Kêu gọi nỗ lực ngăn người di cư qua rừng rậm Darien Gap
Ngày 3/8, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi các nước tham gia nỗ lực ngăn chặn số lượng cao kỷ lục người di cư và người tị nạn hướng đến Mỹ qua khu vực rừng rậm nguy hiểm Darien Gap nối liền Panama và Colombia.
Người di cư tìm cách vượt qua khu vực rừng rậm Darien Gap gần Acandi, Colombia để đến Panama trong hành trình tới Mỹ ngày 26/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 7 tháng đầu năm nay, tổng cộng 248.901 người di cư đã đi qua khu đầm lầy heo hút và rừng nhiệt đới ẩm Darien Gap, vượt mức kỷ lục của cả năm 2022.
Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) khẳng định con số này cho thấy cần phải có những nỗ lực chung để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của tình trạng buộc phải di dời và di cư bất thường. Các cơ quan này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng các tuyến đường để đảm bảo người di cư có thể xin quy chế tị nạn một cách hợp pháp.
Video đang HOT
Giám đốc IOM Michele Klein Solomon cho rằng hành trình nguy hiểm xuyên rừng rậm Darien Gap không chỉ chứng tỏ sự tuyệt vọng và quyết tâm của những người mong muốn tìm cuộc sống tốt đẹp hơn mà còn nhắc nhở về tính cấp bách của việc cập nhật hệ thống di cư.
Số người di cư qua vùng đầm lầy và rừng rậm Darien Gap trong 7 tháng đầu năm 2023 cao hơn 600 người so với tổng số người di cư đã đi qua tuyến đường nguy hiểm này trong năm 2022 và gần gấp đôi tổng số người di cư bằng cách tương tự trong năm 2021. Khoảng 21% số người di cư đi qua Darien Gap trong năm 2023 (tính đến thời điểm này) là trẻ em và thanh thiếu niên, trong đó 50% là những em nhỏ dưới 5 tuổi. LHQ ước tính số người di cư tìm cách vượt vùng Darien Gap có thể lên đến 400.000 người vào cuối năm nay, tăng cao so với gần 250.000 người năm 2022.
Tuy được coi là nơi nguy hiểm nhất thế giới, nhưng rừng lầy Darien Gap – với chiều dài 265km, dọc theo biên giới Panama-Colombia – vẫn là “hành lang chính” cho người di cư đi từ Nam Mỹ đến nước Mỹ, vì đây là con đường ngắn hơn so với đường biển và chi phí cũng thấp hơn đáng kể. Trên hành trình đi qua Darien Gap, người di cư có thể đối mặt với nhiều nguy cơ từ rắn độc, thú dữ, địa hình hiểm trở, các toán cướp… Cho đến nay, chưa có con số thống kê chính xác về số người di cư bỏ mạng trong khu rừng này.
Tháng 4 vừa qua, các nước Mỹ, Colombia và Panama đã công bố thỏa thuận chung về giải quyết vấn đề người di cư. Các bên khẳng định sẽ tạo ra những con đường hợp pháp và linh hoạt mới cho hàng chục nghìn người di cư và người tị nạn như giải pháp cho vấn đề di cư bất hợp pháp. Trong số các biện pháp này, có nỗ lực đầu tư nhằm giảm đói nghèo và tạo việc làm cho các cộng đồng ở biên giới Colombia và Panama.
Số người thiệt mạng ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2022 cao nhất trong 5 năm
Ngày 13/6, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) công bố báo cáo cho thấy gần 3.800 người đã thiệt mạng trên các tuyến đường mà người di cư sử dụng ở trong và đi từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) trong năm ngoái, cao nhất kể từ năm 2017.
Người di cư từ Libya và Tunisia được Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy cứu tại khu vực ngoài khơi đảo Lampedusa, Italy, ngày 1/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo Dự án người di cư mất tích (MMP) của IOM, trong năm 2022 có 3.789 người di cư đã thiệt mạng trên các tuyến đường biển và đường bộ ở khu vực MENA, trong đó tính cả các điểm giao cắt giữa sa mạc Sahara và Địa Trung Hải.
Con số này, tăng 11% so với năm 2021 và cao nhất kể từ năm 2017 với 4.255 người di cư thiệt mạng được ghi nhận, được cho là còn cao hơn nhiều trên thực tế do ít có dữ liệu chính thức và các tổ chức quốc tế hạn chế được tiếp cận các tuyến đường của người di cư. Khu vực này chiếm hơn 50% trong tổng số 6.877 người di cư thiệt mạng trên toàn thế giới.
Theo IOM, số người thiệt mạng trên các tuyến đường bộ trong khu vực MENA trong năm ngoái là 1.028 người, trong đó chủ yếu được ghi nhận ở Yemen, đất nước chịu tổn thất nặng nề do xung đột. Ít nhất 795 người được cho chủ yếu là người Ethiopia đã thiệt mạng trên tuyến đường giữa Yemen và Saudi Arabia.
Trên các tuyến đường biển từ khu vực MENA đến châu Âu, IOM ghi nhận sự gia tăng các vụ tai nạn tàu, thuyền gây chết người từ Liban đến Hy Lạp và Italy. IOM cũng cho biết có tới 84% số người thiệt mạng trên các tuyến đường biển vẫn chưa thể xác minh danh tính.
Giám đốc IOM khu vực MENA Othman Belbeisi cho rằng "số người thiệt mạng đáng báo động trên các tuyến đường mà người di cư sử dụng ở trong và đi từ khu vực MENA đòi hỏi phải có sự quan tâm ngay lập tức và nỗ lực phối hợp để tăng cường sự an toàn và bảo vệ người di cư". Ông kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, cũng như các nguồn lực để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo và ngăn chặn thêm thiệt hại về người.
Thấy gì từ Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan? Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan do Ai Cập đăng cai tổ chức dự kiến diễn ra trong ngày 13/7. Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan sẽ đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Sudan hiện nay. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Ai Cập Abdel Fattah...