Kết quả kiểm tra chuyên môn nhiều trường trung học phổ thông ở Thanh Hóa
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo về kết quả kiểm tra chuyên môn các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Kết quả kiểm tra cho thấy, bên cạnh một số ưu điểm như: các nhà trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung chương trình năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá quy định;
Hồ sơ quản lý nhà trường, hồ sơ các tổ chuyên môn và giáo viên đầy đủ về số lượng, chủng loại theo quy định, đảm bảo được yêu cầu về kiến thức chuyên môn…
Các nhà trường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vẫn còn mắc phải nhiều hạn chế, khuyết điểm.
Cụ thể là, đối với việc triển khai thực hiện hoạt động chuyên môn, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa chỉ rõ, chất lượng giáo dục của một sổ nhà trường chưa xứng tầm với quy mô, tiềm năng, truyền thống của nhà trường như: Trung học phổ thông Đào Duy Từ điểm tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông xếp thứ 2 toàn tỉnh khối Trung học phổ thông công lập, nhưng kết quả giáo dục hàng năm vẫn còn thấp so với các trường Trung học phổ thông khác.
Điển hình là năm học 2018-2019, thi học sinh giỏi tỉnh nhà trường chỉ xếp thứ 45/110; Có 01/107 học sinh đạt số điểm từ 27 trở lên tổng 3 môn thi xét tuyển vào Đại học.
Nội dung sinh hoạt của các tổ chuyên môn còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi sâu vào chuyên môn, các chuyên đề mới về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá;
Việc ghi chép biên bản các cuộc họp còn sơ sài, thiếu nội dung cụ thể, chưa có xác nhận của chủ tọa buổi họp (Trung học phổ thông Đào Duy Từ, DTNT tỉnh);
Quyết định bổ nhiệm các chức danh còn dùng chung cho nhiều người, nhiều chức danh (Trung học phổ thông Đào Duy Từ, DTNT tỉnh, Lý Thường Kiệt);
Công tác thao giảng dự giờ vẫn còn ít, việc đánh giá xếp loại các tiết thao giảng vẫn mang tính hình thức, chung chung.
Video đang HOT
Trường Trung học phổ thông Đào Duy Từ, Thành phố Thanh Hóa.
Hồ sơ cá nhân, giáo án lên lớp của một số giáo viên ở các trường được kiểm tra, chưa có sự thống nhất về cột mục, chưa thực sự được đầu tư; sổ điểm, sổ đầu bài các lớp chưa cập nhật kịp thời số ngày nghỉ của học sinh, các con điểm kiểm tra, việc nhận xét, xếp loại giờ dạy trong sổ đầu bài chưa có sự thống nhất, điểm kiểm tra miệng của học sinh chưa cập nhật vào sổ điểm;
Công tác quản lý sổ điểm điện tử chưa xây dựng quy chế, kế hoạch sừ dụng cụ thể, dẫn đến công tác quản lý, sử dụng còn gặp nhiều khó khăn, chế độ in ấn và lưu trữ cuối học kỳ của một số nhà trường vẫn chưa hoàn thiện.
Công tác tổ chức tập huấn tại nhà trường các chuyên đề do Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, tiến độ thực hiện vẫn còn chậm, một số chuyên đề tập huấn trên mạng hiệu quả mang lại còn thấp (Trung học phổ thông Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt…).
Việc giao chỉ tiêu chất lượng giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo được các nhà trường triển khai nhưng chưa giao cụ thể cho giáo viên bộ môn, chưa có giải pháp hữu hiệu, để có thể đạt chỉ tiêu đề ra.
Việc triển khai dạy nghề phổ thông của một số nhà trường như: Trung học phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, Trung học phổ thông Trường Thi chưa đảm bảo thời lượng theo quy định;
Việc triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025″ ở các nhà trường vẫn còn chậm và chưa hiệu quả.
Về công tác quản lý tài chính ngoài ngân sách, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thực hiện vận động tài trợ, xây dựng quỹ khuyến học quá trình triển khai chưa chi tiết, cụ thể;Các nhà trường đã triển khai một số chương trình như: triển khai sử dụng Bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12 trong giảng dạy, lồng ghép lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá vào nhà trường… Tuy nhiên kế hoạch triển khai chưa cụ thể.
Một số chứng từ thu chưa có danh sách học sinh nộp tiền mà mới có ký nộp đại diện (tiền dạy thêm học thêm, gửi xe, …).
Việc bảo quản và sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, thư viện ở các nhà trường còn nhiều bất cập.
Trường Trung học phổ thông Tô Hiến Thành, Thành phố Thanh Hóa.
Công tác triển khai phát động phong trào cán bộ giáo viên tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho quá trình dạy học còn hạn chế.
Cơ sở vật chất của một số nhà trường đã xuống cấp, hư hỏng nhiều như máy tính phòng tin học (Trung học phổ thông Đào Duy Từ, Trung học phổ thông Tô Hiến Thành).
Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại, tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020;
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên;
Các trường Trung học phổ thông giao chỉ tiêu chất lượng các môn văn hóa đến các tổ bộ môn, đến từng giáo viên, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các giờ dạy chính khóa;
Ban Giám hiệu các nhà trường cần quyết liệt hơn trong công tác chi đạo, chủ động trong điều hành;
Triển khai ngay các hoạt động dạy học phân loại đối tượng, tinh giản kiến thức, tập trung vào những đơn vị kiến thức quan trọng, cần thiết theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng giảm tải do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
Hướng dẫn thực hiện nghiêm túc dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 11 theo chỉ đạo, tiếp tục triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 -2025″ theo kế hoạch đã đề ra;
Thực hiện công khai các khoản thu, chi ngoài ngân sách theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện tốt công tác xã hội hóa theo đúng quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cũng đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác quản lý nhà nước, hỗ trợ cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung các trang thiết bị dạy học còn thiếu hoặc đã hư hỏng cho các đơn vị nhà trường;
Tăng cường chỉ đạo công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn trường học trên địa bàn thành phố.
Bình An
TP.HCM khảo sát trực tuyến năng lực ngoại ngữ của học sinh lớp 9 và 11
Ngày 17/4, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có thông báo gửi các cơ sở GD về việc triển khai khảo sát trực tuyến năng lực ngoại ngữ của học sinh lớp 9 và 11 trên địa bàn.
Ảnh minh hoạ
Theo đó, mục đích nhằm khảo sát năng lực ngoại ngữ của học sinh lớp 9 và lớp 11 theo chuẩn đầu ra đề án ngoại ngữ 2020 và đề án 2080. Đánh giá công tác thực hiện đề án "Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP.HCM giai đoạn 2011 - 2020"; Tiếp tục thực hiện đề án 2080/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2018-2025.
Đối tượng khảo sát: 100% học sinh lớp 9, lớp 11 tại các trường THCS, THPT công lập và ngoài công lập của thành phố.
Về nội dung là môn tiếng Anh (theo dạng bài chuẩn của Cambridge Assessement English). Với hình thức, mỗi học sinh làm 1 bài trắc nghiệm khách quan (trong đó bao gồm các kỹ năng nghe, đọc và viết) thời lượng là 90 phút;
Học sinh thực hiện bài khảo sát trực tuyến trên máy tính hoặc smartphone, thực hiện tại nhà bắt đầu từ 7giờ đến 21 giờ. Địa chỉ trang khảo sát: http://khaosatngoaingu.hcm.edu.vn
Về thời gian khảo sát, học sinh lớp 9: từ 27/4 đến 6/5/2020 theo khung giờ chia cho các quận, huyện;
Học sinh lớp 11 khảo sát từ 20/4 đến 26/4/2020 theo khung giờ thống nhất chia ca theo cụm chuyên môn.
Thảo Nguyên
Hà Nội: Đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THPT hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II, năm học 2019-2020. Để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã, các trường THCS,...