Khả năng đáng kinh ngạc của bộ tộc ăn chay Kogi
Bộ tộc Kogi sinh sống ở vùng hẻo lánh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Colombia, hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài trong suốt hơn 1.000 năm qua. Tuy nhiên, những đặc tính và khả năng của bộ tộc này khiến chúng ta phải kinh ngạc.
Bộ tộc Kogi đã sống ở vùng núi Sierra Nevada de Santa Marta bên bờ biển Caribe của Colombia kể từ khoảng năm 1000 sau Công nguyên. Ngay cả khi cuộc xâm lăng của người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 xảy ra, người Kogi vẫn duy trì sự biệt lập truyền thống của họ.
Ngày nay, dân số của bộ tộc này được cho là chỉ vào khoảng 20.000 người. Bộ tộc Kogi có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona cổ xưa, có niên đại lên tới 8.000 năm, tồn tại trước cả thời đại văn minh cổ nổi tiếng của người Inca và Maya ở Nam Mỹ.
Các Trưởng lão Kogi gặp nhau để thảo luận về các vấn đề quan trọng của bộ tộc. Ảnh: Julian Lennon
Sierra Nevada de Santa Marta là vùng núi hoang vu quanh năm mây mờ bao phủ, gần như còn nguyên vẹn từ mấy nghìn năm nay. Truyền thuyết xa xưa kể rằng, đây là nơi ở của các đấng thần linh, có nhiệm vụ che chở cho loài người, vì vậy dù bạo gan đến mấy cũng rất ít người dám đặt chân đến đây vì sợ thần linh quở phạt.
Trong cuộc sống thường ngày của bộ tộc Kogi, đàn ông, phụ nữ và trẻ em bản địa mặc áo choàng trắng được làm thủ công từ sợi bông và thư giãn bên ngoài ngôi nhà bằng bùn tròn của họ. Người Kogi có vóc dáng khá nhỏ nhắn, nước da ngăm, mái tóc xoăn tự nhiên và để dài cả nam lẫn nữ.
Một cậu bé đang cười với mái tóc đen dài dày. Đây là cậu bé đã được “quy hoạch” trở thành trưởng lão và thủ lĩnh của bộ tộc trong tương lai. Ảnh: Julian Lennon
Các thành viên trong bộ tộc Kogi quan niệm rằng, màu trắng tượng trưng cho Mẹ vĩ đại và sự tinh khiết của thiên nhiên. Thường ngày họ luôn đeo bên mình những chiếc túi, đặc biệt là chỉ phụ nữ mới được phép dệt những chiếc túi này.
Tất cả người trong bộ tộc Kogi đều ăn chay, không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật nào, kể cả côn trùng. Thức ăn chính của họ là hoa, củ, quả và lá cây. Đây là một thói quen tự nhiên từ trước tới nay của con người nơi đây, không có bất cứ một sự ràng buộc nào. Theo họ, việc ăn uống như vậy là thể hiện của sự thiện lương trong tâm hồn.
Video đang HOT
Các thành viên trong bộ tộc Kogi quan niệm rằng, màu trắng tượng trưng cho Mẹ vĩ đại và sự tinh khiết của thiên nhiên. Ảnh: Julian Lennon
Đặc biệt, người Kogi không tích trữ lương thực như bất cứ bộ tộc hay nhóm cư dân nào khác, vì họ cho rằng việc tích trữ khiến con người ta trở nên ích kỷ, tham lam, vô tình tạo nên sự chiếm hữu nhiều hơn, từ đó dẫn khởi sự chiếm đoạt, khơi nguồn chiến tranh tàn sát lẫn nhau. Ngoài ra, sự dư thừa còn làm rối loạn trật tự của tự nhiên, phát sinh những biến đổi khôn lường.
Bộ tộc thân thiện với môi trường
Nhờ sự hòa hợp với tự nhiên, một lối sống an nhiên, tự tại mà người Kogi có tuổi thọ rất cao, trung bình lên tới 100 tuổi. Họ gần như không mắc bệnh, rất khỏe mạnh, ngay cả sâu răng cũng không một ai bị.
Con ngựa hoang sống trong lãnh địa của bộ tộc Kogi. Ảnh: Julian Lennon
Năm 1990, bộ tộc Kogi từng đồng ý tham gia một bộ phim tài liệu của BBC với mong muốn cảnh báo người phương Tây về tác động xấu đến môi trường. Bộ tộc Kogi tự coi mình là người bảo vệ thế giới cổ đại. Họ nhận là “anh cả” của toàn thế giới. Trong lần phỏng vấn với BBC, các thành viên của bộ lạc này đã khẳng định rằng, sứ mệnh của họ là chăm sóc động, thực vật. Xã hội của họ sống vì lẽ đó.
Người Kogi không thờ bất cứ một vị thần nào, cũng không có các hoạt động tâm linh hay tôn giáo nào cả. Thay vào đó, tất cả các thanh niên trong bộ tộc Kogi đều phải trải qua một khóa thiền định tu tập kéo dài tới 9 năm để được xem là trưởng thành.
Phút lãng mạn của trưởng lão bộ tộc và vợ. Ảnh: Julian Lennon
Họ sẽ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá, suy ngẫm về sự liên kết, giao thoa, hòa hợp của trời đất, con người và tự nhiên. Những người già nhất trong làng (Trưởng lão) sẽ có nhiệm vụ truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm và sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được truyền giảng một cách rất kỹ lưỡng về tâm thức của chính mình.
Hằng ngày, vào mỗi buổi sáng sớm, các vị Trưởng lão trong làng đều dành rất nhiều thời gian để tĩnh tâm, họ gọi đó là “giao cảm với tâm thức của vũ trụ”. Nhờ vào giao cảm này mà các Trưởng lão có thể biết được nhiều điều xảy ra khắp nơi trên thế giới, mặc dù họ không hề rời khỏi đỉnh núi.
Một trong những điều quan trọng mà người Kogi quan tâm là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh: Julian Lennon
Để hoàn thiện bản thân mình hơn, người Kogi thường dùng một thanh gỗ nhỏ chọc vào chiếc cối gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột rồi thỉnh thoảng chấm vào lưỡi để nhắc nhở bản thân mình phải mài dũa tâm và thân hơn, hiểu rõ sống sao cho đúng đắn và vẹn toàn. Thông qua nghi lễ này, người Kogi cho rằng, họ sẽ ý thức được nhiều điều kỳ diệu của bản thân và vũ trụ.
Lễ hiến tế cầu may mắn, thịnh vượng của bộ tộc Tengger ở Indonesia
Những ngày này, bộ tộc Tengger ở Indonesia thường tổ chức lễ hiến tế Yadnya Kasada truyền thống với mong muốn mang lại sự may mắn, thịnh vượng trong cuộc sống của họ.
Một thành viên bộ tộc Tengger chuẩn bị ném gà hiến tế vào miệng núi lửa Mount Bromo đang hoạt động ở tỉnh Đông Java. Ảnh: AFP
Bộ tộc Tengger được coi là một nhóm phụ của người Java ở miền Đông Java, Indonesia. Họ cũng tự xưng là hậu duệ của các hoàng tử Majapahit và dân số của bộ tộc Tengger hiện vào khoảng 100.000 người.
Dân làng mang dụng cụ bắt lễ vật hiến tế của bộ tộc Tengger trên đỉnh núi lửa Mount Bromo. Ảnh: AFP.
Người Tengger sống tập trung tại 30 ngôi làng bên cạnh ngọn núi lửa Mount Bromo, biệt lập trong Vườn quốc gia Bromo Tengger Semeru ở phía Đông Java. Ngoài ra, các cộng đồng người Tengger rải rác cũng tồn tại ở một số khu vực Pasuruan, Probolinggo, Malang và Lumajang của miền Đông Java.
Bộ tộc Tengger hàng năm đều hiến trái cây, rau, hoa hay thậm chí là gia súc như dê hoặc gà xuống miệng núi lửa Mount Bromo. Ảnh: AFP.
Lễ hiến tế Yadnya Kasada của người Tengger xuất hiện từ thế kỷ 15 và kéo dài khoảng 30 ngày (vào tháng 6 và 7 hằng năm), gắn liền với truyền thuyết về công chúa Vương quốc Majapahit. Vợ chồng công chúa không thể sinh con nên họ đã cầu xin vị thần linh cai trị ngọn núi Bromo giúp đỡ.
Người dân Tengger tranh nhau ném gà vào miệng núi lửa tại lễ hiến tế Yadnya Kasada. Ảnh: Budi Candra Setya
Lời cầu nguyện của họ sau đó đã được đáp ứng, miễn là có người nhảy xuống núi lửa Bromo. Tương truyền, một người dân đã sẵn sàng nhảy xuống núi lửa Truyền thống hiến tế vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Tuy nhiên, người Tengger hy sinh mùa màng và động vật, thay vì con người.
Rất đông người Tengger tham gia lễ hiến tế Yadnya Kasada năm nay. Ảnh: Budi Candra Setya
Bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn đang rất phức tạp tại Indonesia, rất đông người Tengger đã có mặt để tham dự lễ hiến tế Yadnya Kasada năm nay. Họ ném trái cây, rau, hoa và thậm chí cả gia súc như dê, gà vào miệng núi lửa. Hàng dài tín đồ, gồm một số người vác dê ngang lưng, cùng leo lên đỉnh núi hiến tế với hy vọng tổ tiên và các vị thần Hindu sẽ hài lòng, mang lại thịnh vượng cho cộng đồng của họ.
"Hôm nay tôi mang một con gà lên cúng tổ tiên", ông Purwanto nói khi khoe con gà mái sặc sỡ. Trong khi đó, anh Wantoko lại mang theo cây trồng với hy vọng việc ném chúng vào núi lửa sẽ mang lại may mắn. "Tôi mang theo những cây trồng này để ruộng đồng màu mỡ và bội thu. Năm nào tôi cũng đến", anh Wantoko cho biết.
Đứng trên sườn dốc của miệng núi lửa, những người dân làng không phải thành viên bộ tộc Tengger cố bắt lễ vật bằng lưới và xà rông trước khi chúng biến mất trong làn khói cuồn cuộn. Đây không phải một phần của nghi lễ, nhưng phản ánh kêu gọi của người dân địa phương không lãng phí đồ cúng.
Người Tengger ném lễ vật là sản vật vào miệng núi lửa Mount Brom trong nghi lễ Yadnya Kasada. Ảnh: Budi Candra Setya
Lễ hiến tế Yadnya Kasada năm nay là lễ hội thứ hai kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Indonesia. "Lễ hội không thể được tổ chức ở một nơi khác hoặc tổ chức trực tuyến", ông Bambang Suprapto, người đứng đầu hiệp hội cộng đồng người Hindu của khu vực, cho biết.
Ông Suprapto cũng khẳng định, các nhà tổ chức đã áp dụng quy trình y tế nghiêm ngặt và các tín đồ đã được xét nghiệm Covid-19 để lễ hiến tế có thể diễn ra suôn sẻ và an toàn.
Cuộc sống của bộ tộc luôn tự coi mình đẹp nhất hành tinh Fulani là một trong những bộ tộc du mục lớn cuối cùng còn tồn tại trên thế giới. Đây cũng là bộ tộc rất yêu cái đẹp và luôn tự coi mình là những người đẹp nhất hành tinh. Phụ nữ bộ tộc Fulani Bộ tộc Mosuo - phụ nữ có vai trò "đầu tàu" hơn 2.000 năm quaTalhtan, bộ tộc tôn thờ...