Khác biệt trong bữa trưa học đường của trẻ em thế giới
Ở các nước nghèo như Ethiopia, bữa trưa miễn phí là động lực để nhiều em vượt đường xa đến trường mỗi ngày.
Tại làng Kolno thuộc Belarus, quốc gia không giáp biển ở Đông Âu, học sinh dùng bữa trưa với thịt và rau. Bánh mì và sữa cũng thuộc khẩu phần ăn của mỗi em, nhằm đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Các chuyên gia khẳng định bữa ăn đủ chất có lợi cho việc cải thiện chức năng nhận thức và kết quả học tập của trẻ.
Trung Quốc
Trẻ em ở một ngôi trường thuộc tỉnh miền núi Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc dùng bữa trưa miễn phí với cơm và món ăn truyền thống, do chính phủ tài trợ từ năm 2011. Trước đó, học sinh vùng sâu phải nhịn đói hoặc ăn rất ít.
Ethiopia
Học sinh một ngôi trường hẻo lánh ở Adama, miền trung Ethiopia nhận được bữa ăn nóng sốt từ tổ chức nhân đạo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc. Nhiều em phải đi bộ từ một đến hai tiếng mỗi ngày để đến trường, đôi khi mục đích chính là được ăn miễn phí.
Video đang HOT
Scotland
Hai nam sinh trường nội trú tư thục Fettes College (Edinburgh) dùng món fish and chips truyền thống trong canteen, gồm cá tẩm bột chiên ăn kèm khoai tây. Khoảng thời gian dành để ăn trưa liên quan mật thiết tới mức độ cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn của mỗi học sinh.
Kenya
Bữa trưa của học sinh trường tiểu học Hanka ở Nairobi, Kenya gồm cơm và đậu. Dự án của tổ chức phúc lợi Trung Quốc đã giúp 1.100 em tại 5 trường tiểu học, bao gồm Hanka, được ăn trưa miễn phí.
Pakistan
Trường Karachi Footpath ở tỉnh Sindh tổ chức cho trẻ ăn trưa ngoài sân với món truyền thống. Mọi học sinh không phải trả tiền cho bữa này.
Xứ Wales, Anh
Người phục vụ trong căng tin một trường học ở Wales đang gắp đồ ăn cho học sinh. Thực đơn gồm các món phổ biến như khoai tây, pizza.
Các món ăn nhanh trong bữa trưa học đường bị cảnh báo góp phần gia tăng tỷ lệ thừa cân ở trẻ. Tại Anh, ước tính cứ năm học sinh có một em mắc bệnh béo phì.
Peru
Các nữ sinh trung học cơ sở ở thủ đô Lima rủ nhau ăn trưa trên sân trường. Nhiều em mang theo hộp cơm được mẹ chuẩn bị sẵn từ nhà, có hoa quả hoặc sữa để tráng miệng.
Nhật Bản
Một bé gái đang ăn cơm cùng món thịt hầm rau củ tại trường tiểu học Senzoku ở thủ đô Tokyo. Đa số học sinh Nhật Bản ăn trưa trong lớp cùng bạn bè và giáo viên, tận hưởng không khí thân mật. Các em cũng luân phiên phục vụ nhau mỗi bữa trưa.
Nam Phi
Học sinh trường tiểu học David Brink ở thành phố Rustenburg ăn trưa ngoài trời. Năm 2014, số em được hưởng lợi từ chương trình bữa trưa học đường nhảy vọt từ 65 lên 185 trong vòng bốn tháng. Thời điểm đó, nhiều công nhân và gia đình đang chịu áp lực rất lớn về kinh tế.
Pháp
Bữa trưa của học sinh ở thành phố Bordeaux gồm couscous (hạt lúa mì nghiền), thịt và rau củ. Phụ huynh trong khu vực khá lo lắng về những chiếc đĩa nhựa chứa nhiều độc tố, không an toàn khi đựng thức ăn nóng cho trẻ. Nhiều người yêu cầu trường quay lại sử dụng đĩa sứ truyền thống.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Ăn uống khi bị sỏi mật
Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật. Triệu chứng phổ biến là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, sốt, vàng da...
Ảnh: Shutterstock
Ở người gặp tình trạng sỏi mật, chế độ ăn uống được coi là có thể làm tình trạng này nhẹ đi hay trở nên trầm trọng. Dưới đây là thực phẩm phù hợp cho người bị sỏi mật:
Bánh mì, ngũ cốc. Chứa lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, lại ít chất béo nên bánh mì và ngũ cốc giúp kiểm soát tình trạng sỏi mật rất tốt. Các thực phẩm mà người bị sỏi mật có thể ăn gồm bánh quy mặn, bánh quy ít béo, bánh gạo... Ngoài ra, lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, gạo, lúa mạch, yến mạch cũng giúp phòng ngừa các cơn đau do sỏi mật
Rau củ, trái cây. Các loại rau củ, trái cây thông thường đều không chứa chất béo, vì vậy đây là lựa chọn tuyệt vời cho người sỏi mật. Khi chế biến rau củ, cần ưu tiên hấp, luộc hoặc nướng thay vì xào để hạn chế lượng dầu ăn trong các món ăn.
Thịt nạc. Để giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hằng ngày, nên hạn chế phần thịt nhiều mỡ, da, tập trung vào các loại thịt nạc như thịt thăn, sườn; các loại cá... Khi chế biến, cũng ưu tiên phương pháp nướng hoặc hấp.
Sữa, sữa chua. Người bệnh sỏi mật nên hạn chế ăn các loại đồ ngọt giàu calo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiêu thụ vừa phải các món sinh tố, nước ép trái cây từ các loại hoa quả, sữa tách kem, sữa chua ít béo. Ngoài ra, cũng có thể ăn (với lượng vừa phải) một số loại bánh quy giòn, kẹo dẻo... ít béo nhằm kiểm soát tình trạng sỏi mật tốt hơn.
Chất béo lành mạnh. Chế độ ăn ít béo không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi thực đơn hằng ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia đăng tải trên trang Livestrong, người bệnh sỏi mật có thể tiêu thụ vừa phải lượng chất béo từ quả bơ, dầu ô liu, đậu phộng, quả óc chó.
Thỉnh thoảng, ăn một dải thịt xông khói cũng không thành vấn đề.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
12 loại thực phẩm trong nhà bếp dễ biến thành độc nếu như không biết cách bảo quản Trong nhà bếp, không phải thực phẩm nào cũng có thể chế biến và ăn lại. Một số món đồ ăn sẽ biến đổi và không những chỉ mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn sản sinh độc tố gây hại và dẫn đến mắc các bênh nguy hiểm. 1. Sữa Với các loại sữa tươi được bán theo ngày, chưa được...