Khả năng sẽ đóng cửa một số ngành đào tạo đại học
Năm nay, Bộ GD-ĐT thực hiện việc rà soát toàn bộ các ngành đào tạo trình độ ĐH. Dự kiến, đến cuối năm sẽ kết thúc và dừng đào tạo những ngành học mà trường không đáp ứng đúng yêu cầu.
Cơ sở vật chất cũng là một trong những nội dung mà Bộ sẽ thanh tra ngành đào tạo ở các trường ĐH – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Bùi Anh Tuấn (ảnh), Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết:
Video đang HOT
“Việc rà soát các ngành đào tạo là một trong những hoạt động thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ đối với giáo dục ĐH. Mục đích là để xem xét, đánh giá quy mô, cơ cấu các ngành đào tạo hiện đang triển khai tại các cơ sở giáo dục ĐH; kiểm tra, giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo…”. Năm 2011, Bộ đã triển khai rà soát toàn bộ các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, năm 2012 các ngành đào tạo thạc sĩ. Năm 2013, các ngành đào tạo trình độ ĐH và năm 2014 sẽ rà soát các ngành đào tạo ở trình độ CĐ. Dự kiến năm nay rà soát 2.000 ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH.
Đối v ới ngành đào tạo không đáp ứng được các điều kiện đả m bảo chất lượng theo quy định, Bộ GD-ĐT kiên quyết dừng tuyển sinh và thu hồi quyết định mở ngành
* Việc r à soát các ngành học này sẽ dựa vào những tiêu c hí nào, thưa ông?
- Sẽ dựa trên những quy định hiện hành của nhà nước về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH. Bộ tập trung vào các điều kiện về đội ngũ giảng viên (đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định), cơ sở vật chất, nhu cầu xã hội về ngành đào tạo… Bộ đã yêu cầu các cơ sở giáo dục ĐH công bố chuẩn đầu ra, đó là sự thể hiện cam kết của các trường với người học. Nếu cơ sở nào chưa công bố chuẩn đầu ra và chưa thực hiện trách nhiệm đối với người học, xã hội cũng như các bên liên quan thì sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành.
* Sau khi rà soát, kiểm tra, Bộ sẽ có những giải pháp gì để chấn chỉnh việc đào tạo của các trường?
- Trên cơ sở kết quả rà soát, Bộ sẽ có phân tích đánh giá về cơ cấu, quy mô ngành đào tạo; có giải pháp điều chỉnh, quy hoạch lại cơ cấu ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đối với các cơ sở giáo dục ĐH, sẽ phải tập trung vào nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng, nhất là về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất; chú trọng tới xây dựng và công bố chuẩn đầu ra để xã hội giám sát, chú ý tới xây dựng và phát triển ngành đào tạo theo hướng chất lượng và hiệu quả.
Đối với ngành đào tạo không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định, Bộ kiên quyết dừng tuyển sinh và thu hồi quyết định mở ngành. Trên thực tế, năm 2012, Bộ đã thu hồi quyết định của 57 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của 27 cơ sở đào tạo; đầu năm 2013 đã quyết định dừng tuyển sinh 161 ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ.
* Ông có thể cho biết trong trường hợp nhà trường phải dừng tuyển sinh và đào tạo thì sẽ giải quyết như thế nào cho những sinh viên đang theo học ngành đó?
- Trên thực tế đã có những ngành, chuyên ngành đào tạo phải dừng tuyển sinh. Sau một năm dừng tuyển sinh mà cơ sở đào tạo không có biện pháp và không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến dừng tuyển sinh thì sẽ bị thu hồi quyết định mở ngành (cũng có nghĩa là dừng đào tạo). Trong mọi trường hợp, cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm đối với người học, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người học.
Công khai thông tin : Thông tin xử lý các cơ sở đào tạo sau khi rà soát sẽ được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ và trên các phương tiện thông tin đại chúng để xã hội biết và giám sát.
Theo TNO