Kết thúc thi ĐH, CĐ: “Chết” vì điện thoại di động
Chiều ngày 10/7, sau khi kết thúc đợt thi thứ 2, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp báo về 2 đợt thi ĐH của kỳ thi tuyển sinh năm nay. Đồng thời, tại TP.HCM văn phòng phía Nam của Bộ cũng họp báo thông báo những kết quả sơ bộ của 2 đợt thi.
Đợt thi thứ 2 có 110 trường tổ chức thi tại 905 điểm thi với khoảng hơn 630 nghìn thí sinh, đạt tỷ lệ hơn 80%.
Thí sinh vi phạm đợt 2 cao hơn đợt 1
Trong đợt thi thứ 2, đã có 203 thí sinh vi phạm Quy chế bị xử lý kỷ luật trong đó 36 em bị khiển trách 7 em bị cảnh cáo và đình chỉ 160 em. Trong số 160 thí sinh bị đình chỉ thi có 56 em do mang điện thoại di động vào phòng thi. Có 2 cán bộ coi thi bị xử lí, trong đó 1 người bị cảnh cáo, 1 người bị đình chỉ.
Tính chung, trong cả hai đợt thi có 326 thí sinh vi phạm bị xử lý, trong đó 69 em bị khiển trách 17 em bị cảnh cáo và đình chỉ 240 em. 6 cán bộ tham gia công tác tuyển sinh bị xử lý kỷ luật, trong đó 1 cán bộ bị cảnh cáo và 5 cán bộ bị đình chỉ.
Video đang HOT
Thí sinh luôn được nhắc nhở là cấm mang điện thoại
di động vào phòng thi. Ảnh có tính chất minh họa
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, Trưởng Ban chỉ đạo thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011: Dù đã nhắc nhở rất nhiều lần nhưng vẫn có nhiều thí sinh bị đình chỉ do mang theo điện thoại di động vào phòng thi. Trong đó nhiều thí sinh dù đã tắt máy nhưng vẫn bị đình chỉ, đây là một điều rất đáng tiếc. Bộ GD&ĐT đề nghị, trong đợt thi CĐ sắp tới, các thí sinh cần chú ý nghiêm túc chấp hành Quy chế, không vi phạm kỷ luật trường thi, bản thân các gia đình cũng cần tham gia nhắc nhở và giữ điện thoại di động hộ thí sinh lúc vào trường thi.
Trong đợt thi thứ 2, số thí sinh vi phạm Quy chế cao hơn nhiều so với đợt 1 do đây là đợt có nhiều khối thi, nhiều môn tự luận nên số thí sinh mang theo tài liệu khá cao. Đặc biệt, tại Hội đồng thi Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội một thí sinh đã lắp thêm “chíp” điện tử vào máy tính tại buổi thi môn Toán khối D. Bên ngoài vẫn là máy tính của thí sinh vẫn trong danh mục cho phép nhưng bên trong lại có khả năng tích hợp nhiều công thức toán. Sau khi bị giám thị phát hiện, thí sinh này đã được giao cho Đội An ninh Giáo dục (PA83 – Công an Hà Nội) xử lý, điều tra.
Thêm thời gian xét tuyển nguyện vọng
Về đề thi năm nay, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Bộ đã quán triệt chủ trương ra đề thi theo hướng mang tính phân loại cao, không quá phức tạp, đánh đố thí sinh. Điều này giúp phân loại thí sinh rõ ràng hơn, phổ điểm hợp lý hơn, không có quá nhiều điểm tuyệt đối để đánh giá chính xác năng lực của thí sinh, giúp các trường lựa chọn đầu vào tốt hơn. Sau khi kết thúc cả 2 đợt thi, chưa phát hiện sai sót nào ở đề thi. Sau khi chấm thi, hội đồng điểm sàn sẽ họp để quyết định mức điểm sàn hợp lý.
Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cũng cho biết: Năm nay, các thí sinh được phép rút hồ sơ nguyện vọng 2 để nộp vào trường khác. Đây là quy định mới để giúp các thí sinh đạt điểm tốt có thêm cơ hội học tập và các trường cũng nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào. Thông tin cụ thể về nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 của các trường sẽ được công bố công khai trên trang web của từng trường. Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng năm nay cũng kéo dài thêm 5 ngày so với mọi năm, thí sinh ở xa, thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt có thể ủy quyền cho người khác tới rút hồ sơ để thuận tiện hơn cho thí sinh.
Theo thông báo của Bộ GD&ĐT, các trường sẽ phải hoàn tất công tác chấm thi và công bố điểm thi cho thí sinh trước ngày 5/8. Sau khi Hội đồng điểm sàn họp sẽ công bố điểm sàn trước ngày 10/8.
Theo TT&VH
Bộ GD&ĐT lý giải về việc loạn giá đề thi
Trước một thực tế là các trường ĐH phải mua lại đề thi với nhiều mức giá khác nhau tại các cơ sở được phép in sao đề, bộ GD&ĐT đã có trả lời chính thức về việc này.
Đề thi mỗi trường mua 1 giá
Theo khảo sát của PV VTC News, trong 2 đợt của kỳ thi ĐH vừa qua, các trường ĐH đã phải mua đề thi với những mức giá khác nhau từ 14-19 nghìn/bộ đề. Vì vậy, cùng với sự trượt giá, năm nay các trường đã phải bỏ thêm từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng để phục vụ công tác mua đề thi.
PGS.TS Phan Trọng Phức, hiệu trưởng trường ĐH Đại Nam thông báo: "Năm nay, nhà trường phải dành hơn 14.000 đồng để mua một bộ đề trong khi năm 2010 chỉ là 11 -12.000đ/bộ đề".
Cũng phải mua đề với giá cao hơn nhiều năm trước, GS.TS Hoàng Văn Châu - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội cho biết, riêng đề thi khối A trường Ngoại thương phải trả 15.500đ/đề thi, khối D là 11.500đ/đề thi.
Ông Lê Văn Thanh, Viện trưởng Viện Đại học mở Hà Nội cho rằng riêng tiền bù lỗ cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 nhà trường khoảng 1,5 tỷ đồng. Trong đó phí thuê lực lượng cho việc áp tải đề và làm đúng theo quy chuẩn bảo mật khá tốn kém như tiền thuê xe, tiền thuê công an áp tải, tiền cho cán bộ phục vụ của trường... cũng là một trong nguyên nhân khiến cho các trường lỗ càng lớn.
"Năm nay, tiền đề được đẩy lên 15-20%. Viện Đại học Mở lấy đề từ nhiều trường, vì Đại học Mở thi đa khối, đa ngành, tổng tiền mua đề hết khoảng 300 triệu đồng". Ông Thanh cho biết thêm.
Trong khi đó, trường ĐH Giao thông vận tải cũng phải mua đề thi khối A với giá 18.000đ/bộ đề. Trường ĐH Mỏ địa chất thậm chí lại phải chi 19.0000đ/bộ đề khối A.
Lý giải điều này, nhiều lãnh đạo cho rằng đề này chính là do Bộ GD&ĐT đã giao quyền tự quyết về giá dịch vụ cho các trường được phép in sao đề.
Lý giải của Bộ GD&ĐT
Trả lời những băn khoăn, thắc mắc của PV xung quanh vấn đề này, ông Ngô Kim Khô, Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH giải thích: "Có những cơ sở in sao chỉ in sao môn tự luận và những môn này đề chỉ có 1 trang, nhưng cũng có những cơ sở in sao môn trắc nghiệm có tới 5-7 trang giấy thì giá in sao phải khác nhau"
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho biết thêm: "Giá in sao đề cũng phụ thuộc vào số lượng in sao. Ví dụ như một cơ sở nhận in sao cho 20 trường, số lượng đề in khác nhau dẫn đến giá cả khác nhau. Nhưng cũng có những cơ sở in sao phải đi thuê địa điểm vì không đảm bảo quá trình bảo mật thì phải bù vào nhiều khoản, như vậy giá đề cũng khác nhau".
Ông Lê Văn Thanh, Viện trưởng ĐH Mở cũng đề xuất, Bộ GD&ĐT nên ưu tiên việc in sao cho những trường có lượng thí sinh dự thi đông, tránh trường lượng thí sinh ít vẫn được in sao rồi bán lại cho trường đông thí sinh dự thi để kiếm lời.
Được biết, cả nước có 25 cơ sở in sao, đủ điều kiện về cơ sở vật chất để in đề liên tục trong nhiều năm. Danh sách các cơ sở này được bảo vệ và không tiết lộ.
Theo VTC
Cho PV "leo cây" vì không chấp nhận thẻ báo chí Bộ GDĐT Trong kỳ thi ĐH, CĐ năm 2011, đã xảy ra nhiều trường hợp cản trở phóng viên tác nghiệp từ phía các hội đồng tuyển sinh và từ phía các bảo vệ tại một số trường. Có thẻ báo chí vẫn không được vào Chiều 9/7, phóng viên một số báo như Báo Đất Việt, Báo điện tử Đảng Cộng Sản, Báo điện...