tác động của khủng hoảng nợ công ở EuroZone đã vượt ra khỏi châu Âu, tác động tới các nền kinh tế châu Á và Mỹ
Latinh thông qua việc giảm hoạt động xuất khẩu tới các nền kinh tế phát triển này. Thế nên, khu vực tưởng chừng "miễn nhiễm" với khủng hoảng nợ công châu Âu là Đông Á cũng có tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 9,5% trong năm nay lên 10,4% trong năm 2017.
Nhằm giải quyết vấn đề thanh niên thất nghiệp, ILO kêu gọi các nước thực hiện những biện pháp đặc biệt để kích thích nền kinh tế tăng trưởng, tạo nhiều việc làm thông qua các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tránh nguy cơ cả một thế hệ thanh niên bị thất nghiệp, đe dọa nghiêm trọng sự cố kết xã hội và tăng trưởng kinh tế trong tương lai. ILO cho rằng, các nước cần thiết lập các hệ thống bảo hiểm việc làm và ưu tiên ngân sách cho đào tạo việc làm, đặc biệt là đối với lao động trẻ.
Theo ANTD
Nhật đề xuất một cuộc gặp thượng đỉnh với Trung Quốc Ngày 29-1, phát biểu trên Đài truyền hình Nippon Television của Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh với Trung Quốc nhằm cải thiện mối quan hệ song phương. Động thái này diễn ra sau khi Tokyo cử phái viên Natsuo Yamaguchi, lãnh đạo đảng New Komeito trong liên minh cầm quyền...