Khả năng Venezuela vỡ nợ trong năm nay rất cao
Ngày 26/2, Bộ Tài chính Venezuela đã ra thông cáo cho biết, quốc gia Nam Mỹ này vừa giải ngân 1,543 tỷ USD để hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình trong tháng 2/2016.
Số tiền này bao gồm tiền gốc (1,5 tỷ USD) và tiền lãi 43 triệu USD, của trái phiếu chính phủ Global.
Caracas tuyên bố hành động này chứng minh trách nhiệm tài chính quốc tế của mình cũng như khả năng tiếp tục tham gia thị trường vốn quốc tế.
Bất chấp việc Caracas hoàn thành đợt thanh toán nợ quốc tế đầu tiên trong năm, hãng tin Anh Reuters vẫn đánh giá khả năng quốc gia Nam Mỹ này rơi vào tình trạng vỡ nợ trong năm nay lên tới 61%, chủ yếu là do các nghĩa vụ tài chính nặng nề vào cuối năm.
Trong năm ngoái, Venezuela đã phải thực hiện nhiều nỗ lực lớn để trang trải các khoản nợ gốc và lãi, có tổng giá trị khoảng 10,5 tỷ USD trong bối cảnh mất 66% nguồn thu ngoại tệ do giá dầu sụt giảm.
Dự kiến, trong năm nay quốc gia giàu dầu mỏ này cũng phải dành một ngân sách tương tự để trả nợ. Tuy nhiên, sau năm nay, Venezuela sẽ không còn khoản nợ gốc nào phải trả cho tới năm 2018, chỉ phải tiếp tục trả lãi suất.
Video đang HOT
Sau khi trả nợ, dự trữ ngoại tệ hiện tại của Venezuela sụt xuống mức 13,5 tỷ USD, mức thấp nhất trong vòng 17 năm qua.
Theo Vietnamplus
IMF: 2016 là "năm của những thách thức lớn"
Cuộc phục hồi tăng trưởng kéo dài 6 năm qua của nền kinh tế toàn cầu đang bị đuối, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 19/1 đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm nay - hãng tin Bloomberg cho biết.
IMF ước tính kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% trong năm ngoái, mức tăng yếu nhất kể từ cuộc suy thoái 2009. 2015 cũng là năm mà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp.
Nhận định u ám của IMF về triển vọng kinh tế thế giới được đưa ra trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản sụt giảm mạnh và bất ổn chính trị đẩy Brazil chìm sâu vào suy thoái, giá dầu lao dốc làm các nhà sản xuất "vàng đen" điêu đứng, và đồng USD tăng giá "làm khó" cho kinh tế Mỹ.
Trong báo cáo hàng quý Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm nay, từ mức dự báo tăng 3,6% đưa ra hồi tháng 10/2015.
Nhận định mà IMF đưa ra có thể khiến giới đầu tư toàn cầu thêm phần bi quan.
Thị trường tài chính quốc tế đã có sự mở đầu tồi tệ cho năm 2016, với các chỉ số chứng khoán liên tiếp sụt giảm mạnh, giá dầu liên tục lập đáy, và chính sách tiền tệ dần thắt chặt của Mỹ khiến các dòng vốn ồ ạt tháo chạy khỏi những tài sản có độ rủi ro cao hơn trên khắp thế giới.
"Năm nay sẽ là một năm của những thách thức lớn. Các nhà hoạch định chính sách nên nghĩ tới sự vững vàng trong ngắn hạn và những cách mà họ có thể dùng để củng cố điều đó, bên cạnh việc nhìn về triển vọng tăng trưởng dài hạn", chuyên gia kinh tế trưởng Maurice Obstfeld của IMF nhận định.
IMF ước tính kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% trong năm ngoái, mức tăng yếu nhất kể từ cuộc suy thoái 2009. 2015 cũng là năm mà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp.
Theo IMF, kinh tế thế giới đang cùng lúc đối mặt với ba sự điều chỉnh lớn, gồm: các thị trường mới nổi giảm tốc, Trung Quốc dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu và sản xuất, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rút dần khỏi chính sách lãi suất siêu thấp.
IMF cảnh báo, tăng trưởng toàn cầu có thể trệch hướng nếu những thách thức này không được quản lý tốt.
Theo dự báo của giới phân tích, chủ đề triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi khai mạc tại Davos, Thụy Sỹ vào ngày 20/1. Dự kiến sẽ có hơn 2.500 nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và học giả tham dự sự kiện này.
IMF nhận định các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm nay, giảm từ mức dự báo tăng 4,5% đưa ra hồi tháng 10, và so với mức tăng 4% mà nhóm này đạt được trong năm 2015.
"Chặng đường của chúng ta năm nay có thể sẽ gập ghềnh, đặc biệt là với các nước mới nổi và đang phát triển", ông Obstfeld nói.
IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,3% trong năm nay, kinh tế Brazil giảm 3,5%, và kinh tế Nga giảm 1%.
Đối với các nền kinh tế phát triển, IMF dự báo sự phục hồi "khiêm tốn và không đều" sẽ tiếp tục diễn ra. Định chế này hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2016 còn 2,6%, từ mức 2,8% đưa ra hồi tháng 10.
Theo IMF, kinh tế khu vực Eurzone sẽ tăng 1,7% trong năm 2016, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10. Kinh tế Nhật được IMF dự báo tăng 1%, còn kinh tế Anh được dự báo tăng 2,2%.
Trước IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) công bố ngày 6/1, WB cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm 2016 xuống còn 2,9%, từ mức dự báo tăng 3,3% đưa ra trong báo cáo hồi tháng 6.
WB cũng cho biết kinh tế thế giới tăng trưởng 2,4% trong năm 2015, thấp hơn mức dự báo tăng 2,8% đưa ra trong báo cáo tháng 6, đồng thời giảm so với mức tăng 2,6% đạt được trong năm 2014.
Theo_NDH
Những tài sản sinh lời tốt nhất năm 2015 Dù chứng kiến nhiều phiên sụt giảm nhưng thị trường chứng khoán Trung Quốc lại tăng trưởng mạnh nhất châu Á năm 2015. Dù có nhiều giai đoạn trồi sụt và biến động bất thường, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng 12% trong năm nay. Trong năm 2015, dù một số loại tài sản như hàng...