‘Kêu trời’ với sách giáo khoa mô hình trường học mới

Theo dõi VGT trên

Theo lộ trình, năm học 2018-2019, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ áp dụng nhiều bộ sách giáo khoa cùng lúc.

Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT đã chọn lựa, chỉnh lý tài liệu dạy học của mô hình trường học mới (VNEN) thành một trong những bộ sách giáo khoa (SGK) dạy học đổi mới.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên lo ngại, bộ sách này vẫn còn nặng về nội dung và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực giảng dạy của từng giáo viên.

Nội dung văn bản hướng dẫn triển khai mô hình trường học mới (VNEN) tại Việt Nam, năm học 2016-2017 của Bộ GD&ĐT gửi các Sở nêu: Bộ SGK của mô hình này sẽ được chỉnh lý, hoàn thiện để trở thành một trong những bộ sách phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng bắt đầu từ năm học 2018-2019.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã cho biết, hiện nay Bộ GD&ĐT đang chờ khung chương trình tổng thể, bộ môn được ban hành để bắt tay vào thực hiện. Chương trình mới sẽ tiếp cận theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học, phù hợp với định hướng của VNEN.

Bộ sách này được thực hiện phù hợp với chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK đã được Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt.

Kêu trời với sách giáo khoa mô hình trường học mới - Hình 1

Ảnh: Tiền Phong.

Cô Nguyễn Quỳnh Trang, giáo viên dạy Khoa học xã hội, Trường THCS Nam Hà (Hà Tĩnh) cho biết, dạy học theo SGK của mô hình VNEN giáo viên không phải soạn giáo án.

Về cơ bản, tài liệu đã biên soạn sẵn các hoạt động trong một giờ dạy từ xác định mục tiêu bài học, khởi động đến hoạt động cơ bản, thực hành…

“Tuy nhiên, để giờ học có chất lượng giáo viên chỉ dựa vào tài liệu là chưa đủ mà cần phải tìm hiểu nhiều thông tin, chuẩn bị nhiều phương án để trao đổi với học sinh”, cô Trang nói.

Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi, Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, nếu SGK của mô hình VNEN trở thành một trong những bộ SGK phục vụ chương trình đổi mới giáo dục phổ thông bà cảm thấy lo lắng vì lượng kiến thức ở bộ sách này vẫn rất nặng nề.

Theo bà Hồng, sau hơn một năm áp dụng mô hình trường học mới VNEN nhiều phụ huynh kêu trời không thể hướng dẫn con học bài vì nội dung quá khó.

Video đang HOT

Giáo viên mang tiếng không phải soạn giáo án nhưng phải lên kế hoạch dạy học, chuẩn bị nhiều tình huống để thảo luận với học sinh rất vất vả.

Bà Hồng cho biết: “Có những tiết học, giáo viên phải viết kế hoạch bài giảng dài 7-8 trang giấy, chưa kể có những giờ học phải chuẩn bị dụng cụ thực hành, thực nghiệm. Nếu SGK như vậy, giáo viên chỉ dạy 10 tiết/ tuần thì có thể tải được nhưng để hoàn thành 19 tiết/tuần thì giáo viên khó có thể làm tròn nhiệm vụ”, bà Hồng nói.

Hiệu trưởng một trường THCS đang thực hiện mô hình VNEN cho rằng, không phủ nhận khi học chương trình VNEN, học sinh tự tin, mạnh dạn hơn nhưng lớp học quá đông sẽ không hiệu quả.

Theo hiệu trưởng này, nội dung trong tài liệu hướng dẫn vẫn không hề giảm tải, có chăng chỉ là thay đổi phương pháp dạy học. Nếu SGK mới vẫn nặng về kiến thức như vậy làm sao đáp ứng được mục tiêu đổi mới chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực?”, vị này nói.

Bà Nguyễn Thị Hải Lý, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh chia sẻ, hiện nhiều trường vẫn đăng ký dạy học theo mô hình VNEN, tuy nhiên Sở khá dè dặt khi quyết định cho các trường theo mô hình này.

Theo bà Lý: “Điều sợ nhất là giáo viên cho rằng, dạy học theo mô hình này sẽ rất nhàn vì không phải soạn giáo án”. Bà Lý phân tích, phương pháp hay nhưng nếu chỉ dạy chung chung, nhóm học sinh khá giỏi sẽ không có ưu thế phát triển. Vì thế, quyết định thành bại của chương trình này phụ thuộc nhiều vào giáo viên.

Mô hình trường học mới (VNEN) áp dụng tại Việt Nam từ đầu năm 2013, đến nay đã nhân rộng trên toàn quốc với 2.365 trường tiểu học và hơn 1.000 trường THCS.

Theo kế hoạch, đến tháng 5/2016 đề án sẽ chấm dứt giai đoạn hỗ trợ kinh phí, tuy nhiên đến nay nhiều trường vẫn đăng ký dạy học theo mô hình này.

Theo Nguyễn Hà/Tiền Phong

Thay đổi ưu tiên khu vực, thí sinh có thiệt?

Năm 2016, Bộ GD&ĐT có một số điều chỉnh lớn trong chính sách hưởng ưu tiên khu vực. Quy định này có tác động như thế nào đến việc thực thi và đối tượng thụ hưởng?

Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) Trần Văn Nghĩa đã có trao đổi về vấn đề này.

Ông Trần Văn Nghĩa cho biết: Hiện nay, quy chế có thay đổi chính sách ưu tiên, tuy nhiên có những thay đổi đó không ảnh hưởng nhiều tới thí sinh, cụ thể: Quy định thí sinh người dân tộc có hộ khẩu thường trú tại khu vực (KV)1 trên 18 tháng được hưởng 2 điểm ưu tiên (quy định năm trước không nói đến thời gian trên 18 tháng);

Quy định về chế độ hưởng ưu tiên khi chuyển trường chỉ viết rõ ý hơn còn nội hàm không thay đổi gì.

Về quy định khu vực ưu tiên, năm nay Bộ GD&ĐT viết rõ hơn KV2 là các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương và các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Vì năm trước vẫn còn băn khoăn thị xã thuộc tỉnh là KV2 hay KV2 nông thôn.

Quy định về chế độ ưu tiên theo khu vực khi thí sinh chuyển trường chỉ điều chỉnh lại cho rõ ý hơn trước kia:

Nếu trong 3 năm học THPT có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó.

Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh.

Điểm điều chỉnh lớn nhất được đưa vào Quy chế sau khi rút kinh nghiệm công tác tuyển sinh năm 2015 là quy định việc thí sinh được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú:

"Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT) trên 18 tháng tại các xã KV3 và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nếu học trung học phổ thông tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên".

Thay đổi ưu tiên khu vực, thí sinh có thiệt? - Hình 1

Ông Trần Văn Nghĩa. Ảnh: VietNamNet.

- Với những điều chỉnh như vậy, học sinh cần lưu ý tới điểm gì khi xác định chế độ ưu tiên trong tuyển sinh?

- Khi xác định chế độ ưu tiên, thí sinh cần lưu ý: Chế độ ưu tiên khu vực về cơ bản được xác định theo xã đặt trường phổ thông nơi thí sinh theo học, không xác định theo hộ khẩu thường trú.

Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú:

- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Học sinh các trường, lớp dự bị ĐH;

- Học sinh các lớp tạo nguồn được mở theo quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc UBND cấp tỉnh;

- Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT) trên 18 tháng tại các xã khu vực 3 và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (xã đặc biệt khó khăn) nếu học trung học phổ thông tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên.

- Quân nhân, công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.

- Trong Quy chế khi quy định điều kiện được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú chỉ đề cập đến các trường đóng tại thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một xã đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, thực tế có một số tỉnh miền trung, các thành phố trực thuộc tỉnh cũng có các xã đặc biệt khó khăn, vậy học sinh học tại trường đóng tại thành phố này và có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại các xã đặc biệt khó khăn có được hưởng chế độ ưu tiên KV1 hay không?

- Đúng là trong Quy chế chỉ đề cập tới trường đóng tại các huyện, thị có ít nhất một xã đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên khi nhận được phản ánh của một số tỉnh về việc thành phố trực thuộc tỉnh vẫn có các xã đặc biệt khó khăn, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã báo cáo lãnh đạo Bộ và xin ý kiến.

Lãnh đạo Bộ đã đồng ý cho các thí sinh học tại trường đóng tại thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một xã đặc biệt khó khăn và có hộ khẩu thường trú tại xã đặc biệt khó khăn được hưởng ưu tiên KV1.

- Được biết Chính phủ và Ủy ban Dân tộc đã ban hành các quy định mới về các xã khó khăn: Một số xã không được đưa vào khu vực khó khăn, một số xã được bổ sung. Như vậy, năm nay danh sách các xã khu vực 1 (KV1) có thay đổi nhiều không thưa ông?

- Đúng là từ cuối năm 2015 và đầu năm 2016, Chính phủ và Ủy ban Dân tộc đã ban hành các văn bản mới liên quan đến các xã thuộc khu vực khó khăn giai đoạn 2016-2020, trong đó một số xã đã được đưa ra khỏi khu vực khó khăn, một số xã thuộc khu vực biện giới, hải đảo được bổ sung.

Mặc dù vậy, danh mục các xã KV1 năm nay không thay đổi nhiều. Một số xã được đưa ra khỏi khu vực khó khăn vẫn được giữ nguyên trong danh sách các xã KV1 do các em học sinh đã học ở xã KV1 hai năm còn chuyển sang khu vực khác chưa đầy 1 năm.

Một số xã khó khăn và biên giới hải đảo được hưởng ngay KV1 theo quy định mới ban hành của Chính phủ vì thực tế từ trước đến nay đó vẫn là xã hải đảo, biên giới.

Bộ GD&ĐT đã công bố danh sách các xã KV1 và xã đặc biệt khó khăn trên trang thông tin điện tử của Bộ và chuyển cho các sở GDĐT để thông báo cho học sinh.

Theo Kiều Oanh/VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ảnh nét căng ăn hỏi thủ môn Văn Toản: Dàn xe rước dâu "khủng", đàng gái nhà to nhất phố gia thế không phải vừaẢnh nét căng ăn hỏi thủ môn Văn Toản: Dàn xe rước dâu "khủng", đàng gái nhà to nhất phố gia thế không phải vừa
15:01:03 25/02/2025
Bất bình khi xem clip ghi cảnh cụ bà bị 2 phụ nữ đánh, người vào can còn bị ngăn lạiBất bình khi xem clip ghi cảnh cụ bà bị 2 phụ nữ đánh, người vào can còn bị ngăn lại
15:45:53 25/02/2025
Bị bạn gái "thử thách tình yêu" đưa đi trải nghiệm dịch vụ sinh nở giả, chàng trai bị hoại tử ruột, phải cắt bỏ một phầnBị bạn gái "thử thách tình yêu" đưa đi trải nghiệm dịch vụ sinh nở giả, chàng trai bị hoại tử ruột, phải cắt bỏ một phần
15:52:58 25/02/2025
Chuyện gì đang xảy ra với hôn nhân của sao nữ Vbiz và chồng Ấn Độ?Chuyện gì đang xảy ra với hôn nhân của sao nữ Vbiz và chồng Ấn Độ?
15:03:26 25/02/2025
Một nam nghệ sĩ cưỡng hôn Hồng Đào ngay trên sân khấu: "Tôi mê mẩn Hồng Đào"Một nam nghệ sĩ cưỡng hôn Hồng Đào ngay trên sân khấu: "Tôi mê mẩn Hồng Đào"
15:15:19 25/02/2025
3 năm yêu kín tiếng của Hoài Lâm và bạn gái hot girl trước khi chia tay3 năm yêu kín tiếng của Hoài Lâm và bạn gái hot girl trước khi chia tay
14:19:46 25/02/2025
Tiền vẫn "chảy" vào tài khoản từ thiện của TikToker Phạm ThoạiTiền vẫn "chảy" vào tài khoản từ thiện của TikToker Phạm Thoại
15:23:42 25/02/2025
Nam thần "Sợi dây chuyền định mệnh" đứng sau vụ giết người: Bạn thân tiết lộ sự thay đổi tính cách kể từ khi tu tậpNam thần "Sợi dây chuyền định mệnh" đứng sau vụ giết người: Bạn thân tiết lộ sự thay đổi tính cách kể từ khi tu tập
15:17:55 25/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Náo loạn MXH: Phạm Băng Băng bí mật kết hôn với ông trùm giàu bậc nhất Đông Nam Á để cứu vớt sự nghiệp?

Náo loạn MXH: Phạm Băng Băng bí mật kết hôn với ông trùm giàu bậc nhất Đông Nam Á để cứu vớt sự nghiệp?

Sao châu á

20:27:11 25/02/2025
Phạm Băng Băng đã kết hôn với 1 ông trùm giàu có bậc nhất ở Đông Nam Á. Người này đang là hậu thuẫn lớn cho sự nghiệp của Phạm Băng Băng.
Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh trừng phạt y tế đối với Nga

Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh trừng phạt y tế đối với Nga

Thế giới

20:11:06 25/02/2025
Bộ Thương mại Hàn Quốc nhấn mạnh rằng quyết định trên được đưa ra sau khi xem xét các lo ngại từ ngành này, xét thấy tiềm năng sử dụng các thiết bị y tế trong lĩnh vực quân sự thấp và xét tầm quan trọng nhân đạo của các thiết bị.
Ai chi trả toàn bộ chi phí điều trị chấn thương cho Nguyễn Xuân Son?

Ai chi trả toàn bộ chi phí điều trị chấn thương cho Nguyễn Xuân Son?

Sao thể thao

19:56:10 25/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son và hậu vệ Hồ Tấn Tài chấn thương nặng trong hành trình bảo vệ chức vô địch AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam.
Chào hè bằng mốt tóc ngắn siêu xinh, vừa trẻ trung vừa làm gọn gương mặt

Chào hè bằng mốt tóc ngắn siêu xinh, vừa trẻ trung vừa làm gọn gương mặt

Thời trang

19:54:29 25/02/2025
Giàu chất thơ lãng mạn, cổ điển và ưa nhìn bậc nhất trong số những kiểu tóc ngắn là tóc bob kiểu Pháp. Đây là phong cách nổi tiếng trong thế giới thời trang mà các tín đồ của Chic style, Parisian style... không thể bỏ qua.
Những vận động viên Việt Nam có thu nhập cao nhất lịch sử: Ai đang dẫn đầu?

Những vận động viên Việt Nam có thu nhập cao nhất lịch sử: Ai đang dẫn đầu?

Tin nổi bật

19:37:41 25/02/2025
Vận động viên có thu nhập cao nhất lịch sử, liệu bạn có tò mò không? Trong lịch sử thể thao Việt Nam, những vận động viên xuất sắc không chỉ mang lại niềm tự hào cho đất nước mà còn nhận được mức thu nhập cao ngất ngưỡng.
5 cây phong thủy 'ưa chịu khổ', thích sống chậu nhỏ, ghét chậu to, là cây nào?

5 cây phong thủy 'ưa chịu khổ', thích sống chậu nhỏ, ghét chậu to, là cây nào?

Trắc nghiệm

17:38:32 25/02/2025
Khi trồng cây cảnh, đặc biệt các cây phong thủy nhiều người cho rằng trồng chậu càng to càng dễ phát tTuy nhiên, có những cây lại thích chậu nhỏ, trồng chậu lớn dễ bị thối rễ, chết cây.riển.
Cộng đồng mạng gọi tên Phạm Thoại: 16 tỷ đồng chi thế nào, không phải chỉ sao kê

Cộng đồng mạng gọi tên Phạm Thoại: 16 tỷ đồng chi thế nào, không phải chỉ sao kê

Netizen

17:17:01 25/02/2025
Nhiều người cho rằng, sao kê ở đây không chỉ là việc xác nhận số tiền quyên góp đã đổ về tài khoản của Phạm Thoại là bao nhiêu, mà còn cần làm rõ số tiền đó đã được sử dụng như thế nào, vào mục đích gì.
Thanh Hóa: làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trên suối Cổ Đam

Thanh Hóa: làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trên suối Cổ Đam

Sức khỏe

17:16:02 25/02/2025
Đồng thời, chính quyền địa phương cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng cá chết để chế biến thực phẩm hoặc làm thức ăn cho gia súc, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.
Không thời gian - Tập 49: Giàng Bá Lâm đột ngột biến mất

Không thời gian - Tập 49: Giàng Bá Lâm đột ngột biến mất

Phim việt

16:08:06 25/02/2025
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 49, Giàng Bá Lâm đang rèn sắt ở chợ thì bị Trạm tới cảnh cáo. Cô ta muốn Lâm phải biến đi sau khi hoàn thành công việc nhưng Lâm không đồng ý.