Kết quả đợt 4 cuộc thi “Premier Skills- Kỹ năng ngoại hạng”
Sáng 11-12, Hội đồng Anh TPHCM và Báo Người Lao Động đã tổ chức buổi phỏng vấn trực tiếp với 11 thí sinh có bài thi đạt điểm cao nhất (đợt 4) của cuộc thi “Premier Skills – Kỹ năng ngoại hạng” tại tòa soạn Báo Người Lao Động để tìm ra 5 gương mặt xuất sắc nhất giành giải thưởng trong kỳ thi lần này.
5 thí sinh xuất sắc đoạt giải kỳ thi thứ 4 chụp hình lưu niệm cùng thầy giáo
Sau 2 giờ phỏng vấn, Hội đồng Anh đã chọn ra được 5 thi sinh xuất sắc nhất đoạt giải ở kỳ thi thứ 4 lần này, đó là các em:
- Trần Viết Hà, sinh ngày 28/9/1996
- Vũ Đình Việt Quân, sinh ngày 18/1/1996
Video đang HOT
- Nguyễn Thị Ngọc Hà, sinh ngày 22/6/1996
- Vũ Hoàng Bảo Trân, sinh ngày 26/9/1996
- Nguyễn Diệu Khánh Huyền, sinh ngày 23/6/1996
Phần thưởng cho người đoạt giải là một kim từ điển ECEV 2666.
Ngoài ra, 19 thí sinh đoạt giải ở 4 vòng thi vừa rồi sẽ có cơ hội tranh tài với nhau tại vòng thi PS English Champion dự kiến diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 1-2012. Chi tiết ngày thi cụ thể Ban Tổ chức sẽ thông báo trong thời gian sắp tới.
Theo NLĐ
Ít "mặn" với cải tiến tuyển sinh
Khi việc mở rộng khối thi được quyết định, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường thông báo công khai ngành đào tạo, khối thi, chỉ tiêu
Năm 2012 đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác tuyển sinh ĐH, CĐ. Không chỉ bổ sung một số khối thi để đáp ứng tốt hơn năng lực kiểm tra đầu vào của các ngành đào tạo, các trường ĐH trọng điểm cũng có thể đề xuất phương án tuyển sinh riêng.
Thêm khối thi để hút thí sinh giỏi?
Kết thúc kỳ tuyển sinh ĐH 2011, nhiều trường cho rằng việc chỉ có 4 khối thi A, B, C, D không còn phù hợp, nhất là với những ngành mới mở, ngành khó tuyển và đặc biệt là các ngành năng khiếu. Khối ngành kinh tế vẫn tuyển sinh khối A với 3 môn toán, lý, hóa trong khi thực tế, chuyên gia tuyển sinh nhiều trường đào tạo kinh tế cho rằng môn hóa nên được thay bằng môn ngoại ngữ sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiểm tra năng lực đầu vào của ngành đào tạo.
Ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông, cho biết hoàn toàn ủng hộ chủ trương mở rộng khối thi. Thực tế từ năm 2011, trường này đã chủ động mở rộng thêm khối D1 cho 2 ngành kinh tế và công nghệ thông tin thay vì chỉ tuyển khối A. Ông Lập cho rằng càng nhiều khối thi, càng nhiều thí sinh đăng ký, càng dễ chọn thí sinh giỏi.
Lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho biết dự kiến đưa ra khối thi mới là toán, lý, ngoại ngữ cho ngành công nghệ thông tin. Bộ Thông tin - Truyền thông cũng đã đề nghị với Bộ GD-ĐT cho phép ngành công nghệ thông tin thi 3 môn toán, lý, ngoại ngữ.
Không để tái diễn luyện thi
Năm 2012, các trường ĐH trọng điểm, các trường ĐH thuộc khối năng khiếu, nghệ thuật có thể chủ động đề xuất phương án tuyển sinh với yêu cầu chung là không để tái diễn luyện thi, tổ chức tuyển sinh nghiêm túc và có cơ chế để tập thể nhà trường, xã hội kiểm tra, giám sát.
Tuy nhiên, khi được hỏi, các trường lại tỏ ra không hào hứng với việc cải tiến tuyển sinh ngay trong năm tới. GS Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết trường đã xây dựng phương án tuyển sinh mới nhằm đáp ứng đặc thù tuyển sinh của các trường thành viên nhưng chưa triển khai vì sợ thiệt thòi cho thí sinh. Nếu phương án cải tiến tuyển sinh không được tiến hành đồng bộ ở các trường thì kết quả dự thi vào ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ không được các trường khác công nhận, thí sinh vì thế sẽ không muốn dự thi vào trường.
Lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng không hào hứng lắm với việc đổi mới tuyển sinh và cho biết sẽ giữ nguyên phương án tuyển sinh như năm 2011. PGS Lê Trọng Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ - Địa chất, cho rằng việc tổ chức thi như hiện nay là tương đối chặt chẽ và bộ chỉ cần thay đổi cấu trúc đề thi là ổn. Năm 2012, Trường ĐH Mỏ - Địa chất không thay đổi môn thi, phương án tuyển sinh vẫn như năm ngoái.
Vẫn xin đào tạo trung cấp Theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, từ năm 2012, các trường ĐH, học viện sẽ không còn được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Quy định này bị lãnh đạo nhiều trường phản ứng, đặc biệt là những trường được nâng cấp từ trường trung cấp, CĐ. Ông Bùi Đức Hiền, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Điện lực, cho biết trường sẽ xin phép tiếp tục đào tạo hệ trung cấp. Lý do là trường có truyền thống đào tạo hệ này từ nhiều năm qua. Thêm vào đó, nhiệm vụ của trường là đào tạo công nhân trong hệ thống điện quốc gia cho ngành điện lực nên có đầy đủ cơ sở vật chất thiết bị mà các trường trung cấp không có. Ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải (nâng cấp từ CĐ Giao thông Vận tải, trước đó là trường trung cấp), cho rằng nếu không được đào tạo trung cấp nữa thì rất phí vì trường hiện đang đào tạo cả 3 hệ ĐH, CĐ và trung cấp. Trường cũng sẽ có văn bản báo cáo bộ xin phép được tiếp tục đào tạo hệ này. Lãnh đạo nhiều trường cũng lo khi bỏ hệ trung cấp sẽ gây khó khăn cho nhiều trường có cơ sở 2 vốn được thành lập trên cơ sở sáp nhập một trường trung cấp hoặc CĐ. Thực tế sau khi sáp nhập, các cơ sở này vẫn tiếp tục đào tạo trung cấp bên cạnh hệ ĐH, nếu bỏ hệ đào tạo này thì số phận các học viên trung cấp đang học tại đây sẽ ra sao
Theo NLĐ
Hoài bão lớn của cậu sinh viên tí hon Thật khó để tin "cậu bé" nặng vẻn vẹn 26kg, cao chưa đầy 1,3m ngồi trước mặt tôi lại là một sinh viên đã tròn hai mươi tuổi. Một chứng bệnh hiếm gặp tại tuyến yên đã khiến Ngô Trí Hạnh không thể có được vóc dáng bình thường. Cậu dễ gây ấn tượng với người đối diện nhờ đôi mắt sáng đầy...