Khả năng chữa trị tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh rối loạn tâm thần nặng, nếu không được điều trị, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng, người bệnh có thể có những hành vi làm nguy hại bản thân hoặc những người xung quanh.
Tâm thần phân liệt là loại bệnh tâm thần nặng, tiến triển từ từ, có xu hướng tiến triển mạn tính. Bệnh có thể khởi phát từ từ làm cho bệnh nhân và người nhà không để ý hoặc có thể khởi phát đột ngột với những triệu chứng rầm rộ. Bệnh gây sa sút nhận thức, cảm xúc, hành vi, tác phong, khả năng học tập, làm việc ngày một giảm sút.
Các triệu chứng âm tính, triệu chứng dương tính của bệnh làm bệnh nhân khó hòa nhập cộng đồng, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội nếu không được quan tâm, điều trị tích cực.Các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt rất phong phú, đa dạng, phức tạp và luôn biến đổi. Đa số các nhà nghiên cứu chia thành hai nhóm triệu chứng chính là triệu chứng âm tính và triệu chứng dương tính.
Triệu chứng âm tính là các triệu chứng thể hiện sự tiêu hao, mất tính toàn vẹn, thống nhất của các hoạt động tâm thần. Người bệnh không quan tâm tới các hoạt động hàng ngày, bàn quan với cuộc sống xung quanh, suy nghĩ chậm chạp, ngắt quãng, ngôn ngữ nghèo nàn, nét mặt lờ đờ, vô cảm, ánh mắt vô hồn; các hoạt động có ý chí bị rối loạn, người bệnh thụ động thiếu ý chí, chất lượng học tập và lao động giảm sút; rối loạn cảm xúc, khi có tin vui thì khóc, có tin buồn thì vui sướng; sống thu mình, xa lánh xã hội,…
Triệu chứng dương tính là các triệu chứng xuất hiện trong quá trình bị bệnh. Các triệu chứng dương tính rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổi, các triệu chứng xuất hiện, mất đi và được thay thế bằng các triệu chứng khác. Các triệu chứng có thể gặp là bệnh nhân suy nghĩ nhanh, nói nhiều, nói những câu vô nghĩa, không đúng sự thật; ảo tưởng, có niềm tin không thực tế hay gặp ảo giác, nghe những tiếng người nói, âm thanh lạ trong đầu; hoang tưởng, cho rằng có người làm hại mình, người xung quanh đang nói xấu mình; rối loạn hành vi, gào thét, đập phá, đánh người khác,…
Video đang HOT
Bệnh thường khởi phát ở tuổi 18-28, những người có nguy cơ mắc bệnh cao là những người sống cô độc, ngại tiếp xúc; người sử dụng các chất kích thích gây ảo giác; người bị khuyết tật khả năng nghe nhìn làm ảnh hưởng đến nhận thức về cuộc sống xung quanh; người bị stress trong thời gian kéo dài; người có tiền sử gia đình bị tâm thần phân liệt. Nếu không được chữa tâm thần phân liệt, bệnh sẽ ngày càng nặng, người bệnh có thể có những hành vi gây nguy hại đến bản thân hoặc những người xung quanh.
Tâm thần phân liệt là loại bệnh tâm thần nặng, tiến triển từ từ
Tìm "thuốc" trị bệnh game online trong giới trẻ
Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, mỗi ngày có tới hàng trăm bệnh nhân tới viện để khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần, từ mất ngủ, rối loạn trí nhớ, tâm thần phân liệt cho tới trầm cảm, rối loạn mà nguyên nhân là do nghiện game.
Quang cảnh tọa đàm "Nghiện game online - Hậu quả khôn lường"
Sáng 16-6, tại Trường THPT Thành Nhân (quận Gò Vấp) đã diễn ra tọa đàm "Nghiện game online - Hậu quả khôn lường". Tọa đàm do Báo Tiền phong phối hợp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức.
Tại buổi tọa đàm, thầy Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân cho biết, game online đã và đang trở thành vấn nạn không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới.
Kết quả một cuộc khảo sát nhanh đối với học sinh 3 khối 10, 11 và 12, đại diện Trường THPT Thành Nhân cho biết, có đến hơn 80% học sinh từng chơi game online, trong đó tất cả các em đều khẳng định "chơi game vì rất vui".
Theo ThS Bùi Quang Trung, Trưởng phòng truyền thông và marketing, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, học sinh đang ở trong độ tuổi "vàng" hình thành nhân cách. Hiện nay, hầu hết các em đều được gia đình trang bị điện thoại thông minh để hỗ trợ việc học. Song, đây cũng là cơ hội cho học sinh cài đặt các phần mềm game trực tuyến.
Trong xu thế bùng nổ mạng internet toàn cầu, các trò chơi trên mạng (còn gọi là game online) phát triển với tốc độ chóng mặt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người chơi. Nhiều bạn trẻ không ăn, không ngủ để chơi game khiến cho cuộc sống trong game và đời thường lẫn lộn, dẫn đến các hành vi lệch lạc, phát triển không bình thường về mặt xã hội, thậm chí hình thành ý tưởng và hành vi bạo lực như tự sát, cuồng bạo giết người, cướp của...
Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, mỗi ngày có tới hàng trăm bệnh nhân tới viện để khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần, từ mất ngủ, rối loạn trí nhớ, tâm thần phân liệt cho tới trầm cảm, rối loạn mà nguyên nhân là do nghiện game.
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung chứng nghiện game online vào danh sách bệnh lý về tâm thần và thuộc nhóm những rối loạn do hành vi có tính nghiện ngập cần được giám sát.
Học sinh Trường THPT Thành Nhân tham dự tọa đàm
Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân của vấn nạn này không hoàn toàn thuộc về lỗi của người chơi hay các trò chơi mà có trách nhiệm của người lớn, ở đây là cha mẹ và gia đình do nuông chiều, thiếu quan tâm và không sát sao tới con cái. Ngoài ra, trường học với đội ngũ các thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng có vai trò giáo dục, đồng hành cùng học sinh.
ThS Nguyễn Thị Huỳnh An, giảng viên Bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phân tích, học sinh nghiện game dẫn đến không phân biệt thế giới ảo và thật, từ đó ảnh hưởng tâm lý và hành vi trong cuộc đời thật, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
Với kinh nghiệm nhiều năm đồng hành cùng trẻ nghiện game online, ông Đặng Lê Anh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS) cho biết, nghiện game online có cả những học sinh có thành tích học tập khá giỏi, thậm chí sinh viên có học bổng du học nước ngoài. Xuất phát điểm ban đầu các em chỉ chơi game từ 1-2 tiếng mỗi ngày, tuy nhiên lâu dần do không kiểm soát được bản thân nên thời gian đã tăng lên cả ngày, thậm chí "ăn cùng game, ngủ cùng game".
Chuyên gia này cũng cảnh báo, game online là cuộc chơi không có điểm dừng. Học sinh chỉ nên chơi game 30 phút / ngày, nếu vượt quá 30 phút sẽ ảnh hưởng đến việc học hành, rèn luyện bản thân. "Game online như một viên kẹo bọc đường, khi chơi rất vui. Nhưng những phần thưởng trong game chính là thuốc độc sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính các em", ông Đặng Lê Anh đúc kết.
Hệ lụy khôn lường Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, mỗi ngày có tới hàng trăm bệnh nhân tới viện khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần, từ mất ngủ, rối loạn trí nhớ, tâm thần phân liệt cho tới trầm cảm, rối loạn do nghiện game. Trẻ em nghiện game online có thể sẽ...