Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump
Chính sách ngoại giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể thúc đẩy Hàn Quốc tự phát triển năng lực răn đe hạt nhân.
Binh sỹ Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh hiện Hàn Quốc đối mặt với tình hình chính trị bất ổn liên quan đến việc ban hành thiết quân luật hôm 3/12/2024, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có chuyến thăm Seoul vào đầu tháng này.
Ông bày tỏ sự tin tưởng vào nền dân chủ của Hàn Quốc và sự bền vững của liên minh Mỹ-Hàn. Tuy nhiên, chuyến thăm này diễn ra đồng thời với hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên tiếp của Triều Tiên, làm dấy lên lo ngại về an ninh khu vực.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, việc Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể làm gia tăng nghi ngờ của Hàn Quốc về khả năng bảo vệ từ phía Mỹ, khiến nước này cân nhắc xây dựng năng lực răn đe độc lập.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, người hiện đang bị bắt giữ, đã đề cập đến khả năng này từ năm 2023, và dù ảnh hưởng chính trị của ông đã giảm, động lực cho một chương trình hạt nhân độc lập vẫn còn nguyên vẹn.
Một lý do quan trọng khiến Hàn Quốc có thể cân nhắc theo đuổi hạt nhân là việc chính quyền ông Trump khó có khả năng tăng cường cam kết an ninh và răn đe mở rộng. Tổng thống đắc cử Trump từng nhiều lần kêu gọi Hàn Quốc đóng góp nhiều hơn cho chi phí phòng thủ, ám chỉ rằng các cam kết an ninh của Mỹ phụ thuộc vào lợi ích tài chính.
Video đang HOT
Các thành viên nội các dự kiến của ông Trump, như Elbridge Colby, dự kiến giữ chức Thứ trưởng quốc phòng phụ trách chính sách trong chính phủ mới, có quan điểm tập trung nguồn lực của Mỹ vào việc đối phó với Trung Quốc, thay vì bảo vệ Hàn Quốc trước Triều Tiên.
Ông Colby từng nhấn mạnh rằng Hàn Quốc nên tự chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ lãnh thổ khỏi các mối đ.e dọ.a từ Bình Nhưỡng.
Điều này làm dấy lên nghi ngờ tại Seoul về độ tin cậy của cam kết răn đe từ Mỹ. Ngay cả chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden trước đó cũng không đưa ra cam kết rõ ràng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Triều Tiên tấ.n côn.g hạt nhân Hàn Quốc, khiến các lo ngại về an ninh càng gia tăng.
Một diễn biến khác có thể thúc đẩy Hàn Quốc theo đuổi hạt nhân là khả năng chính quyền ông Trump tiến hành đàm phán kiểm soát vũ khí với Triều Tiên. Việc Mỹ chấp nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ khiến Hàn Quốc rơi vào thế bất lợi, vì điều này đồng nghĩa với việc từ bỏ nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Ông Trump có thể chọn cách tiếp cận này để củng cố hình ảnh chống chiến tranh. Tuy nhiên, việc hợp thức hóa vị thế hạt nhân của Triều Tiên có thể khiến Hàn Quốc rơi vào tình thế buộc phải hành động để tự bảo vệ.
Trong bối cảnh mất niềm tin vào cam kết an ninh của Mỹ và nhận thấy Washington sẵn sàng “làm hòa” với vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, Hàn Quốc có thể kết luận rằng nước này không thể phụ thuộc vào Mỹ. Những tiếng nói ủng hộ năng lực răn đe hạt nhân độc lập tại Hàn Quốc sẽ ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt khi chính quyền ông Trump không đưa ra được các cam kết đủ sức trấn an.
Nếu không có những thay đổi đáng kể từ Washington, viễn cảnh Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân sẽ trở thành một thực tế khó tránh khỏi trong tương lai gần.
Triều Tiên công khai hình ảnh cơ sở làm giàu urani, Hàn Quốc ngay lập tức phản ứng
Ngày 13/9, Hàn Quốc đã lên án mạnh mẽ việc Triều Tiên công khai cơ sở làm giàu urani, đồng thời khẳng định sẽ không bao giờ chấp nhận Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) thị sát vụ thử nghiệm bệ phóng tên lửa đa nòng 600mm mới. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, thông tin trên do ông Koo Byoung-sam, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc, đưa ra.
Cụ thể, ông Koo Byoung-sam tuyên bố: "Chính phủ lên án mạnh mẽ Triều Tiên vì đã tiết lộ các cơ sở làm giàu urani và thảo luận về tăng cường nhanh chóng khả năng hạt nhân cũng như sản xuất vật liệu cho vũ khí hạt nhân chiến thuật".
Người phát ngôn này cũng nhấn mạnh rằng Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân là vi phạm rõ ràng nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đ.e dọ.a nghiêm trọng đến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và thế giới.
Trước đó, Triều Tiên lần đầu tiên công bố hình ảnh các máy ly tâm dùng để sản xuất nhiên liệu cho bom hạt nhân vào ngày 13/9, trong khi Chủ tịch Kim Jong-un tới thăm một cơ sở làm giàu urani và kêu gọi sản xuất thêm vật liệu cấp độ vũ khí để mở rộng kho vũ khí.
Ông Kim Jong-un muốn Triều Tiên sản xuất thêm vật liệu cho vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhấn mạnh rằng kho vũ khí hạt nhân của nước này là yếu tố thiết yếu để đối phó với các mối đ.e dọ.a từ Mỹ và các đồng minh.
Chủ tịch Triều Tiên nói rằng các mối đ.e dọ.a hạt nhân chống Triều Tiên từ các đối thủ đã vượt "giới hạn đỏ".
Trước đó, ngày 12/9, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên. Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc, các tên lửa đạn đạo tầm ngắn này được phóng từ khu vực Bình Nhưỡng vào lúc 7h10 phút sáng 12/9 theo giờ địa phương.
Trong khi đó, phía Nhật Bản cho biết vật thể được cho là tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã rơi xuống biển. Một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho rằng tên lửa của Triều Tiên nhiều khả năng đã rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Tokyo đã phản đối tới Bình Nhưỡng về vụ phóng tên lửa đạn đạo trên, đồng thời cho rằng vụ phóng đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, các quan chức Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc phụ trách vấn đề Triều Tiên đã điện đàm, bày tỏ quan ngại về vụ phóng, đồng thời tái khẳng định hợp tác ba bên.
Hôm 1/7, Triều Tiên cũng đã phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật mới có Hwasong-11Da-4.5 có khả năng mang đầu đạn siêu lớn.
Hàn Quốc triệu tập Đại sứ Nga, kêu gọi Moscow hành động có trách nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc phụ trách các vấn đề chính trị Chung Byung-won đã triệu tập Đại sứ Nga tại nước này là Georgy Zinoviev tới để phản đối việc Moscow ch.ỉ tríc.h bình luận của Tổng thống Yoon Suk Yeol. Tổng thống Hàn Quốc. Ảnh: Reuters Hãng Reuters và Yonhap dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết,...