Khác biệt giữa Internet Trung Quốc và thế giới qua một biểu đồ
Facebook, Google, Amazon là những dịch vụ phổ biến với đa số người dùng Internet thế giới, nhưng ở Trung Quốc hoàn toàn ngược lại.
Trang thống kê Statista chia sẻ bảng so sánh các dịch vụ Internet thịnh hành tại Trung Quốc với thế giới. Trong mảng tìm kiếm, Baidu thống trị với 77%, còn ở mảng thương mại điện tử, Tmall là số một. WeChat dẫn đầu mạng xã hội với hơn 920 triệu người dùng mỗi tháng.
Trong khi đó, Google, Facebook hay Amazon chỉ chiếm thị phần một con số ở quốc gia đông dân nhất.
Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý Internet nghiêm ngặt và vận hành hệ thống kiểm duyệt trực tuyến có tên Vạn Lý Tường Lửa ( Great Firewall) từ nhiều năm nay. Đa số người dân buộc phải sử dụng dịch vụ trong nước do không thể truy cập các dịch vụ quốc tế. Facebook bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2009 và Google chịu chung số phận một năm sau đó. Amazon vẫn hoạt động được ở đây nhưng không hề dễ thở trước sự bành trướng của Tmall thuộc Alibaba.
Các thống kê khác nhau cho thấy khoảng vài chục triệu tới vài trăm triệu người Trung Quốc đang phải sử dụng mạng riêng ảo VPN và các phần mềm tương tự để vượt qua Great Firewall. Tuy nhiên, việc “đi vòng” ngày càng khó khăn hơn.
Video đang HOT
Khoảng hai tháng qua, nhiều VPN phổ biến ở nước này bất ngờ ngừng hoạt động. Cuối tháng 7, Reuters cho biết Apple đã nhượng bộ Trung Quốc khi âm thầm loại bỏ ứng dụng VPN phổ biến như ExpressVPN, StarVPN… trên kho ứng dụng của họ ở quốc gia này với lý do “nội dung bất hợp pháp”. Bloomberg cũng đưa tin, chính phủ Trung Quốc yêu cầu ba nhà mạng lớn là China Mobile, China Telecom và China Unicom triển khai giải pháp để chặn tất cả các VPN cá nhân, bắt đầu từ tháng 2/2018.
Tuy nhiên, báo Shanghaiist dẫn lời Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc bác bỏ thông tin trên và khẳng định chính phủ chỉ cân nhắc dừng hoạt động những mạng VPN trái phép – vốn là công cụ cho những thương vụ bất hợp pháp – mà thôi.
“Nếu chính phủ muốn, họ hoàn toàn có thể đánh sập nhiều hệ thống VPN hơn”, phát ngôn viên một công ty trực tuyến chia sẻ và từ chối công khai tên do tính chất nhạy cảm. “Nhưng họ chưa làm vậy có thể vì người dùng và nhất là doanh nghiệp vẫn cần được nới lỏng không gian để hoạt động”.
Châu An
Theo VNE
Google muốn thâu tóm mọi nguồn lợi từ thế giới ảo
Google đang làm mọi cách để tối ưu hoá nguồn lợi từ Internet. Họ xây dựng trang tìm kiếm hỗ trợ người dùng truy cập thông tin tức thì cũng như tối ưu hoá quảng cáo của họ.
Google đã sử dụng những công cụ, thuật toán để người dùng có thể dễ dàng tiếp cận những trang web, từ kì dị đến tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu đã sử dụng và sống trong hệ sinh thái của Google một thời gian, rất khó để người dùng có thể rời xa nó. Đó là đế chế đáng sợ mà hãng công nghệ Mỹ tạo ra.
Hãng còn hỗ trợ xây dựng AMP, đây là cách để tạo ra trang web nhẹ và tải nhanh. Với định dạng này, người dùng smartphone có thể truy cập nhanh hơn đồng thời tiết kiệm dung lượng mạng hơn.
Trong một kế hoạch dài hơi, Google còn tính tới chuyện loại bỏ hoàn toàn những đường dẫn bình thường. Năm 2005, giám đốc đương nhiệm, Eric Schmidt đã nói "Google muốn những tìm kiếm trên trang sẽ đưa ra các kết quả đơn giản nhất có thể, người dùng sẽ không cần click vào để biết rõ thông tin".
Công ty đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, chỉ đến khi Facebook nổi lên, Google mới thật sự làm việc tích cực để biến điều đó thành hiện thực.
Với việc xây dựng một hệ sinh thái ngày càng độc lập hơn. Google sẽ có cơ hội kiếm tiền từ những hành vi, xu hướng sử dụng của người dùng. Thực tế từ trước đến nay, doanh thu của Google chủ yếu đến từ việc thiết lập trật tự web, giúp việc sử dụng được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, hàng ngàn trang web với những banner quảng cáo cũng giúp công ty thu được hàng tỷ USD lợi nhuận.
Số lượng trích dẫn hiển thị trên trang tìm kiếm của Google ngày càng tăng. Ảnh: Mashable.
Nhiều người tố Google đang chơi xấu. Chẳng hạn, họ có những động thái ưu tiên cho các quảng cáo của họ bằng việc mã hoá AMP cũng như hiển thị các trang web liên kết với họ ở vị trí thuận lợi. Với điều này, các banner và web liên quan đến Google sẽ được hiển thị trước hết khi tải trang.
Song song với điều này, họ cũng cố gắng trích xuất dữ liệu từ nhiều web để đưa ra kết quả hiển thị. Nếu không đồng ý cung cấp dữ liệu, trang đó có thể bị hạn chế về sự xuất hiện trên tìm kiếm Google, tác động trực tiếp đến lượt xem.
Thực tế việc trích xuất dữ liệu để đưa ra hiển thị trên trang chủ tìm kiếm là hoàn toàn không ấn tượng. Có thể nó giúp người dùng tiết kiệm thời gian nhưng những thông tin này đôi lúc không đúng với thực tế.
Tuy nhiên, Google sẽ không quan tâm tới điều đó. Hiện tại, mục tiêu duy nhất của họ là xây dựng một hệ sinh thái của Google để chiếm lĩnh hết lợi nhuận tạo ra từ Internet.
Hoàng Phong
Theo Zing
Facebook bí mật thử nghiệm ứng dụng tại Trung Quốc? Ứng dụng có tên Colorful Ballloons trên App Store Trung Quốc giống hệt Moments của Facebook. Mặc dù vậy, công ty tỏ ra úp mở chứ không xác nhận ứng dụng này thuộc về mình. Facebook cuối cùng đã hiện thực hóa tham vọng trở lại Trung Quốc. Mạng xã hội lớn nhất thế giới đang bí mật thử nghiệm ứng dụng chia...