Keymonk Keyboard: Ứng dụng nhắn tin tốc độ cao cho smartphone
Một trong những điểm thú vị của nền tảng Android là người dùng có thể sử dụng rất nhiều ứng dụng của bên thứ 3 để có thể có những trải nghiệm khác nhau. Cửa hàng Google Play cung cấp rất nhiều sự lựa chọn cho việc thay đổi những tính năng bàn phím cổ điển trên chiếc smartphone của bạn. Có những bàn phím đủ “thông minh” để có thể hoàn thành từ mà người dùng đang nghĩ.
Trong bài viết này, GenK muốn giới thiệu tới các bạn một ứng dụng rất thú vị mang tên Keymonk Keyboard. Đây là ứng dụng cho phép người dùng có thể đồng thời sử dụng 2 ngón tay khi soạn thảo văn bản hay tin nhắn giúp tăng tốc độ nhắn tin.
Là một ứng dụng của bên thứ 3, Keymonk sử dụng khả năng cảm ứng đa điểm của smartphone. Bằng cách cho phép người dùng lướt 2 ngón tay, đặc biệt với 2 ngón tay cái cho độ chính xác cao hơn. Ví dụ, nếu muốn gõ từ “awesome” (tuyệt vời), tất cả những gì mà người dùng cần phải làm là đặt ngón tay cái bên trái của mình vào chữ A và ngón tay cái bên phải vào chữ O, đồng thời di chuyển cả 2 ngón tay qua các chữ cái để hình thành nên từ “awesome”.
Như ví dụ bạn có thể thấy trong hình dưới đây, hãy kéo ngón tay cái bên trái qua các chữ cái A, W, E, S và ngón tay phải qua O, M. Sau khi lướt các ngón tay xong, nhấc cả 2 ngón lên và Keymonk sẽ ngay lập tức trả về kết quả “awesome”. Đôi khi không cần phải quay trở lại cùng một chữ cái khi muốn gõ một từ nào đó, nhưng trong trường hợp này bạn cần thiết phải quay lại chữ cái E để ứng dụng có thể nhận ra từ.
Nếu sử dụng Keymonk, lời khuyên đưa ra là bạn không nên để 2 ngón tay cái của mình chạm vào nhau khi đang lướt, hay bất cứ điều gì khác có thể gây nhầm lẫn cho ứng dụng. Bạn cũng có thể thoải mái sử dụng Keymonk khi đang cài đặt thiết bị của mình ở chế độ landscape, mặc dù với chế độ này là thuận tiện nhất cho việc sử dụng 1 tay đánh máy, tuy nhiên bạn sẽ không thể hưởng đầy đủ các tính năng như khi swipe bằng 2 ngón tay vì không gian hạn chế.
Video đang HOT
Có thể nói Keymonk hỗ trợ rất tốt cho người dùng, khi bạn viết sai chính tả hoặc lướt tay qua các kí tự sai, những từ thường được sử dụng vẫn được ứng dụng trả về. Tuy nhiên thật tiếc vì ứng dụng này dường như gặp khó khăn đối với một số từ. Theo như một thí nghiệm nhanh, khi cố gắng gõ cụm từ “ Android Authority”, Keymonk đã gặp khó khăn đối với từ “Authority” dù đã cẩn thận di chuyển cả 2 ngón tay cái trên mỗi chữ cái. Và ứng dụng đã trả lại kết quả là “Please try again” (xin vui lòng thử lại). Đối với trường hợp này giải pháp duy nhất là người dùng phải nhập kí tự theo cách thông thường.
Ứng dụng Keymonk cũng có các thiết lập phổ biến nhất mà người dùng có thể tìm thấy trên một bàn phím thông thường. Ứng dụng này có 4 giao diện cơ bản để người dùng có thể thay đổi, bên cạnh đó Keymonk cũng cho phép cập nhật để hỗ trợ văn bản trong Google Chrome và các từ mới trong từ điển của nó.
Keymonk có thể khá khó khăn để sử dụng cho người mới bắt đầu biết tới ứng dụng này, nhưng GenK tin rằng bạn sẽ nhanh chóng có thói quen sử dụng nó như một bàn phím thông thường. 2 ngón tay chắc chắn sẽ nhanh hơn 1, bạn còn chờ gì nữa mà không ngay lập tức tải ứng dụng này trên Google Play Store và tận hưởng những trải nghiệm mới lạ mà ứng dụng này mang lại?
Theo Genk
Thêm một ứng dụng tụt hạng, Facebook bị nghi ngờ về tính sáng tạo
Ứng dụng nhắn tin mới của Facebook đã biến mất nhanh chóng khỏi top 25 ứng dụng được tải nhiều nhất trên App Store liệu có phải là hồi chuông cảnh tình với ban lãnh đạo Facebook?
Facebook Poke được phát hành ngày 21/12 vừa qua và ngay lập tức thay thế vị trí dẫn đầu của Google Maps trong danh sách những ứng dụng được tải nhiều nhất App Store. Tuy nhiên, chưa đầy một tuần sau khi phát hành, ứng dụng này đã biến mất khỏi top 10 một cách nhanh chóng. Thậm chí, Poke còn không có mặt cả trong top 25 mà rớt xuống tận vị trí thứ 34 trong danh sách những ứng dụng miễn phí hấp dẫn nhất.
Biên tập viên Josh Constine của trang TechCrunch đưa ra giả thuyết rằng trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua, có rất nhiều người được tặng iPhone mới và họ tải những ứng dụng cần thiết cho thiết bị của mình trước, do đó Poke bị loại khỏi vị trí top trong danh sách. Điều này không phải không có lý bởi những ứng dụng cũ như YouTube hay Instagram bỗng nhiên lại được tải về nhiều hơn trong ngày lễ Giáng sinh, theo thống kê của trang App Annie.
Nhưng nếu đây thực sự là một phần lý do khiến Poke bị "thất sủng" thì việc thăng hạng của Snapchat trong cùng khoảng thời gian này là điều đáng chú ý. Nhiều người cho rằng Snapchat sẽ bị Facebook Poke cho "đo ván" bởi sau khi Poke được phát hành, Snapchat đã bị đẩy từ vị trí thứ 6 xuống vị trí thứ 8 trong danh sách. Thế nhưng, hiện nay Snapchat đã lấy lại được ưu thế và đang là ứng dụng được tải nhiều thứ 4 trên App Store. Có thể, những người sử dụng iPhone đã tải Poke về dùng thử song cuối cùng, họ vẫn chọn Snapchat.
Nền tảng social của Facebook có vấn đề?
Sự tụt hạng nhanh chóng của Poke đã đặt ra nghi vấn về khả năng thúc đẩy sản phẩm mới thông qua nền tảng social của Facebook. Facebook Platform đã từng giúp Zynga đạt đến đỉnh cao nhưng đó là khi Social Game vẫn còn là thứ mới mẻ. Và số phận của Zynga hiện nay như thế nào thì ai cũng biết. Hoặc khi Facebook cập nhật platform của mình, bổ sung thêm nhiều action vào hệ thống Social Graph API, Washington Post và The Guardian là 2 tờ báo nhanh chóng xây dựng các ứng dụng đọc tin trên Facebook. Cả 2 ứng dụng đã thu được hàng triệu người dùng nhưng chỉ sau đó một thời gian, cả 2 đều sụt giảm thảm hại. Hoặc như SocialCam và Viddy, một giai đoạn làm mưa làm gió trên newsfeed của người dùng như 2 ứng dụng chia sẻ video nổi trội thì nay cũng đã vắng bóng dần.
Facebook có tham vọng social hóa mọi thứ và là trung tâm kết nối các mối quan hệ xã hội của toàn thế giới. Nhưng dường như cả hệ thống đang không hoạt động như mong đợi. Tại sao không có một Zynga thứ hai trong các lĩnh vực ngách khác? Tại sao tất cả các nỗ lực dựa trên nền tảng này đều không thể thành công ở quy mô lớn và nhanh chóng bị đào thải? Mặc dù vậy cũng thật khó nói đây là vấn đề nội tại của Facebook hay lại là ý đồ cá nhân của Mark Zuckerberg.
Liệu Facebook còn khả năng sáng tạo ra sản phẩm mới nữa không?
Khi Facebook ra mắt Poke, tất cả mọi người đều hồ hởi đón nhận và cho rằng Snapchat sẽ nhanh chóng đi vào dĩ vãng, Om Malik, tổng biên tập tờ Gigaom đã tự hỏi, liệu Facebook có còn khả năng làm ra sản phẩm nào nữa để có thể giữ chân người sử dụng một cách lâu bền?
Tại sao Facebook lại phải tìm kiếm những tính năng mới, những hành vi mới của người dùng từ các sản phẩm khác bên ngoài? Ví dụ như checkin của Foursquare, status ngắn hay follow người dùng của Twitter, Facebook questions giống Quora, hay Poke tương tự như Snapchat. Tất cả những nỗ lực này của Facebook đều chuốc lấy những thất bại. Facebook Questions sau 2 lần làm lại đã gần như bị bỏ rơi, Facebook Checkin cũng đã được làm lại dưới hình thức Facebook Nearby và sự thành công của nó vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Sớm muộn gì Facebook và đội ngũ lãnh đạo cũng sẽ phải đối mặt với một sự thật, Facebook cần tự sáng tạo ra những sản phẩm của riêng mình nếu vẫn muốn giữ vững vị trí dẫn đầu.
Theo Pandora.vn
Facebook Poke chưa khiến người dùng yên tâm Snapchat là ứng dụng nhắn tin với tính năng tự hủy sau một khoảng thời gian nhất định trên thiết bị của cả người gửi lẫn người nhận. Nhưng mới đây, một thông tin khá gây sốc đối với cộng đồng người dùng ứng dụng này khi mà những đoạn video được gửi đi thông qua Snapchat mà chúng ta nghĩ là sẽ...